Từ Ngữ Biểu đạt Phép Lịch Sự Trong Tiếng Thái Lan
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ
- Đăng ký
- Đăng nhập
- Liên hệ
Tài Liệu Học Tiếng Anh
Tổng hợp tài liệu học tiếng Anh cho học sinh, sinh viên
Từ ngữ biểu đạt phép lịch sự trong tiếng Thái LanTÓM TẮT
Lịch sự là điều vô cùng quan trọng trong văn hóa Thái Lan, và điều đó được thể hiện ở những gì bạn nói.
Khi bắt đầu học tiếng Thái Lan, bạn phải hiểu và nắm chắc cách sử dụng các từ ngữ biểu đạt phép lịch
sự. Đây là một cách đơn giản và dễ dàng để bạn thể hiện phép lịch sự trong mọi tình huống. Bài viết này
phân tích một số cách sử dụng các từ ngữ biểu đạt phép lịch sự trong tiếng Thái Lan.
Từ khóa: lịch sự, tiế
5 trang | Chia sẻ: phuthai499 | Lượt xem: 1197 | Lượt tải: 0 Bạn đang xem nội dung tài liệu Từ ngữ biểu đạt phép lịch sự trong tiếng Thái Lan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trênệc sử dụng phổ biến câu nói này ở Thái Lan thể hiện vai trò giảm thiểu các xung đột, các mối bất hòa và phiền toái; khi một người nói “ไม่ เป็นไร” thì hầu như có nghĩa là sự việc không hề quan trọng, và do đó, có thể coi là không có sự va chạm nào và không làm ai mất lòng ai. Chính vì sự quan trọng đó mà Thái Lan đã lấy ngày 27/7 hàng năm là ngày quốc ngữ (วันภาษาแห่งชาต)ิ để người dân nhớ, hiểu đúng và nắm chắc phép lịch sự khi sử dụng ngôn ngữ. Chúng ta có thể nhận thấy rằng, trong bất kì hoàn cảnh nào, người Thái Lan luôn sử dụng từ đệm cuối câu trong câu nói của mình: ครับ ค่ะ คะ (dạ, vâng) hoặc sử dụng đại từ ท่าน (ngài) nhằm thể hiện sự trân trọng, đề cao những người có địa vị trong xã hội. Ngoài ra, còn sử dụng từ có tính chất lịch sự thay thế như: สุนัข thay thế cho หมา (con chó) , ไม้ตีพริก thay thế cho สาก (chày); sử dụng từ có cấp độ cao hơn như ทาน, รับประทาน (xơi) thay thế cho các từ thông tục แดก, กิน (hốc, ăn), dùng từ ทราบ thay thế cho รู้ (biết) hoặc có riêng một hệ thống các từ thể hiện sự tôn kính với hoàng gia (คำาราชาศัพท์) như: dùng từ พระโอษฐ์ thay thế từ ปาก (miệng), thay thế từ กิน (ăn) bằng เสวย (xơi) ... Trong giao tiếp người Thái Lan thể hiện sự tôn trọng người nghe bằng cách nói ngọt ngào, nhẹ nhàng và thận trọng khi diễn đạt để không làm người nghe phật ý. Chính vì thế, khi diễn đạt ngôn từ trong tiếng Thái Lan cần lưu ý những điểm sau: 1. Đặc điểm nổi bật khi sử dụng từ ngữ biểu đạt phép lịch sự trong tiếng Thái Lan Không dùng các từ đệm, thán từ mang tính thô tục, xúc phạm như โว้ย เว้ย hay chửi thề như ให้ ตายห่า ให้ฉิบหายวายวอด