Từ Mượn Là Gì? Có Những Loại Từ Mượn Nào? Cho Ví Dụ Về Từ Mượn
Có thể bạn quan tâm
Từ mượn là gì? Trong chương trình ngữ văn trung học chúng ta đã được học khái niệm từ mượn là gì lớp 6 và được nhắc lại khái niệm này ở ngữ văn lớp 9. Từ mượn trong tiếng Việt là từ vay mượn ở nước ngoài để tạo ra sự đa dạng phong phú của tiếng Việt.
Xu thế toàn cầu hóa là điều tất yếu của nhân loại, nên luôn đòi hỏi phải tồn tại và phát triển, phải tiến hành hội nhập. Quá trình hội nhập và phát triển các mối quan hệ là nguyên nhân dẫn đến việc sử dụng từ mượn. Vậy từ mượn là gì? Có những loại từ mượn nào đang được sử dụng? Câu hỏi này sẽ được giải đáp trong nội dung bài viết dưới đây để bạn tham khảo.
Từ mượn là gì?
Thế nào là từ mượn? Trong chương trình Ngữ Văn 6 đã định nghĩa về từ mượn là gì như sau: “Từ mượn là từ được vay mượn từ của nước ngoài để diễn đạt, biểu thị các hiện tượng, đặc điểm, sự vật,… mà trong tiếng Việt chưa có hoặc không có từ nào thích hợp để biểu thị điều đó”.
Từ mượn giúp tạo ra sự phong phú, đa dạng trong Tiếng Việt. Từ mượn xuất hiện như là một xu thế tất yếu trong quá trình hội nhập của văn hóa, kinh tế, xã hội. Trong tiếng Việt có rất nhiều từ mượn khác nhau có nguồn gốc từ tiếng Hán, Tiếng Anh, tiếng Pháp, …Vì vậy, từ mượn còn có tên gọi khác là từ ngoại lai, từ vay mượn.
Nguồn gốc và vai trò của từ mượn là từ gì?
Nguồn gốc của từ mượn
Trong tiếng Việt có rất nhiều từ mượn được vay mượn từ nhiều ngôn ngữ khác nhau đến từ các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, chủ yếu từ mượn trong tiếng Việt sẽ được sử dụng chủ yếu từ 4 quốc gia chính là: từ mượn tiếng Pháp, từ mượn tiếng Hán (tiếng Trung), từ mượn tiếng Anh, từ mượn tiếng Nga…
Vai trò của từ mượn
– Bổ sung thêm những từ còn thiếu: Trong giai đoạn đầu quá trình hình thành ngôn ngữ tiếng Việt còn thiếu rất nhiều. Do đó, chúng ta phải vay mượn từ để đáp ứng nhu cầu sử dụng ngôn ngữ đa dạng của người dùng.
– Tạo ra nhiều lớp sắc thái nghĩa khác nhau với những từ đã có trong tiếng Việt: Trên thực tế có rất nhiều từ thuần Việt mang lại cảm giác thô tục, ghê sợ, đau đớn hoặc quá dài dòng. Việc sử dụng từ mượn thay thế lại tạo nên cảm giác lịch sự, trung hòa, trang trọng.
Ví dụ: từ thuần Việt là: ch.ết thay cho từ vay mượn là t.ừ tr.ần, qua đời nghe sẽ bớt bi thương, đau đớn mà lại có cảm giác trang trọng hơn.
Các loại từ mượn phổ biến
Dựa theo nguồn gốc của từ, từ mượn phổ biến được phân thành các loại sau:
Từ mượn tiếng Hán
Các từ mượn tiếng Hán hay còn gọi là từ Hán Việt được sử dụng nhiều nhất trong các từ mượn tiếng Việt và đóng vai trò quan trọng nhất. Với lịch sử 1000 năm đô hộ, Việt Nam và Trung Quốc có nhiều nét tương đồng về văn hóa nên việc vay mượn từ là điều chắc chắn.
Theo thống kê có đến 60% từ vựng tiếng Việt đều có nguồn gốc từ tiếng Hán. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng đã được Việt hóa để phù hợp hơn với hệ thống ngữ âm của tiếng Việt.
Ví dụ từ mượn tiếng Hán:
– Độc giả: là hai chữ trong tiếng Hán, trong đó: Độc có nghĩa là đọc còn giả có nghĩa là người.
– Yếu điểm: là 2 từ tạo thành 2 chữ đó là Yếu nghĩa là quan trọng, điểm có nghĩa là điểm để nói về điểm quan trọng.
Từ mượn tiếng Pháp là gì?
Dưới thời Pháp thuộc, tiếng Pháp đã được đưa vào để giảng dạy trong nhiều trường học ở Việt Nam. Do đó, ngôn ngữ tiếng Pháp cũng đã xâm nhập vào tiếng Việt khá nhiều. Trong quá trình giao lưu, người Việt đã vay mượn nhiều từ gốc Pháp để nói về các khái niệm mà các từ trong tiếng Việt không thể diễn đạt được hết ý hoặc không có. Tuy nhiên, các từ mượn tiếng Pháp hầu hết đều thay đổi về cả cách đọc và chữ Viết để gìn giữ nét đẹp của Tiếng Việt.
