【TƯ VẤN】Tiểu đường Có ăn Sầu Riêng được Không?
Có thể bạn quan tâm
Danh mục nội dung
- 1. Lợi ích của sầu riêng
- 2. Bệnh nhân tiểu đường không nên ăn thực phẩm nào?
- 3. Tiểu đường có ăn sầu riêng được không?
- 4. Phụ nữ mang thai có nên ăn sầu riêng?
1. Lợi ích của sầu riêng
Trong thành phần của sầu riêng có rất nhiều calo, trong 100gam sầu riêng thì có đến 129-181 calo. Chính vì vậy 1 trái sầu riêng nặng từ 1 – 1,5kg sẽ cung cấp khoảng 1000 calo.
Hơn nữa, sầu riêng còn chứa cả rất nhiều Protein, chất béo toàn phần, hay chất béo no, 3,1 gam chất xơ, carbohydrate, cholesterol; Natri… Hàm lượng dinh dưỡng có trong sầu riêng rất cao. Thịt quả sầu riêng hội tụ đủ đường, đạm, chất béo, và chất xơ nữa. Ngoài ra, sầu riêng còn có vitamin A, axit ascorbic, canxi, phốt pho, protein.
Một điểm đặc biệt nữa là, rễ và lá của cây sầu riêng có khả năng chữa bệnh vàng da, sốt. Nấu 200ml nước của 10-20 gam lá sầu riêng khô để uống mỗi ngày sẽ có công dụng chữa được bệnh vàng da. Hạt sầu riêng có tác dụng như thuốc bổ, chế biến thức ăn, làm gia vị trong nhiều loại kẹo mứt.
Từ một số nghiên cứu cho biết, lợi ích của ăn sầu riêng là giúp hệ thần kinh thư giãn, đẩy lùi các chứng lo âu, chán nản, loại bỏ chứng trầm cảm. Nhưng cũng khuyên mọi người chỉ nên ăn tối đa khoảng 150gam sầu riêng một ngày để tránh nóng trong người.
2. Bệnh nhân tiểu đường không nên ăn thực phẩm nào?
– Kiêng không được ăn đồ ăn có đường như các loại bánh, kẹo, mứt, socola, chè, hay bánh bông lan, hay đường trắng, khoai lang, nước trái cây, sữa đặc có đường (người tiểu đường có thể uống sữa đậu nành không đường hoặc sữa tươi không đường)…
– Các đồ ăn giàu tinh bột (bánh mì, bún, phở, bánh bao…) thì phải điều chỉnh, tiết chế theo chỉ dẫn của các thầy thuốc.
– Kiêng thức ăn có nhiều cholesterol như lòng đỏ trứng, thịt mỡ (mỡ bò, mỡ heo…), nội tạng động vật, hoặc mực, óc động vật, gan…
– Những loại trái cây ngọt có chứa nhiều đường như: nhãn, hồng xiêm, sầu riêng (rất kỵ sầu riêng), xoài chín, nho, vải… vì lượng đường huyết sau khi ăn sẽ tăng cao.
– Đối với người bệnh tiểu đường nặng, chức năng thận bị rối loạn, tuyệt đối hạn chế đồ ăn nhiều đạm.
– Phải kiêng rượu và thuốc lá.
3. Tiểu đường có ăn sầu riêng được không?
Chỉ số đường huyết của sầu riêng rất cao lên tới 70 %. Chính vì vậy ngay sau khi ăn sầu riêng xong, đường huyết tăng cao rất nhanh … nên sầu riêng là loại hoa quả cần phải kiêng.
Đường hóa học isomalt là chất thay thế đường, ảnh hưởng ít đến đường huyết. Mỗi gam isomalt cung cấp 2 kilocalories. Isomalt được công nhận là phụ gia thực phẩm an toàn. Nhưng sử dụng nhiều có thể gây tiêu chảy và bụng bị sình, nên không dùng quá 50gam mỗi ngày đối với người lớn.
Đối với những người thích đồ ăn ngọt nên hạn chế ăn, và có thể ăn các đồ ăn ngọt từ trái cây hay món thạch, chè đậu xanh, đậu đỏ nêm bằng đường saccharin.
4. Phụ nữ mang thai có nên ăn sầu riêng?
Loại trái cây miền nam này có thành phần chất xơ cực dồi dào có khả năng giúp phòng ngừa các vấn đề táo bón. Bên cạnh đó, phụ nữ mang thai khi ăn sầu riêng sẽ phòng tránh được chứng đau đầu, mệt mỏi do sầu riêng có chứa chất sắt và folate.