hoặc nói dằn giọng như เปล่า ไม่ใช่ Không dùng các từ nói lái mang tính miệt thị như ผักบุ้ง nói lái thành พุ่งบัก Không dùng các từ thiếu nghiêm túc, từ thành kiến hay thiếu tôn trọng มึง กู อ้าย อี อ้ายนั่น อ้ายนี่... - Từ ไอ้ nên dùng từ สิ่ง thay thế hoặc nếu không thì cũng bỏ luôn từ đó. Ví dụ: (1) ไอ้นี่ได้นั้น → (คำาสุภาพ) สิ่งนี่สิ่งนั้น 64 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 2 - 7/2016 v VĂN HÓA - VĂN HỌC (2) ปลาไอ้บ้า → (คำาสุภาพ) ปลาบ้า - Từ อี nên thay là นาง Ví dụ: (3) อีเสิ้ง → (คำาสุภาพ) นางเสิ้ง - Từ ขี้ nên thay là อุจจาระ hoặc คูถ hoặc có thể bỏ luôn từ đó. Ví dụ: (4) ดอกขี้เหล็ก → (คำาสุภาพ) ดอกเหล็ก (5) ขี้มูก → (คำาสุภาพ) น้ำามูก (6) ขนมขี้หนู → (คำาสุภาพ) ขนมทราย - Từ เยี่ยว nên thay ปัสสาวะ hoặc มูตร Không dùng các từ lóng như มาแว้ว có nghĩa là มา แล้วจ้า hay กิ๊ก có nghĩa là มากกว่าเพื่อนแต่ไม่ใช่คนรัก ... Không dùng các từ phiên âm nước ngoài (trừ tên, địa danh) Ví dụ: (7) เซ็กซี่ (sexy) กุ๊ก (cook) แบงค์ (bank)... Các từ như ตีน เมีย กิน เดิน นอน... không phải là คำาหยาบ (thô tục) nhưng khi sử dụng để nói với những người lớn tuổi, người có địa vị xã hội cao, hay các quan chức thì lại là คำาหยาบ bởi không thể hiện sự kính trọng, nên phải đổi sang từ khác như: nói ตีน thì phải đổi thành เท้า, กิน đổi thành รับประทาน, เมีย đổi thành ภรรยา, ภริยา ... 2. Các nguyên tắc sử dụng từ ngữ biểu đạt phép lịch sự trong tiếng Thái Lan - Sử dụng đại từ nhân xưng mang tính lịch sự như คุณ ผม ดิฉัน กระผม - Luôn sử dụng các từ đệm cuối câu: ครับ ค่ะ คะ นะคะ (ạ, vâng ạ) Ví dụ: (8) ขอน้ำาเปล่าค่ะ: Dạ cho tôi (con, em, anh, cháu...) nước lọc ạ. (9) ขอโทษครับ คงไม่ได้ครับ: Xin lỗi là không thể được ạ. (10) ไปด้วยกันนะคะ น้องกลัวไปคนเดียวค่ะ: Mình cùng đi nhé, em sợ đi một mình lắm ạ! - Sử dụng từ đệm đầu câu (thường có trong câu cầu khiến): Cách sử dụng này luôn có các từ: “วาน”, “ช่วย”, “กรุณา” “โปรด” “ขอ” “อนุเคราห็”... tùy theo cấp độ. Ví dụ: (11) Cấp độ I: วานบอกเขาด้วยค่ะ (Nhờ anh bảo ông ấy giùm!) (12) Cấp độ II: ช่วยปิดประตูด้วยครับ (Giúp tôi mở cửa ra với!) (13) Cấp độ III: กรุณาพูดอีกครั้งครับ (Làm ơn nói lại lần nữa!) (14) Cấp độ IV: โปรดรักษาความสะอาดค่ะ (Đề nghị giữ gìn vệ sinh!) - Chuyển các từ có nghĩa thông thường thành từ có nghĩa lịch sự Ví dụ: ไม่รู ้→ ไม่ทราบ (không biết) - Sử dụng các từ, cụm phỏng đoán hoặc thăm dò Người Thái Lan là người coi trọng tình cảm, cư xử linh hoạt, mềm dẻo, tạo nên một xã hội hài hòa nhưng ẩn sâu bên trong không phải là không có những mặt hạn chế như hay né