Từ Điển - Từ Vâng Có ý Nghĩa Gì - Chữ Nôm

Chữ Nôm Toggle navigation
  • Chữ Nôm
  • Nghiên cứu Hán Nôm
  • Công cụ Hán Nôm
    • Tra cứu Hán Nôm
    • Từ điển Hán Nôm
  • Di sản Hán Nôm
    • Thư viện số Hán Nôm
    • Đại Việt sử ký toàn thư
    • Truyện Kiều
    • Niên biểu lịch sử Việt Nam
    • Danh sách Trạng Nguyên Việt Nam
  • Từ Điển
  • Lịch Vạn Sự

Từ Điển

Tra cứu Từ điển Tiếng Việt - từ: vâng

vâng đt. C/g. Vưng, tuân theo, nghe lời, chịu lệnh sai-khiến: Thương sao cho vẹn thì thương, Tính sao cho vẹn mọi đường thì vâng (K). // trt. Dạ, tiếng tỏ ý thuận, nhận lời: Gọi dạ, bảo vâng.
Nguồn tham khảo: Từ điển - Lê Văn Đức
vâng - đgt Tuân theo: Vâng lời khuyên giải thấp cao (K); Vâng lệnh cấp trên.- th Từ dùng để trả lời một cách lễ độ, tỏ ý ưng thuận hay nhận là đúng: Mai con phải dậy sớm để đi học nhé. - ; Cháu có hiểu làm thế là sai không?- Vâng, cháu cũng hiểu thế.
Nguồn tham khảo: Từ điển mở - Hồ Ngọc Đức
vâng đgt. l. Tuân theo: vâng lệnh o vâng lời o vâng trình hội chủ xem thường (Truyện Kiều). 2. Tiếng thưa của người dưới đáp lại người trên tỏ ý thuận nhận: gọi dạ bảo vâng.
Nguồn tham khảo: Đại Từ điển Tiếng Việt
vâng đgt Tuân theo: Vâng lời khuyên giải thấp cao (K); Vâng lệnh cấp trên.th Từ dùng để trả lời một cách lễ độ, tỏ ý ưng thuận hay nhận là đúng: Mai con phải dậy sớm để đi học nhé. - Vâng; Cháu có hiểu làm thế là sai không?- Vâng, cháu cũng hiểu thế.
Nguồn tham khảo: Từ điển - Nguyễn Lân
vâng 1. dt. Tuân theo: Vâng lời. || Vâng lời: cng. 2. tiếng nói ra để tỏ ý ưng thuận.
Nguồn tham khảo: Từ điển - Thanh Nghị
vâng .- 1. đg. Tuân theo: Vâng lời; Vâng lệnh. 2. ph. Từ dùng để trả lời một cách lễ độ, tỏ ý ưng thuận hay nhận là đúng.
Nguồn tham khảo: Từ điển - Việt Tân
vâng 1. Tuân theo: Vâng lệnh, vâng lời. Văn-liệu: Lời vàng vâng lĩnh ý cao (K). Phận hèn vâng đã cam bề tiểu-tinh (K). Nể lòng người cũ vâng lời một phen (K). Vâng ra thì sợ, chối sao cho đành (H-Tr). 2. Tiếng thưa của người dưới đáp lại người trên tỏ ý thuận nhận: Gọi dạ, bảo vâng.
Nguồn tham chiếu: Từ điển - Khai Trí

* Từ tham khảo:

vâng dạ

vầng

vầng dương

vầng đông

vấp

* Tham khảo ngữ cảnh

Đến lúc trời bắt tội , nhắm mắt buông xuôi xuống âm ty liệu có gặp nhau nữa không ? Bà Thân cảm động vì những câu nói thân mật đó , thỉnh thoảng điểm một câu cười giòn và len thêm những tiếng : " vâng !... vâng !... " như để chấm đoạn chấm câu cho bà bạn.
Bà Thân cũng thỏ thẻ đáp lại : " vâng , thì vẫn biết thế.
Bà hoa tay , trợn mắt , bĩu môi : Người ta thần thế đáo để đấy ! Bà Thân rụt rè trả lời : vâng , tôi cũng nghe đồn ông phán bên ấy mạnh cánh lắm ; để rồi tôi cố khuyên cháu.
Cô ấy tiếng thế nhưng cũng còn non người trẻ dạ , đã biết gì ! Ai lại cầu cái không hay cho người trong nhà bao giờ ! Mợ phán được dịp hớn hở , ngọt ngào : vâng , ai mà chả vậy , cụ thử nghĩ xem... Thế mà nó dám bịa hẳn ra chuyện bảo rằng tôi đã đi cầu nguyện cho mẹ con nó đến phải bệnh nọ tật kia , rồi ốm dần ốm mòn mà chết ! Cụ xem như thế thì nó có điêu ngoa không.
Tôi hỏi bạn : Con bướm này vùng tôi thường thấy luôn , quý gì mà anh giữ cẩn thận thế này ? vâng , bướm thường , nói cho đúng thì là một con ngài , nhưng đối với tôi... Vừa nói đến đấy , xe rầm rập đi qua một cái cầu sắt.

* Từ đang tra cứu (Ý nghĩa của từ, giải nghĩa từ): vâng

* Xem thêm: Từ điển Giúp đọc Nôm và Hán Việt

Bài quan tâm
  • Vài nét về chữ Nôm, nguồn gốc và sự phát triển

  • Truyện Kiều: Ngẫm hay muôn sự tại Trời, Trời kia đã bắt làm người có thân

  • Khái lược Về Văn học Chữ Nôm Ở Việt Nam

  • Cấu tạo và nguồn gốc của chữ Nôm – chữ của dân tộc Việt Nam

  • Sấm Trạng Trình ký bản chữ Nôm

Từ khóa » Giải Nghĩa Từ Vâng Lời