Tục Ngữ Về "cá Chốt" - Ca Dao Mẹ

Những bài ca dao - tục ngữ về "cá chốt":
  • Con tôm lộn đít lộn đầu

    Con tôm lộn đít lộn đầu Chê con cá chốt có râu dính bùn

    Dị bản
    • Tôm kia cứt lộn trên đầu Lại chê cá chốt hàm râu dính bùn

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Trào phúng, phê phán đả kích
    • Thẻ:
      • cá chốt
      • con tôm
    • Người đăng: Nguiễn Sơn
    • 31 October,2013
  • Chợ Giồng triệt một thằng Tây

    Chợ giồng triệt một thằng Tây Mấy chú mộ nghĩa đem thây bỏ đìa Bỏ đìa cho quạ nó tha Cho cá chốt rỉa làm ma không mồ

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Quê hương đất nước
      • Lịch sử
      • Đấu tranh, phản kháng
    • Thẻ:
      • Chợ Giồng
      • cá chốt
      • giặc Tây
      • nghĩa quân
      • mồ mả
      • quạ
    • Người đăng: Đậu Quang Nam
    • 3 September,2013
  • Bạc Liêu nước chảy lờ đờ

    Bạc Liêu nước chảy lờ đờ Dưới sông cá chốt trên bờ Triều Châu.

    Dị bản
    • Bạc Liêu là xứ quê mùa Dưới sông cá chốt, trên bờ Tiều Châu

    • Bạc Liêu là xứ cơ cầu Dưới sông cá chốt, Triều Châu trên bờ

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Quê hương đất nước
    • Thẻ:
      • Nam Bộ
      • Bạc Liêu
      • cá chốt
      • Triều Châu
    • Người đăng: Phan An
    • 6 March,2013
Chú thích
  1. Dân gian ta vẫn hay nhầm nội tạng tôm (nằm ở phần đầu) là phân nên mới có câu "Họ nhà tôm lộn cứt lên đầu."
  2. Cá chốt Một loài cá có rất nhiều ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ, thịt có màu vàng óng hoặc trắng, dai và thơm, được chế biến thành rất nhiều món ngon hoặc để làm mắm. Cá chốt có ngạnh nhọn, đâm phải sẽ gây đau nhức. Tên gọi loài cá này bắt nguồn từ tiếng Khmer trey kanchos.

    Đọc thêm truyện Bắt cá chốt của tác giả Trần Văn.

    Cá chốt kho

    Cá chốt kho

  3. Giồng Dải đất nổi cao ở ven sông do phù sa bồi đắp. Giồng có thể là do phù sa bồi đắp lâu năm tạo thành, hoặc cũng có thể do người dân tạo thành trong lúc đào kênh mương dẫn nước để lập vườn tược. Đất giồng là đất phù sa pha cát, sạch phèn, màu mỡ, nên rất thuận tiện để trồng trọt. Ở Nam Bộ có nhiều địa danh với tiền tố Giồng như Giồng Trôm, Giồng Tượng, Giồng Ông Tố...
  4. Triệt Tiêu diệt cho hết.
  5. Mộ Mến phục.
  6. Đìa Ao được đào sâu có bờ chắn giữ nước để nuôi cá.

    Bắt cá trong đìa

    Bắt cá trong đìa

  7. Bạc Liêu Một địa danh thuộc miền duyên hải Nam Bộ. Vùng đất này từ xưa đã là nơi sinh sống của nhiều dân tộc khác nhau: người Hoa, người Việt, người Khmer, người Chăm... Tên gọi “Bạc Liêu,” đọc giọng Triều Châu là "Pô Léo," có nghĩa là xóm nghèo, làm nghề hạ bạc, tức nghề chài lưới, đánh cá, đi biển. Ý kiến khác lại cho rằng "Pô" là "bót" hay "đồn," còn "Liêu" có nghĩa là "Lào" (Ai Lao) theo tiếng Khmer, vì trước khi người Hoa kiều đến sinh sống, nơi đó có một đồn binh của người Lào. Người Pháp thì căn cứ vào tên Pô Léo theo tiếng Triều Châu mà gọi vùng đất này là Pêcherie-chaume có nghĩa là "đánh cá và cỏ tranh."
  8. Triều Châu Một địa danh nay thuộc tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Trong lịch sử, người Triều Châu đến định cư và lập nghiệp tại Việt Nam từ rất sớm, và có ảnh hưởng rõ nét đến đời sống văn hóa - xã hội của nước ta, rõ nhất là về mặt ngôn ngữ và ẩm thực. Cái tên Triều Châu còn được gọi chệch đi là "Sìu Châu," "Tiều Châu" hoặc "Thiều Châu."

    Kẹo chú Sìu Châu đâu đọ được Bánh bà Hanh Tụ cũng thua xa (Sắm Tết - Tú Xương)

  9. Cơ cầu Khổ cực, thiếu thốn.

Từ khóa » Câu Thơ Về Con Chốt