Tuyệt đối Không Dùng Giấy Báo, Giấy In Gói Thực Phẩm
Có thể bạn quan tâm
Chì là kim loại rất quen thuộc với chúng ta, đó là kim loại mềm, dễ uốn, dễ kéo dài, có khả năng chịu được mài mòn, chống ăn mòn, ngăn cản sự xuyên qua của những tia bức xạ, tia phóng xạ. Do các ưu điểm đặc trưng như vậy nên chì được ứng dụng rộng rãi trong các ngành chế tạo sơn, làm đồ thủy tinh, làm gốm, tráng men, mực in, sản xuất đồ gia dụng... Tuy nhiên, chì lại được các cơ quan chuyên môn xác định là chất độc hại và rất nguy hiểm đối với môi trường và sức khỏe của con người. Vì vậy, khi sử dụng giấy báo để bao gói thực phẩm thì nguy cơ nhiễm chì là rất cao.
Dùng giấy báo để gói thực phẩm có thể gây ngộ độc. Ảnh: T.L
Ngoài ra, trong quá trình sản xuất, in báo có dùng các dung môi hữu cơ cũng độc hại không kém. Khi làm khô một số dung môi cũng bay hơi, nhưng một phần nhỏ vẫn sẽ bị lưu lại và gây hại đến sức khỏe. Vì thế, các chuyên gia khuyên không nên để đồ ăn tiếp xúc với mực báo in.
Hơn nữa, báo hay giấy in được sử dụng để bọc, lót đồ ăn thường là báo cũ, báo cũ trải qua rất nhiều khâu in ấn, vận chuyển, chuyền tay nhiều người sẽ dính nhiều vi khuẩn. Đặc tính thấm hút của báo rất tốt nên vi khuẩn dễ dàng ẩn nấp trên bề mặt tờ báo. Người xem tờ báo càng nhiều thì vi khuẩn bám vào bề mặt tờ báo cũng nhiều lên. Khi chúng ta ăn phải những thức ăn được gói bằng giấy báo trong một vài lần thì không có gì đáng bàn, nhưng nếu việc đó được diễn ra một cách thường xuyên, liên tục thì chì và các hóa chất có trong mực in của giấy báo sẽ thâm nhập vào cơ thể, trước mắt chưa gây phản ứng rõ ràng nhưng nếu được tích lũy trong nhiều ngày, thì đến một thời điểm nào đó nó sẽ là tác nhân gây ngộ độc, thậm chí nguy hại đến tính mạng của chúng ta.
Để đảm bảo sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng, nên sử dụng một số loại lá cây trồng có sẵn để bao gói thực phẩm rất an toàn mà lại thân thiện với môi trường như lá chuối, lá dong, lá dừa, lá sen... có chứa nhóm nhân phenol gây ức chế vi khuẩn và rất dễ bị phân hủy trong đất. Các loại lá này rất sạch, mùi thơm đặc trưng, mềm, mịn, bề mặt trơn nên ít bám bụi và không giữ nước do đó chỉ cần rửa sơ, lau sạch là có thể bao gói thực phẩm rất an toàn. Nên phơi nắng lá cho héo thì khi gói ít để không khí lọt qua khi gói chả, nem, bánh...
Bác sĩ Thu Hằng
Giảm đường để tránh sâu răng | Những động tác "yêu" chết người | Món ăn bài thuốc và day bấm huyệt trị bệnh tiểu đường |
Từ khóa » Bọc đồ ăn Bằng Giấy Báo
-
Không Nên Dùng Giấy Báo để Gói Thức ăn - Tuổi Trẻ Online
-
Cảnh Báo Nhiễm độc Chì Do ăn Thực Phẩm Gói Bằng Giấy Báo
-
Những Nguy Cơ Từ Bọc Thực Phẩm Bằng Giấy Báo
-
Nguy Hại Khi Dùng Giấy Báo Gói Thực Phẩm - Hànộimới
-
Gói Thực Phẩm Bằng Giấy Báo: Nguy Cơ Nhiễm độc Chì | PK Bình Minh
-
Dùng Giấy Báo Gói đồ ăn: Tiện Nhưng Hại | VIAM
-
Top 14 Giấy Báo Bọc Thức ăn 2022
-
Lý Do Không Nên Dùng Giấy Báo Gói Thực Phẩm
-
Độc Hại Từ Giấy Báo Bọc Thực Phẩm - Sức Khỏe Gia đình
-
Sai Lầm Tai Hại Khi Dùng Giấy Báo Bọc đồ ăn - SOHA
-
Dùng Giấy Báo Gói Xôi, Bánh Mì: Tưởng Vô Hại Mà Cực Kì Nguy Hiểm
-
Những Nguy Cơ Từ Bọc Thực Phẩm Bằng Giấy Báo - Dân Trí
-
Tại Sao Lại Không Nên ăn Bánh Mì Gói Bằng Giấy Báo?
-
Dùng Giấy Báo Gói Thức ăn Gây Nguy Hiểm Chết Người - 24H
-
Cách Sử Dụng Giấy Bạc Trong Chế Biến Thực Phẩm - Báo Kinh Tế đô Thị
-
Không Nên Dùng Giấy Báo để Gói đồ ăn - Báo Quân Đội Nhân Dân