Từ Mượn Là Gì? Ví Dụ Một Số Từ Mượn Của Tiếng Việt

Tiếng Việt rất đa dạng vì ngoài các từ ngữ tự sáng tạo, chúng ta còn sử dụng những từ mượn của nước ngoài để biểu thị các hiện tượng, sự vật… Bài học từ mượn là gì lớp 6 các em sẽ được làm quen, hiểu được khái niệm từ mượn cũng như được giới thiệu một số ví dụ. Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về từ mượn là gì để nắm vững kiến thức này hơn nhé.

Tóm tắt

  • 1 Khái niệm từ mượn là gì?
  • 2 Nguồn gốc từ mượn
  • 3 Nguyên tắc dùng từ mượn
  • 4 Một số từ mượn của Tiếng Việt

Khái niệm từ mượn là gì?

Từ mượn là những từ có nguồn gốc từ tiếng nước ngoài giúp tạo sự phong phú, đa dạng cho ngôn ngữ Việt Nam. Nhiều từ ngữ chưa từng xuất hiện trong tiếng Việt, nhất thiết phải dùng đến từ nước ngoài hoặc là do từ đó đã được người Việt sử dụng quá thường xuyên đến nỗi ý nghĩa của nó ai cũng có thể hiểu được thì chúng ta sẽ dùng từ mượn

Từ mượn là gì?

Nguồn gốc từ mượn

Trên thế giới không có ngôn ngữ nào hoàn toàn là từ gốc mà đều có sự vay mượn, từ các ngôn ngữ khác. Tiếng Việt cũng không nằm ngoài xu hướng trên. Vay mượn hoặc sử dụng những từ ngữ từ ngôn ngữ, nền văn hóa khác là hiện tượng phổ biến và tất yếu của sự tiếp xúc về ngôn ngữ và văn hóa của các quốc gia với nhau.

Nhất là trong thời đại phát triển công nghệ khi mà nhiều thuật ngữ, khái niệm mà ngôn ngữ Tiếng Việt không thể đáp ứng thì việc vay mượn sử dụng ngôn ngữ khác là điều cần phải có để đáp ứng sự phát triển của xã hội.

Trong tiếng Việt có sử dụng khá nhiều các từ mượn tiếng Hán. Nguyên nhân là trong thời kỳ dài người Trung Quốc đã đô hộ nước ta.

Số từ là gì? Lượng từ là gì? Phân biệt và cho ví dụ

Từ mượn tiếng Pháp: crème

Nguyên tắc dùng từ mượn

Nhằm bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt thì khi dùng từ mượn cũng có những nguyên tắc đó là không sử dụng tùy tiện và lạm dụng. Nếu như lạm dụng thường xuyên về lâu dài khiến cho ngôn ngữ trở nên pha tạp. Bảo vệ sự trong sáng của ngôn ngữ, văn hóa là nhiệm vụ vô cùng quan trọng của tất cả các quốc gia trên thế giới.

Một số từ mượn của Tiếng Việt

Trên thế giới không có ngôn ngữ nào hoàn toàn là từ gốc mà đều có sự vay mượn, từ các ngôn ngữ khác. Tiếng Việt cũng không nằm ngoài xu hướng trên. Vay mượn hoặc sử dụng những từ ngữ từ ngôn ngữ, nền văn hóa khác là hiện tượng phổ biến và tất yếu của sự tiếp xúc về ngôn ngữ và văn hóa của các quốc gia với nhau.

Nhất là trong thời đại phát triển công nghệ khi mà nhiều thuật ngữ, khái niệm mà ngôn ngữ Tiếng Việt không thể đáp ứng thì việc vay mượn sử dụng ngôn ngữ khác là điều cần phải có để đáp ứng sự phát triển của xã hội.

Trong tiếng Việt có sử dụng khá nhiều các từ mượn tiếng Hán. Nguyên nhân là trong thời kỳ dài người Trung Quốc đã đô hộ nước ta.

Danh từ là gì? Cho ví dụ? Các loại danh từ cần nắm trong tiếng Việt

Từ mượn tiếng Pháp: balcon

Những từ mượn tiếng Hán rất quan trọng và chiếm phần lớn của các từ mượn trong tiếng Việt bao gồm các từ gốc Hán và các từ Hán Việt. Ví dụ về các từ mượn tiếng Hán: âm dương, ngũ hành, lì xì, nguyên đán… hay như các thành ngữ Hán Việt ví dụ như Lục lâm hảo hán, Điệu hổ ly sơn, Công thành danh toại, Nhàn cư vi bất thiện, Trường sinh bất lão, Đồng cam cộng khổ, Môn đăng hộ đối, Vạn sự khởi đầu nan…

Từ mượn tiếng Anh: tiếng Anh là ngôn ngữ phổ biến nhất trên thế giới vì vậy không lạ mà từ mượn tiếng Anh xuất hiện khá nhiều trong tiếng Việt. Ví dụ từ mượn tiếng Anh là gì: taxi, internet, rock, sandwich, video, shorts, clip, show, radar, jeep, PR…

Từ mượn tiếng Pháp: trước kia nước ta là một thuộc địa của Pháp vì vậy ngôn ngữ này du nhập vào nước ta từ đó người dân có sử dụng các từ mượn tiếng Pháp. Ví dụ như cacao (ca cao), fromage (pho mát), jambon (giăm bông), café (cà phê), balcon (ban công), ballot (ba lô), cravate (cà vạt, ca-ra-vát), béton (bê tông), chou-fleur (súp lơ), cresson (cải xoong), chou-rave (su hào), clé (cờ lê), coffrage (cốt pha, cốp pha), bière (bia), compas (com pa), complet (com lê), crème (kem, cà rem)…

Tính từ là gì? Cách dùng và cho ví dụ về tính từ

Từ mượn tiếng Anh: quần short

Chú ý:

– Ngoài các từ mượn trên thì trong Tiếng Việt còn có các từ mượn khác như tiếng Nga nhưng số lượng không nhiều.

– Từ mượn đã được Việt hóa thì khi viết sẽ như từ thuần Việt, với từ mượn chưa được Việt hóa hoàn toàn khi viết sẽ có dấu gạch nối nhất là các từ có 2 tiếng.

Từ ghép là gì? Các loại từ ghép và cách phân biệt

Dưới đây là một số từ mượn tiếng Nga phổ biến đó là:

Tiếng Nga Phiên âm theo BGN/PCGN Tiếng Việt
Большевик Bolshevik Bôn-sê-vích
Ленинец Leninets Lê-nin-nít
Марксист Marksist Mác-xít
Совет Soviet Xô-viết

Như vậy bài viết bên trên đã giải thích từ mượn là gì cùng nguyên tắc mượn từ cũng như là giới thiệu các từ mượn phổ biến trong tiếng Việt đến từ nhiều quốc gia trên thế giới. Sử dụng từ mượn có tác dụng tạo sự phong phú cho từ vựng nhưng khi dùng tránh lạm dụng tùy tiện để bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt. Nếu có bất cứ góp ý gì về chủ đề này, các bạn hãy để lại bình luận bên dưới cho chúng mình biết nhé.

Từ khóa » Ví Dụ Về Từ Mượn Hán Việt