Tư Vấn Hành Vi đe Dọa Tống Tiền Bị Xử Lý Như Thế Nào? - Luat Su Bao Ho

Tư vấn hành vi đe dọa tống tiền bị xử lý như thế nào? Về hành vi đe dọa người khác khi sở hữu các yếu điểm của người khác thường có một mục đích xác định là cưỡng đoạt tài sản, tống tiền, nếu không được đáp ứng. Hành vi đe dọa, khủng bố có thể diễn biến dưới nhiều cách thức khác nhau. Các nội dung luật sư tư vấn: 

  1. Hành vi đe dọa tống tiền bị xử lý thế nào?
  2. Sử dụng hình ảnh để tống tiền người khác thì xử lý thế nào?
  3. Tư vấn tội đe dọa giết người theo quy định của Bộ luật hình sự
  4. Cần phải làm gì khi nhận được tin nhắn đe dọa tính mạng

Luật sư tư vấn xử lý hành vi bị đe dọa tống tiền

Tội cưỡng đoạt tài sản theo quy định tại Điều 170 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định:

1. Người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;

d) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

đ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

e) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”

Có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác là hành vi đe dọa sẽ gây thiệt hại về tài sản, danh dự, uy tín bằng bất cứ thủ đoạn nào nếu người bị uy hiếp không thỏa mãn yêu cầu về tài sản của người phạm tội. Hành vi này có khả năng khống chế ý chí của người bị đe dọa, mà chưa đến mức làm cho người bị đe dọa bị tê liệt ý chí. Hành vi uy hiếp tinh thần này có thể được thực hiện dưới một trong các dạng:

– Đe họa hủy hoại tài sản của người bị đe dọa;

– Đe dọa tố giác hành vi phạm pháp hoặc vi phạm đạo đức của người bị đe dọa;

– Đe dọa công bố những tin tức thuộc đời tư mà người bị đe dọa muốn giữ kín… và mục đích của người phạm tội khi thực hiện hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác là nhằm chiếm đoạt tài sản.

» Luật sư tư vấn luật hình sự

Liên hệ Văn phòng luật sư bảo hộĐiện thoại: 0768236248 (số mạng viettel) - Chat Zalo Website: Luatsubaoho.com - Luật sư tư vấn pháp luật, tham gia bảo hộ quyền lợi vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, đất đai, hình sự, hành chính, doanh nghiệp, xin cấp giấy tờ...

Bài cùng chuyên mục:

  • Tổng hợp văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật Dân sự 2015
  • Tổng hợp các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật Hình sự 2015
  • Tiền án, tiền sự là gì? Thời gian để xoá án tích, xóa tiền sự là bao lâu?
  • Thời hạn xóa tiền sự bao lâu? sau khi xử phạt hành chính
  • Những tranh chấp phải tiến hành hòa giải
  • Từ khóa » Sự Tống Tiền Là Gì