Từ Điển - Từ Tuồng Có ý Nghĩa Gì - Chữ Nôm

Chữ Nôm Toggle navigation
  • Chữ Nôm
  • Nghiên cứu Hán Nôm
  • Công cụ Hán Nôm
    • Tra cứu Hán Nôm
    • Từ điển Hán Nôm
  • Di sản Hán Nôm
    • Thư viện số Hán Nôm
    • Đại Việt sử ký toàn thư
    • Truyện Kiều
    • Niên biểu lịch sử Việt Nam
    • Danh sách Trạng Nguyên Việt Nam
  • Từ Điển
  • Lịch Vạn Sự

Từ Điển

Tra cứu Từ điển Tiếng Việt - từ: tuồng

tuồng dt. Lối hát có cốt chuyện, có mạch-lạc từ đầu tới cuối: Diễn tuồng, hát tuồng, phường-tuồng, ra tuồng, tấn tuồng, vở tuồng; tuồng San-hậu; Có tích mới dịch ra tuồng. // Bộ-tịch, dáng-dấp, cách-thế: Coi tuồng, làm như tuồng ăn-cắp; Cau không buồng ra tuồng cau đực, Trai không vợ cực lắm anh ôi . // Bọn, phường, hạng người (tiếng mạt-sát): Tuồng phi-nghĩa, ở bất-nhân (K).
Nguồn tham khảo: Từ điển - Lê Văn Đức
tuồng - d. 1. Nghệ thuật sân khấu cổ, nội dung là những chuyện trung, hiếu, tiết, nghĩa, hình thức là những điệu múa và những điệu hát có tính chất cách điệu hóa đến cực điểm. 2. Bộ tịch, trò trống: Làm như tuồng con nít; Chẳng ra tuồng gì. 3. Bọn người thiếu đạo đức: Tuồng vô nghĩa ở bất nhân (K).
Nguồn tham khảo: Từ điển mở - Hồ Ngọc Đức
tuồng dt. Kịch hát dân tộc cổ truyền, có tính chất tượng trưng, ước lệ, lời viết theo cách thể loại văn vần cổ, thường về đề tài lịch sử: đi xem tuồng o diễn viên tuồng.
Nguồn tham khảo: Đại Từ điển Tiếng Việt
tuồng dt 1. Nghệ thuật sân khấu cổ, vừa hát vừa làm điệu bộ: Mấy năm nay, ít người thích nghe hát tuồng cổ (NgCgHoan) 2. Bọn người xấu: Ráo mép chỉ quen tuồng nói dối (LQĐôn); Tuồng vô nghĩa ở bất nhân (K).
Nguồn tham khảo: Từ điển - Nguyễn Lân
tuồng dt. Bản kịch, chuyện diễn ra có thứ lớp. Ngr. 1. Tuồng chớp bóng; Tuồng Tây, tuồng Tàu. || Tuồng Mỹ. 2. Vẻ, bộ-tịch, lối: Tuồng gì hoa thải hương thừa (Ng.Du).
Nguồn tham khảo: Từ điển - Thanh Nghị
tuồng .- d. 1. Nghệ thuật sân khấu cổ, nội dung là những chuyện trung, hiếu, tiết, nghĩa, hình thức là những điệu múa và những điệu hát có tính chất cách điệu hoá đến cực điểm. 2. Bộ tịch, trò trống: Làm như tuồng con nít; Chẳng ra tuồng gì. 3. Bọn người thiếu đạo đức: Tuồng vô nghĩa ở bất nhân (K) .
Nguồn tham khảo: Từ điển - Việt Tân
tuồng Lối hát diễn theo tích cổ, có lối-lăng bộ-tịch bắt-chước hệt như thực: Hát tuồng. Phường tuồng. Nghĩa rộng: bộ-tịch lối-lăng: Làm như tuồng con trẻ. Tuồng gì hoa thải hương thừa (K). Văn-liệu: Tuồng chi là giống hôi tanh (K). Tuồng phi-nghĩa ở bất-nhân (K). Tuồng gì những giống bơ-thờ quen thân (K).
Nguồn tham chiếu: Từ điển - Khai Trí

* Từ tham khảo:

tuồng luông

tuồng mặt

tuồng như

tuốt

tuốt

* Tham khảo ngữ cảnh

Chàng chú ý đến là vì tâm trí đương bị cái tên Lan đẹp đẽ ám ảnh... Chàng ngây ngất người ngẫm nghĩ : " Ngọc Lan ! Có lẽ thế chăng ? Âu yếm mà kín đáo lắm ! Chàng thấy lòng phấn khởi , mạnh bạo , và chàng chép miệng nói một mình : Chà , thì ta cứ thử liều một chuyến xem nào ! Không vào hang hổ sao bắt được hổ con ? Câu nói có vẻ " tuồng " khiến chàng cũng phải phì cười.
Lương cho rằng nàng cười vì cái chào tuồng của mình , kỳ thực nàng chỉ cười câu nói dối của nàng , nói dối do lòng thương cũng có , nói dối để nói dối cũng có.
Cả nhà đã đi ngủ , và anh Chi với anh Hoạt đi xem tuồng vắng.
Bình Định tỉnh , em còn ươn yếu Quảng Nghĩa thành , anh mắc bán buôn Đường đây xuống biển lên nguồn Nhớ lời em dặn , chớ luồng tuồng bỏ em.
Bởi vì cha mẹ không thương Cố lòng ép uổng lấy tuồng vũ phu Tham vàng gả kẻ giàu ngu Cho nên em lỡ đường tu thế này ! Bởi vì chàng cho nên thiếp quá Không có chàng thiếp đã có nơi Khi tê ai mượn chàng quyến luyến mà nay lại thôi Dùng dằng khó dứt , phận lỡ duyên ôi ai đền ? Bởi vì chàng nên chi thiếp phải chịu đòn oan Thân phụ già đánh mắng , thế gian người ta chê cười ! Bởi vì Nam vận ta suy Cho nên vua phải đi ra sơn phòng Cụ Đề cụ Chưởng làm cũng không xong Tán tương , Tán lí cũng một lòng theo Tây.

* Từ đang tra cứu (Ý nghĩa của từ, giải nghĩa từ): tuồng

* Xem thêm: Từ điển Giúp đọc Nôm và Hán Việt

Bài quan tâm
  • Vài nét về chữ Nôm, nguồn gốc và sự phát triển

  • Truyện Kiều: Ngẫm hay muôn sự tại Trời, Trời kia đã bắt làm người có thân

  • Khái lược Về Văn học Chữ Nôm Ở Việt Nam

  • Cấu tạo và nguồn gốc của chữ Nôm – chữ của dân tộc Việt Nam

  • Sấm Trạng Trình ký bản chữ Nôm

Từ khóa » Giải Nghĩa Từ Tuồng