tránh không nói thật, nói thẳng khiến người nghe có thể hiểu lầm. Nhà nghiên cứu về văn hóa Thái Lan William J. Klausner (1994) cho rằng: “Người Thái Lan có cách nói theo kiểu nể nang, không nói thẳng, giấu tâm trạng của mình (bực tức, ghét, chán, không thích, khó chịu, v.v.) vì không muốn làm hỏng việc 65KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 2 - 7/2016 VĂN HÓA - VĂN HỌC v chung. Họ luôn tôn trọng người nghe, không từ chối hay nói thẳng ngay mà dùng câu nói ướm và thường mỉm cười khi nói chuyện”. Ví dụ: (15) มีเรื่องรบกวนนิดนึงนะ ฝากซื้อข้าวให้ฉันหน่อยนะถ้าไม่มีก็ไม่ เป็นไร ขอบใจมากค่ะ Có việc làm phiền chút. Mua giùm gạo cho mình nhé. Nếu không có bán cũng không sao đâu . Cám ơn nhiều. Ở câu này, người nói đưa ra ý kiến để người nghe có thể làm hay không làm cũng được Nếu không có cũng không sao đâu (thể hiện sự việc không quan trọng để người nghe không thể từ chối) và kết thúc bằng từ lịch sự là ขอบใจมากค่ะ (cảm ơn nhiều). (16) เธอต้องรีบไปไหนรึเปล่า ถ้าไม่รีบ รบกวนไปส่งที่บ้าน ได้ไหมจ๊ะ Chị có đi đâu không? Nếu không, cảm phiền đưa em về nhà được không? Ở câu này, người nói lại nêu câu hỏi và dùng từ lịch sự รบกวน (cảm phiền) để thăm dò người nghe. - Sử dụng từ biểu đạt phép lịch sự (คำาสุภาพ) và từ hoàng gia (คำาราชาศัพท)์ thay thế các từ dân dã, thường ngày (คำาสามัญ): Ngôn ngữ Thái Lan có cả một hệ thống các từ hoàng gia (kính ngữ) và từ biểu thị phép lịch sự có ý nghĩa tương đương với các từ dân dã, thông tục thường dùng hàng ngày. Các từ này dùng để chỉ địa vị, vị thế và có ảnh hưởng rõ nét đến bản sắc văn hóa, tín ngưỡng của Thái Lan. Người Thái Lan luôn trân trọng và giữ gìn bản sắc riêng của mình. Vì thế, nếu người học nhớ và biết cách sử dụng hệ thống các từ này thì sẽ là một lợi thế rất lớn khi giao tiếp với họ. Ví dụ: คำาสามัญ คำาสุภาพ คำา สามัญ คำาราชาศัพท์ ตะวันตก → ประจิม หัว → พระเจ้า(พระ มหากษัตริย์) ตะวันออก → บูรพา ผม → เส้นพระเจ้า (พระมหา กษัตริย์) เหนือ → อุดร ปาก → พระโอษฐ์ ใต้ → ทักษิณ ท้อง → พระอุทร เยี่ยว → ปัสสาวะ มอง → ทอด พระเนตร ขี้ → อุจจาระ น้ำา → พระสุธารส ตด → ผายลม เตียง นอน → พระแท่น บรรทม อ้วก → อาเจียน หมวก → พระมาลา Để học hết được hệ thống các từ ngữ biểu đạt phép lịch sự và từ hoàng gia trong tiếng Thái Lan, người học cần phải có một khoảng thời gian nghiên cứu tương đối lâu, vì vậy, chỉ cần lựa chọn các từ thông dụng để nắm chắc sử dụng trong giao tiếp. Ngoài ra, cũng giống như trong tiếng Việt, ngôn ngữ Thái Lan cũng được trau truốt bằng các từ nhẹ nhàng, không động chạm