Tỷ Số Nợ Trên Tổng Tài Sản - Cách Tính Và Ví Dụ Dễ Hiểu Nhất
Có thể bạn quan tâm
Tỷ số nợ trên tổng tài sản là một thông số tài chính nhằm xác định, đo lường năng lực của doanh nghiệp. Hiện vấn đề này đang nhận được khá nhiều sự quan tâm thời gian gần đây. Đoc hết bài viết dưới đây của Isinhvien để biết thêm nhiều thông tin hữu ích nhé.
Khái niệm tỷ số nợ trên tổng tài sản (TD/TA)
Tỷ số nợ trên tổng tài sản (Total-Debt-to-Total-Assets Ratio – TD/TA) là một loại tỉ lệ đòn bẩy xác định tổng số nợ liên quan đến tài sản, cho phép so sánh mức đòn bẩy được sử dụng giữa các công ty khác nhau.
Tỷ lệ TD/TA càng cao thì công ty có mức độ đòn bẩy (DoL) càng cao và do đó, rủi ro tài chính càng lớn.
Tỷ số nợ trên tổng tài sản là một tỉ lệ để phân tích bảng cân đối kế toán của một công ty sử dụng cả nợ dài hạn và nợ ngắn hạn (các khoản vay đáo hạn trong vòng một năm), cũng như tất cả các tài sản hữu hình và vô hình.
Công thức tính tỷ số nợ trên tổng tài sản (TD/TA)
TD/TA = (Nợ ngắn hạn + Nợ dài hạn)/ Tổng tài sảnTỷ số nợ trên tổng tài sản là thước đo tài sản được tài trợ bằng nợ thay vì vốn chủ sở hữu của một công ty.
Tỷ số TD/TA cho thấy một công ty đã phát triển và tạo ra tài sản của mình theo thời gian như thế nào.
Ngoài việc để đánh giá liệu công ty có đủ tiền để đáp ứng các nghĩa vụ nợ hiện tại hay không, các nhà đầu tư còn sử dụng tỉ lệ này để xem xét liệu công ty có thể trả lợi nhuận cho khoản đầu tư của họ hay không.
Các chủ nợ sử dụng tỉ số này để xem công ty đã có bao nhiêu nợ và khả năng trả nợ hiện tại của công ty, từ đó quyết định có gia hạn các khoản vay bổ sung cho công ty hay không.
Ví dụ về tỷ số nợ trên tổng tài sản
Xem xét tỷ số nợ trên tổng tài sản của ba công ty: Công ty Walt Disney, Chipotle Mexican Grill và Sears Holdings cho năm tài chính 2017.
(đơn vị hàng triệu) | Disney | Chipotle | Sears |
---|---|---|---|
Tổng số nợ | 50.785$ | 623,61$ | 13.186$ |
Tổng tài sản | 95.789$ | 2.026$ | 9.362$ |
TD/TA | 0,5302 | 0,3078 | 1,4085 |
Tỉ số nợ trên tổng tài sản (TD/TA) lớn hơn 1 cho thấy một phần đáng kể tài sản được tài trợ bởi các khoản nợ. Hay nói cách khác, công ty có nhiều khoản nợ hơn tài sản.
Tỉ lệ TD/TA cao cũng chỉ ra rằng một công ty có thể có nguy cơ vỡ nợ đối với các khoản vay nếu lãi suất tăng đột ngột.
Tỉ lệ nợ trên tổng tài sản (TD/TA) dưới 1 có nghĩa là phần lớn tài sản của công ty được tài trợ bằng vốn chủ sở hữu.
Từ bảng trên, Sears có mức độ đòn bẩy cao hơn nhiều so với Disney và Chipotle, do đó, mức độ linh hoạt tài chính cũng thấp hơn. Trong thực tế, công ty Sears đã tuyên bố phá sản vào tháng 10 năm 2018.
Do đòn bẩy quá cao, các nhà đầu tư và chủ nợ coi Sears là một công ty rủi ro để đầu tư và cho vay.
Nghĩa vụ nợ phải được thanh toán trong tất cả các trường hợp. Nếu không, công ty sẽ vi phạm các giao ước nợ và có nguy cơ bị các chủ nợ buộc phải phá sản.
