Từ Điển - Từ Nọ Có ý Nghĩa Gì - Chữ Nôm

Chữ Nôm Toggle navigation
  • Chữ Nôm
  • Nghiên cứu Hán Nôm
  • Công cụ Hán Nôm
    • Tra cứu Hán Nôm
    • Từ điển Hán Nôm
  • Di sản Hán Nôm
    • Thư viện số Hán Nôm
    • Đại Việt sử ký toàn thư
    • Truyện Kiều
    • Niên biểu lịch sử Việt Nam
    • Danh sách Trạng Nguyên Việt Nam
  • Từ Điển
  • Lịch Vạn Sự

Từ Điển

Tra cứu Từ điển Tiếng Việt - từ: nọ

nọ chđ. Tiếng chỉ người, vật, nơi chốn hay ngày-giờ cách xa, cách lâu: Bên nọ, bữa nọ, chỗ nọ, thằng nọ; Phấn giồi mặt nọ tốt tươi, Thuyền em chở được mấy mươi anh-hùng? Đạo cang-thường chẳng phải như cá tôm, Đang mua mớ nọ lại chồm mớ kia (CD).
nọ trt. X. Nõ: Nọ cần.
Nguồn tham khảo: Từ điển - Lê Văn Đức
nọ - t. 1. Từ đặt sau danh từ để chỉ người hay vật ở phía kia, đằng kia, trước kia, hay thời gian trước kia, đối với này: Cái này, cái nọ; Hôm nọ. 2.Từ thay cho người hay vật đã nói ở trước hoặc ở sau và có nghĩa là đấy: Nọ quyển sách đây lọ mực, kia là cái thước, bề bộn quá.
Nguồn tham khảo: Từ điển mở - Hồ Ngọc Đức
nọ dt. Từ chỉ cái không xác định, thường là ở xa hoặc ở trong quá khứ: một làng nọ o một ngày nọ.
Nguồn tham khảo: Đại Từ điển Tiếng Việt
nọ tt ở phía kia; trước kia: Cái này, cái nọ; Đường kia, nỗi nọ như chia mối sầu (cd); Phải người hôm nọ, rõ ràng chẳng nhe (K).
nọ trgt (đph) Biến âm của Nỏ3: Anh về em nọ dám đưa, hai hàng châu lệ như mưa tháng Mười (cd).
Nguồn tham khảo: Từ điển - Nguyễn Lân
nọ đdt. Tiếng để chỉ người hay vật ở xa mình, cách bây giờ: Người nọ. Ngày nọ. Khe kia suối nọ, ngổn-ngang mấy trùng (Nh.đ.Mai) // Ngày nọ. Kẻ nọ người kia.
Nguồn tham khảo: Từ điển - Thanh Nghị
nọ .- t. 1. Từ đặt sau danh từ để chỉ người hay vật ở phía kia, đằng kia, trước kia, hay thời gian trước kia, đối với này: Cái này, cái nọ; Hôm nọ. 2.Từ thay cho người hay vật đã nói ở trước hoặc ở sau và có nghĩa là đấy: Nọ quyển sách đây lọ mực, kia là cái thước, bề bộn quá.
Nguồn tham khảo: Từ điển - Việt Tân
nọ Tiếng chỉ người hay vật, đối với này: Kẻ này, người nọ. Cái này, cái nọ. Văn-liệu: Bướm ong lại đặt những lời nọ kia (K). Hoa xuân nọ còn phong nộn-nhị (C-o). Khe kia, suối nọ ngổn-ngang mấy trùng (Nh-đ-m). Phải người hôm nọ rõ-ràng chẳng nhe (K).
nọ Không: Nọ nghe, nọ biết.
Nguồn tham chiếu: Từ điển - Khai Trí

* Từ tham khảo:

nọ là

noãn

noãn bào

noãn cầu

noãn dục

* Tham khảo ngữ cảnh

Nhà mày đã nuốt quen phải không ? Lần nào cũng thế , đi chợ về , Trác chưa kịp đặt chiếc rổ trong xó bếp , mợ đã hậm hực từ trên nhà đi xuống rồi lục , bới tung cả rổ thức ăn , chê hết cái nọ đến cái kia.
Trác chạy vội ra ngoài sân ; vì đau quá nàng không thể chịu được , kêu to : Cô tôi đánh chết tôi !... Mấy ngày tôi đẻ , cô đi lễ hết nơi này nơi nọ ! Rồi bây giờ về nhà , cô lại tìm cách hành hạ tôi... Mợ đứng trên hè , hai tay tỳ hai cạnh sườn , vẻ mặt vênh váo : Tao đi lễ thì có việc gì đến mày... Có dễ tao phải xin phép mày hay sao ! Mấy người hàng xóm đã kéo sang xem đông ở cổng , mợ phán thừa dịp đó , nói với họ : Các ông các bà xem , cái con Trác nó có gian ác không.
Cô ấy tiếng thế nhưng cũng còn non người trẻ dạ , đã biết gì ! Ai lại cầu cái không hay cho người trong nhà bao giờ ! Mợ phán được dịp hớn hở , ngọt ngào : Vâng , ai mà chả vậy , cụ thử nghĩ xem... Thế mà nó dám bịa hẳn ra chuyện bảo rằng tôi đã đi cầu nguyện cho mẹ con nó đến phải bệnh nọ tật kia , rồi ốm dần ốm mòn mà chết ! Cụ xem như thế thì nó có điêu ngoa không.
Mợ phán lại phân bua : Đấy , các ông các bà xem , nó vẫn ngỗ ngược , lăng loàn !... Mợ sừng sộ vừa chạy lại gần Trác vừa hung hăng nói : Mày tưởng tao không cai quản được mày ư ? Rồi mợ chẳng nể nang , tát Trác mấy cái liền... Ngày nọ qua ngày kia , hết chuyện ấy sang chuyện khác , mợ phán tìm đủ cách để hành hạ như thế... Đứa con nàng đẻ được ít lâu thì bị ốm.
Con bướm cứ từ cành nọ sang cành kia rồi bay mất.

* Từ đang tra cứu (Ý nghĩa của từ, giải nghĩa từ): nọ

* Xem thêm: Từ điển Giúp đọc Nôm và Hán Việt

Bài quan tâm
  • Vài nét về chữ Nôm, nguồn gốc và sự phát triển

  • Truyện Kiều: Ngẫm hay muôn sự tại Trời, Trời kia đã bắt làm người có thân

  • Khái lược Về Văn học Chữ Nôm Ở Việt Nam

  • Cấu tạo và nguồn gốc của chữ Nôm – chữ của dân tộc Việt Nam

  • Sấm Trạng Trình ký bản chữ Nôm

Từ khóa » Cái Này Cái Nọ Là Gì