đến lòng tự ái của người khác. Ví dụ: (17) ช่วงนี้ดูหน้าตามีน้ำามีนวล รูปร่างสมบูรณ์ขึ้นค่ะ: Dạo này nom mặt mũi có thần sắc, có da có thịt đấy! Từ มีน้ำามีนวล và สมบูรณ ์thay thế cho อ้วน (béo) làm cho câu nói thân thiện và dễ nghe. Tuy nhiên, đôi lúc trong ngôn ngữ Thái Lan mặc dù có sử dụng từ ngữ có nghĩa lịch sự, nhưng thực chất lại không hề có ý nghĩa lịch sự. Ví dụ: (18) กรุณาเอาสุนัขออกจากปากหน่อยนะคะ: Làm ơn ngậm cái mồm chó đi một chút nhé. Mặc dù lời lẽ của câu này có các từ lịch sự như: กรุณา bày tỏ yêu cầu, สุนัข là từ thay thế หมา và คะ là từ đệm cuối câu thể hiện tính lịch sự, nhưng ý nghĩa của câu lại là một câu chửi tục. 66 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 2 - 7/2016 v VĂN HÓA - VĂN HỌC Vì vậy, việc bày tỏ phép lịch sự trong tiếng Thái Lan không thể nói là chỉ dùng các từ có tính chất lịch sự để làm cho câu có ngôn từ hay, dễ nghe, mà còn phải biết cách dùng từ ngữ đó sao cho có nghĩa mà không làm ảnh hưởng đến cách tiếp nhận của người nghe. Con người Thái Lan với tính cách hiền hòa, linh hoạt, mềm dẻo giúp cho mọi người giữ được hòa khí, nhưng cũng có mặt hạn chế là sự không thành thật, thẳng thắn, thái độ né tránh khiến cho đối phương không hiểu được thực chất và dễ hiểu lầm. Đây là tính hai mặt trong tính cách và lối sống của người Thái Lan. Việc hiểu được các đặc điểm về văn hóa, đất nước, con người và ngôn ngữ của Thái Lan sẽ giúp chúng ta có những cách tiếp cận, giao lưu với đối tác một cách thuận lợi. Điều này sẽ góp phần thúc đẩy các hoạt động hợp tác về mọi lĩnh vực giữa Việt Nam và Thái Lan để tiến tới sự hội nhập toàn diện trong khu vực. Bài viết này tuy chỉ nêu một số vấn đề chung nhất của cách sử dụng từ ngữ biểu đạt phép lịch sự trong tiếng Thái Lan, nhưng sẽ là tài liệu giúp bạn đọc nghiên cứu, tham khảo để có kinh nghiệm tốt nhất trong vận dụng cách biểu đạt trong tiếng Thái Lan nhằm đạt được mục đích khi giao tiếp. Hy vọng đây sẽ là một trong những bước đệm giúp phát triển khả năng nói và viết tiếng Thái Lan được hiệu quả hơn./. Tài liệu tham khảo: 1. Vũ Thị Hạnh Quỳnh, Văn hóa du lịch châu Á Thái Lan đất nước nụ cười, Nxb Thế giới, 2007. 2. บรรจบ พันธุเมธา, ลักษณะภาษาไทย, มหาวิทยาลัย รามคำาแหง,๒๕๒๓ 3. อรรถพล อนันตวรสกุล, วัฒนธรรมไทย, สำานักพิมพ์ปำาเจ รำาจำากัด,กรุงเทพ, ๒๕๔๙. 4. ภาษาและวัฒนธรรม ฉบับที่ ๓ กันยายน-ธันวาคม ๒๕๔๔ 5. พิมพาภรณ์ บุญประเสริฐ,คำาที่แสดงความสุภาพในภาษา ไทย: นัยเรื่องเพศสภาพและการแสดงอำานาจ, กันยายน- ธันวาคม ๒๕๔๔ 6. วิจินตน์ ภาณุพงศ์, โครงสร้างของภาษาไทย: ระบบ ไวยากรณ์, มหาวิทยาลัยรามคำาแหง, ๒๕๓๖. 