U Hạt Nhiễm Khuẩn Có Chữa Khỏi được Không ? - Trị Nám Da

U hạt nhiễm khuẩn là bệnh lý thường xuất hiện sau khi có tổn thương da, tuy lành tính nhưng chúng ảnh hưởng không nhỏ đến thẩm mỹ và sinh hoạt. Liệu u hạt nhiễm khuẩn có chữa khỏi được không ? Cách điều trị u hạt nhiễm khuẩn như thế nào?

Hỏi: Khoảng gần 1 tháng trước trên cổ em bỗng xuất hiện một u máu nhỏ có bề mặt trơn bóng, một thời gian sau khi chúng vỡ ra và chảy máu. Sau đó chúng lại tiếp tục mọc và to hơn lúc đầu khiến cháu rất e ngại khi tiếp xúc. Chúng có tìm hiểu trên mạng các triệu chứng giống mình thì biết đó là u hạt nhiễm khuẩn. Không biết u hạt nhiễm khuẩn có nguy hiểm gì không, chữa được không và áp dụng cách nào vậy ạ? Khối u hạt đó đây ạ!

u-hat-nhiem-khuan-co-chua-khoi-duoc-khong

Mong sớm nhận được phản hồi từ bác sĩ!

(Thu Trà – Nghệ An)

*TƯ VẤN BẠN ĐỌC:

Dựa vào hình ảnh mà bạn ghi lại, có thể chẩn đoán đó là triệu chứng bệnh u hạt nhiễm khuẩn. U hạt nhiễm khuẩn là bệnh lý thường xuất hiện sau khi có tổn thương da, có liên quan đến sự tăng sinh da, biểu hiện là một khối màu đỏ, bóng rất dễ xuất huyết do ở đây có nhiều mạch máu nhỏ. U hạt nhiễm khuẩn còn được gọi với tên khác như: u hạt giãn mạch hay u mạch máu dạng thùy của mao mạch.

Mọi độ tuổi đều có thể gặp phải song trẻ em và người trẻ tuổi là đối tượng có xu hướng mắc u hạt nhiễm khuẩn nhiều hơn cả. Cổ, mặt, cánh tay, ngón tay, niêm mạc miệng,… là những vị trí tổn thương thường gặp nhất.

u-hat-nhiem-khuan-co-chua-khoi-duoc-khong2

Nguyên nhân bệnh u hạt nhiễm khuẩn

U hạt nhiễm khuẩn thường xuất hiện sau các tổn thương do rệp cắn hoặc do vết cào gãi trên da thường xuyên. Tuy nhiên, nguyên nhân gây bệnh cũng chưa được làm rõ. Nhiều kết luận cho rằng u hạt nhiễm khuẩn hình thành có liên quan đến các yếu tố sau:

  • Thay đổi hocmon: Đây cũng là một trong những căn nguyên chính gây u hạt nhiễm khuẩn, nó lý giải vì sao có khoảng 5% phụ nữ mang thai gặp phải thương tổn này.
  • Dùng thuốc: Một số loại thuốc có thể tác động gây bệnh như: etinoid đường toàn thân (acitretin hoặc isotretinoin), các thuốc ức chế protease,…
  • Nhiễm khuẩn tụ cầu vàng.
  • Dị dạng vi mạch máu,…

U hạt nhiễm khuẩn có nguy hiểm không?

Không gây nguy hiểm đến sức khỏe bởi chúng thường lành tính, tuy nhiên  u hạt nhiễm khuẩn lại gây phiền toái không nhỏ và ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh nếu không được chữa trị hoàn toàn.

U hạt nhiễm khuẩn có chữa khỏi được không? U hạt nhiễm khuẩn có thể được chữa khỏi bằng nhiều phương pháp khác nhau. Tuy nhiên không ít trường hợp bệnh thường tái phát sau đó tái phát trở lại do những mạch máu nuôi dưỡng ăn sâu vào lớp trung bì giống như hình nón. Theo the American Osteopathic College of Dermatology (AOCD): u hạt nhiễm khuẩn thường bị tái phát trong một nửa số ca bệnh, nhất là ở những người trẻ tuổi, người bị u hạt nhiễm khuẩn ở phần lưng trên.

Cách điều trị bệnh u hạt nhiễm khuẩn

Phương pháp điều trị u hạt nhiễm khuẩn phụ thuộc vào kích thước khối u, vị trí xuất hiện của nó trên cơ thể, đối tượng mắc bệnh và nguyên nhân gây bệnh. Cụ thể:

  u-hat-nhiem-khuan-co-chua-khoi-duoc-khong1

U hạt nhiễm khuẩn thường chữa trị bằng đốt laser

  • Do dùng thuốc: thường biến mất sau khi dùng thuốc mà không cần điều trị.
  • Ở phụ nữ có thai: thường chờ đợi cho đến sau khi sinh xem khối u có biến mất không mới áp dụng các phương pháp khác để chữa trị.
  • Xuất hiện ở mắt: loại bỏ bằng cách phẫu thuật hoặc điều trị bằng thuốc mỡ có chứa corticosteroid để làm giảm viêm.
  • Có kích thước lớn: thường được loại bỏ bằng curet và đốt cầm máu nhằm giảm nguy cơ tái phát; hoặc dùng tia laser.
  • Có kích thước nhỏ: sử dụng phương pháp nitơ áp lạnh,…

Không nên quá lo lắng khi mắc u hạt nhiễm khuẩn. Đối với trường hợp của bạn, để loại u hạt an toàn và hiệu quả nhất bạn nên thăm khám. Căn cứ vào tình trạng cụ thể của mình mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Chúc bạn sức khỏe!

THÔNG TIN THÊM:

  • Điều trị bệnh mụn trứng cá đỏ – Phát hiện sớm chữa kịp thời
  • 4 cách chữa trị dị ứng da mặt nổi mẩn hiệu quả
Đánh giá bài viết

Từ khóa » Chữa U Hạt Nhiễm Khuẩn