Các khoản nợ khác như khoản phải trả hay hợp đồng thuê dài hạn vẫn có thể thương lượng.
Một công ty có đòn bẩy cao sẽ khó khăn hơn để duy trì hoạt động trong thời kì suy thoái so với một công ty có đòn bẩy thấp.
Lưu ý tổng nợ không bao gồm các khoản nợ ngắn hạn như khoản phải trả và các khoản nợ dài hạn như cho thuê vốn và các nghĩa vụ chương trình hưu trí.
Hạn chế của tỷ số nợ trên tổng tài sản (TD/TA)
Hạn chế của Tỷ số nợ trên tổng tài sản là tỉ lệ này không cho biết chất lượng tài sản do nó gộp tất cả các tài sản hữu hình và vô hình lại với nhau.
Giống như tất cả các tỉ lệ khác, tỷ số nợ trên tổng tài sản cần được xác định theo thời gian. Điều này sẽ giúp đánh giá lược đồ rủi ro tài chính công ty có được cải thiện hay không.
Ví dụ, một xu hướng ngày càng tăng của tỷ số TD/TA cho thấy công ty này không có sẵn hoặc không thể trả hết nợ, và báo hiệu công ty có thể sẽ vỡ nợ tại một thời điểm nào đó trong tương lai.
Lời kết
Tỷ số nợ trên tổng tài sản (TD/TA) cho biết có bao nhiêu phần trăm tài sản của doanh nghiệp là từ đi vay. Qua đây biết được khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp. Tỷ số này mà quá nhỏ, chứng tỏ doanh nghiệp vay ít. Điều này có thể hàm ý doanh nghiệp có khả năng tự chủ tài chính cao. Song nó cũng có thể hàm ý là doanh nghiệp chưa biết khai thác đòn bẩy tài chính, tức là chưa biết cách huy động vốn bằng hình thức đi vay. Ngược lại, tỷ số này mà cao quá hàm ý doanh nghiệp không có thực lực tài chính mà chủ yếu đi vay để có vốn kinh doanh. Điều này cũng hàm ý là mức độ rủi ro của doanh nghiệp cao hơn.
Isinhvien hi vọng thông qua bài viết, bạn đọc đã nắm bắt phần nào những nội dung cơ bản của chủ đề tỷ số nợ trên tổng tài sản, từ đó có những quyết định lựa chọn đầu tư đúng đắn. Truy cập chuyên mục Kế toán tài chính để cập nhật bài viết mới của Isinhvien nhé.
Từ khóa » Hệ Số Nợ Dài Hạn Trên Tổng Tài Sản
-
Tỉ Lệ Nợ Dài Hạn Trên Tổng Tài Sản Là Gì? Công Thức Tính Và Ví Dụ Thực ...
-
Tỉ Lệ Nợ Dài Hạn Trên Tổng Tài Sản (Long-Term-Debt-to-Total-Assets ...
-
Lưu ý Quan Trọng Về Hệ Số Nợ Trên Tổng Tài Sản - Luật Doanh Nghiệp
-
Công Thức Tính Hệ Số Nợ Dài Hạn
-
Tỷ Số Nợ Dài Hạn Trên Tổng Tài Sản - Tổng Quan Tài Liệu Nghiên Cứu
-
Hệ Số Tài Sản Dài Hạn Trên Vốn Chủ Sở Hữu Kts - 123doc
-
Nợ Dài Hạn - Định Nghĩa, Ví Dụ, Q&A | Từ điển ProFin
-
Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp - Phần Mềm Kế Toán Smart Pro
-
Phân Tích Khả Năng Thanh Toán Nợ Dài Hạn - TaiLieu.VN
-
[PDF] Báo Cáo Tài Chính Quý III Năm 2016 - Eastspring Investments
-
[XLS] TỔNG HỢP VÀ SO SÁNH KẾT QUẢ - Báo Cáo Tài Chính
-
Tỷ Lệ Tổng Nợ Trên Vốn Chủ Sở Hữu - SHS
-
Xem Thuật Ngữ - SHS
-
Chỉ Tiêu Tài Chính Trong Doanh Nghiệp Nói Lên điều Gì