7. หลักการใช้ภาษาไทยชั้น ม.3 ชั้น ม.4 ชั้น ม.5 ชั้น ม.6 WAYS OF EXPRESSING POLITENESS IN THAI Abstract: Politeness is incredibly important in Thai culture, and it is mainly expressed through conversations. When studying Thai, you will first learn how to use words/groups of words to express politeness. This article is an analysis of using words/groups of words in Thai to express politeness. It hopefully help both teachers and learners of Thai understand better about Thai language and culture. Keywords: polite words, Thailand Ngày nhận: 10/5/2016 Ngày phản biện: 13/7/2016 Ngày duyệt đăng: 21/7/2016File đính kèm:
- 14_5744_2137199.pdf
- Hiragana42
65 trang | Lượt xem: 1255 | Lượt tải: 0
- Học nhanh 214 bộ thủ chữ Hán qua thơ
23 trang | Lượt xem: 1338 | Lượt tải: 2
- Chương trình tiếng Hàn cơ bản
252 trang | Lượt xem: 622 | Lượt tải: 0
- Kiểm tra môn Tiếng Pháp, học kì II, lớp 7
3 trang | Lượt xem: 1373 | Lượt tải: 0
- Một vài đề xuất về phương pháp rèn luyện kỹ năng viết trong việc dạy và học môn tiếng Pháp cho học viên, sinh viên học ngoại ngữ 2 tại học viện khoa học quân sự
6 trang | Lượt xem: 732 | Lượt tải: 0
- Khảo sát nhận thức của sinh viên ngành tiếng Pháp đối với chuẩn đầu ra năng lực Tiếng Pháp
9 trang | Lượt xem: 677 | Lượt tải: 0
- Reading Comprehension through Syntax
165 trang | Lượt xem: 1183 | Lượt tải: 0
- Từ vựng tiếng Hàn chủ đề hôn nhân và giới tính
4 trang | Lượt xem: 1257 | Lượt tải: 0
- Danh từ trong tiếng Đức (phần 2)
8 trang | Lượt xem: 1343 | Lượt tải: 0
- Tự học Hán ngữ hiện đại – Bài 10: Ẩm thực
12 trang | Lượt xem: 1312 | Lượt tải: 0
Copyright © 2024 Eng.vn - Những bài sáng kiến kinh nghiệm mầm non hay nhất, Tổng hợp đề thi hay
Từ khóa » Từ đệm Trong Tiếng Thái
-
đệm Trong Tiếng Thái Là Gì? - Từ điển Việt Thái
-
Học Tiếng Thái :: Bài Học 8 Số đếm Từ 1 đến 10 - LingoHut
-
Sổ Tay Tiếng Thái - Wikivoyage
-
ลักษณนาม - NGUYÊN TẮC TỪ ĐẾM TRONG TIẾNG THÁI
-
Các Từ đệm Thông Dụng Nhất... - Học Tiếng Thái Lan Tại Đà Nẵng
-
ĐẠI TỪ NHÂN XƯNG TIẾNG THÁI - DỊCH VIỆT -... | Facebook
-
Bảng Chữ Cái Và Những Qui Tắc Trong Tiếng Thái Lan
-
Tiếng Thái – Wikipedia Tiếng Việt
-
Bảng Chữ Cái Và Những Qui Tắc Trong Tiếng Thái Lan - ALONGWALKER
-
Du Lịch Thái Lan Dễ Dàng Với 21 Cụm Từ Phổ Biến Trong Giao Tiếp
-
Từ Ngữ Biểu đạt Phép Lịch Sự Trong Tiếng Thái Lan - Tài Liệu Text
-
7 Bảng Chữ Cái Tiếng Thái Mới Nhất 2023
-
Giải Mã Những Quy Tắc Trong Bảng Chữ Cái Tiếng Thái - Game Hot 24H