Từ Điển - Từ Y Có ý Nghĩa Gì - Chữ Nôm

Chữ Nôm Toggle navigation
  • Chữ Nôm
  • Nghiên cứu Hán Nôm
  • Công cụ Hán Nôm
    • Tra cứu Hán Nôm
    • Từ điển Hán Nôm
  • Di sản Hán Nôm
    • Thư viện số Hán Nôm
    • Đại Việt sử ký toàn thư
    • Truyện Kiều
    • Niên biểu lịch sử Việt Nam
    • Danh sách Trạng Nguyên Việt Nam
  • Từ Điển
  • Lịch Vạn Sự

Từ Điển

Tra cứu Từ điển Tiếng Việt - từ: y

y dt. Chữ thứ 13 trong bản chữ cái Việt-ngữ, một nguyên-âm (đọc "i dài", giá-trị âm-thanh trên nguyên-tắc bằng hai chữ "i", nhưng trong thực-tế vẫn giống).
y đdt. Va, hắn, tiếng chỉ người vắng mặt không khinh không trọng: Y đi vắng; Vật nầy của y.
y bt. Thuận theo, dựa vào: Chuẩn-y, làm y theo lời nói, việc y như ý-nguyện // tt. Ròng, tinh, nguyên chất: Vàng y, cơm-rượu y // trt. Giữ nguyên, không thay-đổi, không khác: Chép y, duyệt-y, sao y.
y dt. Cái áo: Bạch-y, bố-y, chinh-y, hắc lam-y, nhung-y, xiêm-y.
y dt. Nghề trị bệnh, làm thuốc: Đông-y, Tây-y, dung-y, lương-y.
Nguồn tham khảo: Từ điển - Lê Văn Đức
y - 1 dt Chữ cái thứ hai mươi ba và là nguyên âm thứ mười hai của vần quốc ngữ: Cần phân biệt chữ i và chữ y.- 2 dt Y học nói tắt: Trường Y; Ngành y.- 3 đt Đại từ ngôi thứ ba số ít dùng cho đàn ông với ý coi thường: Anh bảo y ngày mai phải đến cơ quan.- 4 trgt Đúng như thế; Sao y bản chính: Tôi sẽ đến y hẹn; Làm y như cũ.- 5 đgt Chuẩn y nói tắt: Việc chi tiêu đó đã được cấp trên y rồi.- -a dt (Anh: yard) Đơn vị đo độ dài của Anh và Mĩ bằng gần một mét: Một chiều dài 190 y-a.- án đgt Nói tòa án cấp trên giữ nguyên mức án của tòa án cấp dưới sau khi xử phúc thẩm: Tên ăn cướp giết người đã bị tòa sơ thẩm kết tội tử hình, tòa thượng thẩm đã y án.
Y - tức ông Y Doãn, một vị hiền tướng nhà Thương
Nguồn tham khảo: Từ điển mở - Hồ Ngọc Đức
y I. dt. Y học hoặc y khoa, nói tắt: ngành y o trường y. II. Chữa bệnh: y bạ o y cụ o y gia o y giới o y học o y khoa o y sĩ o y tá o y tế o y viện o y vụ o y xá o dân y o đông y o nan y o quân y o tây y o thú y. III. Thày thuốc: danh y o lương y.
y dt. Nó, hắn (chỉ dùng cho người với ý coi thường): Không ai biết y từ đâu đến.
y Đúng, không sai chút nào, nguyên, cũ: y hẹn o sao y giấy khai sinh o y án o y nguyên o chuẩn y.
y Kí hiệu của ẩn thứ hai (cùng với ẩn thứ nhất là x) trong đại số.
y Ròng, tinh, nguyên chất: vàng y o cơm rượu y.
y Áo: nhung y o xiêm y. 2. Quần áo nói chung: y phục.
y Tiếng than: y hi.
Nguồn tham khảo: Đại Từ điển Tiếng Việt
y dt Chữ cái thứ hai mươi ba và là nguyên âm thứ mười hai của vần quốc ngữ: Cần phân biệt chữ i và chữ y.
y dt Y học nói tắt: Trường Y; Ngành y.
y đt Đại từ ngôi thứ ba số ít dùng cho đàn ông với ý coi thường: Anh bảo y ngày mai phải đến cơ quan.
y trgt Đúng như thế; Sao y bản chính: Tôi sẽ đến y hẹn; Làm y như cũ.
y đgt Chuẩn y nói tắt: Việc chi tiêu đó đã được cấp trên y rồi.
Nguồn tham khảo: Từ điển - Nguyễn Lân
y dt. Chữ thứ 23 trong tự mẫu Việt-ngữ.
y dđt. Nó hắn: Nói với y.
y 1. (khd). Nương tựa: Y-phụ. 2. đt. Thuận theo: Y án toà dưới.
y (khd). áo: Nhung-y.
y (khd) Nghề làm thuốc, chữa bịnh.
Nguồn tham khảo: Từ điển - Thanh Nghị
y .- d. "Y học" nói tắt: Học trường Y.
y .- đ. Nó (dùng với ý coi thường): Bảo y mai phải trở lại.
Nguồn tham khảo: Từ điển - Việt Tân
y Chữ cuối cùng trong 23 chữ cái vần quốc-ngữ.
y 1. Nó, hắn: Đã bảo y mà y không nghe. 2. ấy: Y danh, y viên.
y I. Nương tựa (không dùng một mình): Y-phụ. II. Theo, thuận theo: Y-ước, y-án, chuẩn-y.
y áo (không dùng một mình).
y Nghề làm thuốc, chữa bệnh (không dùng một mình).
y Tiếng thở dài.
Nguồn tham chiếu: Từ điển - Khai Trí

* Từ tham khảo:

y án

y bạ

y bát

y bóc

y bon

* Tham khảo ngữ cảnh

Trương với một tạp chí vềõ y học , giở vài trang nhưng không đọc , đưa mắt nhìn quanh.
Một y sĩ ở gần đó thấy tiếng kêu chạy lại.
sĩ cúi xuống xem xét một lúc rồi lắc đầu nói : Trúng tim... cụ cho đi trình cẩm và bảo người về nhà tôi lấy thuốc và bông lại đây ngay.
Nhưng nghĩ một lát , y sĩ lắc đầu nói : Không kịp.
Thấ y bà Phán kêu rú lên xua tay đuổi , y sĩ vội nói : Không sao , cụ cứ để bà ấy đến.

* Từ đang tra cứu (Ý nghĩa của từ, giải nghĩa từ): y

* Xem thêm: Từ điển Giúp đọc Nôm và Hán Việt

Bài quan tâm
  • Vài nét về chữ Nôm, nguồn gốc và sự phát triển

  • Truyện Kiều: Ngẫm hay muôn sự tại Trời, Trời kia đã bắt làm người có thân

  • Khái lược Về Văn học Chữ Nôm Ở Việt Nam

  • Cấu tạo và nguồn gốc của chữ Nôm – chữ của dân tộc Việt Nam

  • Sấm Trạng Trình ký bản chữ Nôm

Từ khóa » Nghĩa Chữ ý