Xử Lý Hành Vi Tống Tiền Người Khác? - Luật Dương Gia
Có thể bạn quan tâm
Xử lý hành vi tống tiền người khác? Hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và cưỡng đoạt tài sản phải chịu trách nhiệm pháp lý như thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư! Luật sư cho em hỏi: Em ở chung với 1 người bạn, cách đây khoảng 1 tháng người này sử dụng thủ đoạn mượn xe để lừa lấy xe của em đem cầm cố. Sau đó em báo gia đình và gia đình đã đền bù lại cho em với số tiền là 21.500.000vnd và em đã ký giấy bán xe cho cô của người kia. Cách đây vài ngày, người bạn đó có nhắn tin cho em nói là bây giờ em phải đưa 11.000.000 triệu thì nó sẽ trả lại em tờ giấy cầm xe. Còn xe cầm 5.500.000 thì em tự chuộc ra. Nếu em không đưa tiền nó sẽ bán xe em và uy hiếp là sẽ nói với gia đình em về việc mất xe (hiện tại gia đình chưa biết). Vậy nó có bị quy vào tội tống tiền không ạ? Và em có thể báo công an trong trường hợp này không? Cảm ơn luật sư!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Trong trường hợp này của bạn, bạn có bạn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về hai tội sau:
Thứ nhất, tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Căn cứ khoản 1 Điều 140 Bộ luật hình sự 1999, sửa đổi, bổ sung 2009 quy định như sau:
Người nào có một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ bốn triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới bốn triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:
a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó;
b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
Cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản từ những dấu hiệu sau:
Chủ thể: Chủ thể tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là người từ 16 tuổi trở lên, không rơi vào trường hợp mất năng lực hành vi dân sự. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản tại khoản 3, khoản 4 Điều 140 Bộ luật hình sự 1999, sửa đổi, bổ sung 2009.
Hành vi: Người phạm tội này có hành vi chiếm đoạt tài sản thông qua hợp đồng vay, mượn hoặc thông qua giao dịch khác rồi dùng thủ đoạn lừa dối để chiếm đoạt tài sản của người khác, hoặc bỏ chốn nhằm chiếm đoạt tài sản, hoặc không thể trả lại tài sản do dùng vào mục đích bất hợp pháp.
Hậu quả: Người phạm tội này phải chiếm đoạt tài sản từ bốn triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới bốn triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm
Lỗi: Người thực hiện tội phạm với lỗi cố ý trực tiếp.
Trong trường hợp này của bạn, bạn có bạn có hành vi mượn xe của bạn rồi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt chiếc xe của bạn. Giá trị chiếc xe chưa được định giá chính xác nhưng khẳng định được giá trị chiếc xe trên 4 triệu. Do vậy, bạn của bạn có đủ yếu tố cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Thứ hai, tội cưỡng đoạt tài sản theo khoản 1 Điều 135 Bộ luật hình sự 1999 quy định như sau:
Người nào đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.
Dấu hiệu tội cưỡng đoạt tài sản:
Chủ thể:
Người từ đủ 16 tuổi trở lên, không rơi vào trường hợp mất năng lực hành vi dân sự.
Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội cưỡng đoạt tài sản tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 135 Bộ luật hình sự 1999.
Hành vi: Người phạm tội thực hiện hành vi sau đây được xác định là cưỡng đoạt tài sản:
+ Đe dọa dùng vũ lực: Đe dọa dùng vũ lực là hành vi được thể hiện thông qua của chỉ, lời nói, hành động làm cho người bị hại nhận thấy hành vi này có tính uy hiếp, đe dọa mặc dù việc dùng vũ lực không xảy ra ngay tức khắc.
+ Uy hiếp tinh thần người bị hại nhằm chiếm đoạt tài sản.
Uy hiếp tinh thần được thực hiện thông qua thủ đoạn khác nhau như dọa sẽ hủy hoại tài sản nếu người có trách nhiệm về tài sản không giao tài sản cho người phạm tội, bịa đặt, vu khống người có trách nhiệm về tài sản, dọa tố cáo hành vi sai phạm hoặc bí mật đời tư…
Lỗi: Người phạm tội cưỡng đoạt tài sản với lỗi cố ý. Đó có thể là cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Như vậy, trong trường hợp này, bạn của bạn có hành vi uy hiếp bạn để buộc bạn đưa cho họ tiền. Nếu không đưa bạn của bạn sẽ bán xe và nói với gia đình nhà bạn biết. Hành vi của bạn của bạn hoàn toàn được thực hiện với lỗi cố ý. Do đó, bạn hoàn toàn có thể tố cáo bạn của bạn về tội cưỡng đoạt tài sản và tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Từ khóa » Sự Tống Tiền Là Gì
-
Tội Tống Tiền Bộ Luật Hình Sự 2015
-
Tống Tiền Nhưng Chưa Nhận Tiền Có Phải Chịu Trách Nhiệm Hình Sự ...
-
Hành Vi Tống Tiền Người Khác Bị Xử Lý Thế Nào Theo Quy định Pháp Luật?
-
Từ điển Tiếng Việt "tống Tiền" - Là Gì?
-
Hành Vi đe Dọa Tống Tiền Bị Xử Lý Thế Nào ? - Luật Minh Khuê
-
Khi Bị Người Khác Quay Clip Nóng Tống Tiền Thì Phải Làm Sao?
-
Đe Dọa Tống Tiền Bằng Video Nóng Bị Xử Phạt Như Thế Nào?
-
Tống Tiền Người Khác Thì Phạm Tội Gì? | Công Ty Luật Uy Tín
-
Tư Vấn Hành Vi đe Dọa Tống Tiền Bị Xử Lý Như Thế Nào? - Luat Su Bao Ho
-
Hành Vi Cấu Thành Tội Tống Tiền? | Luật Sư Thủ Đô
-
Ransomware Là Gì? Cách Phòng Chống Mã Độc Tống Tiền - CyStack
-
Dàn Dựng Bắt Cóc để Tống Tiền Thì Phạm Tội Gì? - LuatVietnam
-
Tội Cưỡng đoạt Tài Sản: Những Dấu Hiệu Cơ Bản | Luật Sư
-
Phạm Tội Lừa đảo Chiếm đoạt Tài Sản Công Dân Và Giả Mạo Văn