Ví dụ từ mượn tiếng Pháp
– A – xít: có nguồn gốc từ “acide” của tiếng Pháp có phiên âm là /asid/.
– Ô tô: từ gốc “auto” có phiên âm là /oto/, đ
– Bờ lu: từ gốc “blouse”, tiếng Pháp phiên âm là /bluz/
Một số từ mượn tiếng Pháp khác như: café (cà phê), Bière (bia), cacao (ca cao), jambon (dăm bông), balcon (ban công)…
Từ mượn Tiếng Anh
Tiếng Anh là ngôn ngữ phổ biến trên toàn thế giới và được coi là ngôn ngữ thứ 2 sau ngôn ngữ chính của mỗi quốc gia. Tiếng Anh cũng là ngôn ngữ bắt buộc, là môn học chính trong chương trình giáo dục phổ thông. Do đó, từ mượn tiếng Anh được sử dụng khá nhiều.
Một số từ mượn tiếng Anh được sử dụng trong tiếng Việt
– Đô la: từ gốc“dollar”, phiên âm là /ˈdɒlə/ là đơn vị tiền tệ;
– In – tơ – net: là từ gốc “internet”, có phiên âm là /ˈɪntərnet/.
Hay một số từ mượn phổ biến khác như tivi (TV), tắc-xi (taxi), vắc-xin(vaccine)…
Từ mượn tiếng Nga
Một số từ mượn tiếng Nga thường gặp và sử dụng như:
– Bôn-sê-vích từ gốc tiếng Nga là “ Большевик” , phiên âm là Bolshevik, sử dụng để nói về nhóm những người giàu có trong xã hội.
– Mac-xít có nguồn gốc từ “Ленинец”, phiên âm là Marxist, được sử dụng để chỉ những người theo chủ nghĩa Mác.
Nguyên tắc khi sử dụng từ mượn là gì?
Để bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt nên khi sử dụng từ mượn cần có nguyên tắc riêng. Khi sử dụng không được sử dụng tùy tiện, lạm dụng quá mức từ mượn làm tiềm ẩn nguy cơ gây ảnh hưởng đến sự trong sáng và vẻ đẹp của tiếng Việt.
Nếu quá lạm dụng về lâu dài sẽ khiến ngôn ngữ mẹ đẻ bị pha tạp, không giữ được bản sắc riêng. Do đó, bảo vệ sự trong sáng của ngôn ngữ là nhiệm vụ quan trọng của mỗi người dân trên mỗi quốc gia. Khi muốn vay mượn từ nước ngoài phải đảm bảo nguyên tắc sau:
– Tiếp thu nét đặc sắc, nét tinh hoa văn hóa của dân tộc khác.
– Sử dụng từ vay mượn nhưng vẫn phải giữ gìn được bản sắc dân tộc, sử dụng từ mượn trên nền tảng truyền thống dân tộc và tạo nên nét riêng biệt.
>>> Bài viết tham khảo: Nhật thực là gì? Nó sảy ra khi nào? Vì sao lại có nhật thực?
Qua những phân tích thông tin ở trên chắc hẳn bạn đã biết từ mượn là gì? Từ mượn đã góp phần tạo nên sự đa dạng cho tiếng Việt. Nhưng đòi hỏi người sử dụng không nên lạm dụng, sử dụng hợp lý để giữ gìn được nét đẹp của tiếng Việt.
Từ khóa » Ví Dụ Về Từ Mượn Hán Việt
-
Từ Mượn Là Gì? Bài Tập Và Ví Dụ Từ Mượn Tiếng Hán, Pháp, Anh....
-
Từ Mượn Là Gì? Ví Dụ Về Từ Mượn - Luật Hoàng Phi
-
Từ Mượn Là Gì, Ví Dụ Về Từ Mượn Lớp 6 - Daful Bright Teachers
-
Thế Nào Là Từ Mượn? Cho Ví Dụ - Giải Bài Tập Ngữ Văn Lớp 6
-
Từ Mượn Trong Tiếng Việt - Wikipedia
-
Từ Mượn Là Gì? Phân Loại Và Tác Dụng| Ví Dụ Cụ Thể - Giang Béc
-
Từ Mượn - Ngữ Văn 6 - HOC247
-
Từ Mượn Là Gì? Ví Dụ Một Số Từ Mượn Của Tiếng Việt
-
Từ Mượn Là Gì Và Những điều Thú Vị Của Từ Mượn Trong Tiếng Việt
-
VÍ DỤ VỀ TỪ HÁN VIỆT
-
Từ Mượn Là Gì? Bài Tập Và Ví Dụ Từ Mượn Tiếng Hán, Pháp, Anh….
-
Từ Hán-Việt - Wikiwand
-
Khái Niệm Từ Mượn Là Gì? Các Loại Từ Mượn | Ví Dụ Về Từ Mượn