ỨNG DỤNG ỐNG BỘT TRONG ĐIỀU TRỊ NGOẠI KHOA
Có thể bạn quan tâm
Hiện nay với sự phát triển của khoa học kỹ thuật các vấn đề về mổ phẫu thuật luôn được áp dụng và là một kỹ thuật tiên tiến trong ngoại khoa bên cạnh đó vấn đề điều trị bảo tồn cũng luôn được quan tâm và phát triển , trong đó việc áp dụng điều trị bảo tồn bằng phương pháp sử dụng ống bột luôn được quan tâm và áp dụng như là kim chỉ nam cho những bệnh nhân tổn thương chi dưới I. ĐẠI CƯƠNG - Bột ống hoặc còn gọi là ống bột (Tuteur), là bột hình ống được giới hạn bởi: + Phía trên là: ở ngoài là cực dưới mấu chuyển lớn xương đùi, ở trong là dưới nếp bẹn chừng 2 cm (giống giới hạn đầu trên của bột đùi - cẳng - bàn chân). + Phía dưới là cổ chân, trên nếp gấp trước cổ chân 1- 2 cm (để khi gấp cổ chân mép bột không gây đau). - Ống bột được sử dụng khi tổn thương vùng gối và vùng gần gối. Các tổn thương vùng xa gối: nếu gần cổ chân người ta thường bó bột cẳng - bàn chân, nếu thân xương đùi thì ngược lại, bó bột chậu - lưng - chân. II. CHỈ ĐỊNH 1. Gẫy xương bánh chè, trật khớp xương bánh chè do chấn thương (đã nắn). 2. Gẫy 1 hoặc 2 lồi cầu đùi, liên lồi cầu xương đùi ít di lệch hoặc không lệch. 3. Gẫy đầu trên 1 hoặc 2 xương cẳng chân ít di lệch hoặc không lệch (mâm chầy, đầu trên xương mác, gai chầy). 4. Các loại gẫy xương kể trên có lệch nhưng vì lý do nào đó không mổ được (thể trạng yếu, có bệnh toàn thân nặng như ung thư di căn, tiểu đường, tim mạch, huyết áp, rối loạn đông máu, tâm thần phân liệt, các trường hợp từ chối mổ...). 5. Tổn thương các loại dây chằng và bong chỗ bám của các dây chằng vùng khớp gối (dây chằng chéo trước, dây chằng chéo sau, dây chằng bên ngoài, dây chằng bên trong...). 6. Sau nắn trật khớp gối, sau mổ khớp gối (gẫy hở, vết thương khớp gối, đứt gân bánh chè, đứt gân tứ đầu đùi, dẫn lưu mủ, hàn khớp gối...). 7. Chấn thương, chạm thương, tụ máu khớp gối. 8. Một số bệnh lý vùng khớp gối (viêm, lao, hư khớp, Osgood Schlatter...). 9. Sau một số phẫu thuật ở vùng gối. III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH Tương tự như với các loại bột đã nói ở các bài trên. 1. Gẫy xương hở từ độ II trở lên, trật hở khớp gối. 2. Có tổn thương mạch máu, thần kinh, hội chứng chèn ép khoang.
ST: Cao Hiệu(Khoa Ngoại)
Từ khóa » Bó Bột Chậu Lưng Chân
-
KINH NGHIỆM, HƯỚNG DẪN CHO BỘT CHẬU-LƯNG-CHÂN
-
KINH NGHIỆM, HƯỚNG DẪN CHO BỘT NGỰC-CHẬU-LƯNG-CHÂN
-
Quy Trình Bó Bột Chậu - Lưng - Chân - Kỹ Thuật Y Học
-
III.916. BÓ BỘT NGỰC CHẬU LƯNG CHÂN CÓ NẮN - Quê Hương
-
Kỹ Thuật Bó Bột Hip Spica Cast điều Trị Trật Khớp Háng Bẩm Sinh
-
CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH BÓ BỘT CHẬU LƯNG-CHÂN 1 Người Bệnh
-
Tư Thế đúng Của Bột Chậu -lưng - Chân Là:
-
Bệnh Học Ngoại Gẫy Thân Xương đùi - Dieutri.Vn
-
Bó Bột Là Gì? Quy Trình Thực Hiện Và Những Lưu ý Sau Bó Bột
-
Nẹp Bột Và Máng Bột Trong điều Trị Chấn Thương Gãy Xương - Vinmec
-
Tư Thế đúng Của Bột Chậu -lưng – Chân Là: - LamSon Education
-
Phẫu Thuật Thay Chỏm Bipolar Trong Điều Trị Gãy Cổ Xương Đùi
-
Quy Trình Kỹ Thuật Bột ống
-
Phương Pháp Nắn, Bó Bột, Tập Vận động Trong điều Trị Gãy Xương
-
[PDF] PHỤ LỤC QUY TRÌNH KỸ THUẬT - Trung Tâm Y Tế Huyện Tiên Yên
-
Chuyên Khoa Nắn Chỉnh Hình, Bó Bột - Trung Tâm Y Tế Quận Lê Chân