Đối với phụ nữ mang thai khó ăn, khi ăn sầu riêng sẽ giúp thấy ngon miệng hơn do trong thịt quả sầu riêng có chứa thianin làm dạ dày hoạt động mạnh hơn tạo cảm giác nhanh đói, thèm ăn. Việc ăn sầu riêng trong khi mang thai sẽ giúp răng trở nên chắc khỏe hơn do trong sầu riêng chứa photpho. Bên cạnh đó, sầu riêng có chất Kali ngăn không cho canxi thoát ra ngoài nước tiểu nên khi ăn sầu riêng, cả mẹ và bé sẽ hấp thu được nhiều canxi hơn, rất tốt cho xương.
Thế nhưng nếu như ăn sầu riêng khi mang thai không đúng cách, thì gây ra khá nhiều nguy hiểm. Nhất là với các trường hợp bà bầu mang thai đang bị bệnh suy thận, hay mụn nhọt tuyệt đối hạn chế ăn loại quả này.
Do lượng đường trong sầu riêng khá cao, bên cạnh đó được xếp vào các loại thực phẩm nóng. Nếu như phụ nữ mang thai ăn có thể gây đầy hơi, khó tiêu hóa, bốc hỏa, tăng huyết áp. Nặng hơn, ăn sầu riêng khi mang thai còn có thể gây mất ngủ, nước tiểu vàng, tim đập nhanh, xuất huyết, thậm chí là đột quỵ.
Đối với bà bầu đang mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, thì sầu riêng là thực phẩm “cấm kỵ” bởi vì ăn vào hàm lượng sẽ tăng cao, gây nguy hiểm cho cả mẹ và con.
Bà bầu thừa cân, béo phì trong thai kỳ thì cũng không nên vì lượng calo nhiều trong sầu riêng làm mẹ béo phì, nguy hiểm cho cả mẹ lẫn con. Phụ nữ mang thai nếu ăn sầu riêng, thì cần ăn đúng cách.
Chúng ta cần nắm chắc kiến thức về “bệnh tiểu đường ăn sầu riêng được không” . Để phòng tránh mắc bệnh tiểu đường, người dân cần tuân thủ lối sống lành mạnh, áp dụng chế độ dinh dưỡng hợp lý và rèn luyện thể lực đều đặn. Bên cạnh đó, chúng ta cần đi khám sức khỏe thường xuyên, xét nghiệm đường huyết theo định kỳ để phát hiện sớm triệu chứng, từ đó có thể phòng ngừa kịp thời để ngăn chặn sự tiến triển thành bệnh.
Bạn đang xem bài viết: Tiểu đường có ăn sầu riêng được không? tại Chuyên mục Thức ăn dành cho người tiểu đường
https://kienthuctieuduong.vn/
4.9 70 Chia sẻTừ khóa » Chỉ Số Gi Của Sầu Riêng
-
Những Loại Trái Cây Người Tiểu đường Không Nên ăn
-
Bị Tiểu đường Có Nên ăn Sầu Riêng? - Vinmec
-
Người Bệnh Tiểu đường Có ăn được Sầu Riêng Không?
-
Người Bệnh Tiểu đường Có Nên ăn Sầu Riêng Không?
-
Tại Sao Sau Khi ăn Sầu Riêng, đường Huyết Lại Tăng Cao?
-
Top 15 Chỉ Số Gi Của Sầu Riêng
-
Tiểu đường ăn Sầu Riêng được Không? - Thuốc Dân Tộc
-
Tiểu đường Thai Kỳ ăn Sầu Riêng được Không? - Nhà Thuốc Long Châu
-
Bác Sĩ Giải đáp: Tiểu đường ăn Sầu Riêng được Không? - Metaherb
-
Bị Tiểu đường Có Nên ăn Sầu Riêng? - Mới Nhất 2022
-
Bị Tiểu đường Có Nên ăn Sầu Riêng? - Suckhoe123
-
BỊ TIỂU ĐƯỜNG CÓ NÊN ĂN SẦU RIÊNG KHÔNG?
-
Tiểu đường ăn Sầu Riêng được Không? Tại Sao được Và Không?
-
Ăn Sầu Riêng Có Béo Không? Ăn Sầu Riêng Có Tốt Không? - Toshiko