Ứng Suất Là Gì? Công Thức Tính ứng Suất ở Một Số ứng ... - Sen Tây Hồ
Có thể bạn quan tâm
Với những người làm trong ngành vật lý, xây dựng,.. đều biết đến khái niệm “ứng suất” nhưng hiểu về nó một cách kỹ càng thì có lẽ chưa nhiều người hiểu hết về nó. Hôm nay, chúng tôi sẽ cùng bạn tìm hiểu ứng suất là gì? Công thức tính ứng suất như thế nào? Đừng bỏ qua bài dưới đây, nó sẽ giúp ích cho bạn đấy.
Mục lục
- 1 Ứng suất là gì?
- 1.1 Ứng suất và biến dạng mối hàn được sinh ra trong quá trình hàn là do một số nguyên nhân sau:
- 1.2 Một số loại ứng suất
- 2 Công thức tính ứng suất
- 2.1 Cách tính ứng suất trung bình
- 2.2 Tìm hiểu một số ứng suất phổ biến trong cơ khí
Ứng suất là gì?
Ứng suất là đại lượng vật lý thể hiện nội lực và được phát sinh bên trong một vật thể biến dạng do tác động của ngoại lực như nhiệt độ, trọng lượng,…
Người thợ hàn sử dụng hàn để nung nóng bất kỳ một vật nào với khoảng thời gian rất ngắn và đạt đến nhiệt độ cao. Sự phân bố nhiệt độ theo một phương thẳng góc với trục mối hàn sẽ khác nhau khi đó sự thay đổi về thể tích ở các vùng lân cận và các vật bị hàn sẽ sinh ra ứng suất.
Ứng suất và biến dạng mối hàn được sinh ra trong quá trình hàn là do một số nguyên nhân sau:
+) Do nhiệt độ nung nóng và làm nguội không đều nên dẫn đến sự phân bố nhiệt độ trên các vật bị hàn và độ dãn nở của chúng cũng không đồng đều. Do đó, đã làm cho mối hàn và các vùng lân cận sinh ra ứng suất. Chính việc tạo ra ứng suất đã làm cho vật hàn bị biến dạng.
+) Do độ co ngót của kim loại lỏng ở vùng hàn khi kết tinh.
+) Khi đông đặc thể tích kim loại sẽ bị giảm vì vậy sẽ sinh ra ứng suất ở trong liên kết hàn. Đặc biệt, quá trình giảm thể tích của kim loại khi đông đặc còn được gọi là co ngót.
+) Do sự thay đổi của kim loại với các mối hàn và vùng lân cận quanh mối hàn.
+) Chịu sự ảnh hưởng của nhiệt nên phần kim loại mối hàn và các vùng lân cận sẽ thay đổi tổ chức, vì vậy sẽ tạo nên ứng suất trong vật hàn. Đặc biệt là các thép hợp kim và thép cacbon.
Một số loại ứng suất
Người ta có thể chia ứng suất thành một số tiêu chí sau:
- Ứng suất theo phạm vi tác động: được chia làm 3 phạm vi
- Ứng suất theo hướng phân bố trong không gian: hướng 1 chiều theo chi tiết thanh; theo hướng 2 chiều bao gồm các chi tiết tấm và vỏ; theo hướng 3 chiều bao gồm các chi tiết có cả 3 chiều kích thước.
- Ứng suất theo hướng thời gian tồn tại: Ứng suất tức thời và ứng suất dư
- Ứng suất theo hướng tác động so với trục mối hàn: ứng suất trực được song song với trục mối hàn; ứng suất ngang thường vuông góc với trục mối hàn.
Công thức tính ứng suất
Cách tính ứng suất trung bình
Tính ứng suất trung bình hay chính là ta đi tính cường độ nội lực bằng công thức như sau: σ=FA
Trong đó: σ là ứng suất, F là lực, A là diện tích bề mặt
Tìm hiểu một số ứng suất phổ biến trong cơ khí
Ứng suất uốn
Là ứng suất được sinh ra từ một chi tiết có tải trọng đặt nằm ngang với trục. Những tải trọng đó momen uốn trên chi tiết và tạo ra ứng suất uốn. Đại lượng này đạt cực đại trong mặt cắt ngang của chi tiết sẽ xuất hiện ở phần xa nhất tính từ trục trung hòa của mặt cắt.
Công thức tính ứng suất uốn lớn nhất là: σ= F.cA
Trong đó: F là độ lớn momen uốn tại mặt cắt; A là momen quán tính của mặt cắt ngang đối với trục trung hòa của nó; c là khoảng cách từ trục trung hòa đến mặt ngoài cùng của mặt cắt ngang.
Lưu ý: Độ lớn của ứng suất thay đổi theo tuyến tính trong mặt cắt ngang từ giá trị =0 tại trục trung hòa đến giá trị ứng suất kéo lớn nhất về một phía của trục. Khi đó ứng suất nén lớn nhất ở phía còn lại.
Ứng suất cắt
Là kết quả khi lực tác động lên vật mà gây ra biến dạng trượt của vật trên một mặt phẳng song song với hướng tác động của lực áp. Ví dụ người ta dùng kéo cắt một tấm vật liệu bằng tôn.
Công thức tính ứng suất cắt: lực cắt /diện tích mặt cắtσ=FA
Ứng suất cắt trực tiếp
Được sinh ra khi lực tác động có xu hướng cắt qua chi tiết như kéo hoặc dao. Hoặc khi chày và khuôn được dùng để đục một lỗ trên một tấm vật liệu.
Công thức tính ứng suất cắt trực tiếp:
- Ứng suất cắt trực tiếp = lực cắt/ diện tích chịu cắt = FÂ.S
- Ứng suất này được gọi là ứng suất cắt trung bình, tức là tính ứng suất phân bố đều trên diện tích mặt cắt.
Ứng suất pháp: kéo và nén
Là ứng suất được sinh ra khi sức cản bên trong của một diện tích đơn vị vật liệu ứng với tải trọng bên ngoài. Ứng suất pháp có 2 loại là kéo và nén.
Ứng suất của lực kéo/ nén đúng tâm= lực (kéo, nén)/ diện tích= FA
Bên cạnh đó còn một số ứng suất khác như ứng suất hữu hiệu, ứng suất xoắn, ứng suất đàn hồi, ứng suất trong các vật liệu như bê tông, thép, đáy móng,….
Như vậy, trên đây chúng tôi đã tổng hợp cho bạn những thông tin cơ bản về ứng suất và công thức tính ứng suất cho một số loại ứng suất tiêu biểu. Với bài viết này, hy vọng sẽ giúp ích cho bạn trong cách tính toán và xử lý độ bền của vật liệu.
XEM THÊM CÁC BÀI VIẾT KHÁC:
- Transistor mosfet là gì? Đặc điểm của Transistor mosfet
- Điện trở suất là gì? Những điều cần biết về điện trở suất
- Superfetch là gì? Cách vô hiệu hóa superfetch trên windows 10,8,7
Từ khóa » Cách Tính ứng Suất Tiếp
-
Ứng Suất Là Gì? Công Thức Tính ứng Suất ở Một Số ứng Suất Tiêu Biểu
-
Một Số Loại Ứng Suất Pháp Là Gì, Ứng Suất Pháp Trên Mặt Cắt ...
-
Các Công Thức Tính ứng Suất
-
Ứng Suất Cắt Là Gì? Công Thức Tính ứng Suất Ra Sao?
-
Giải Bài Tập Tính ứng Suất Tiếp Tương đương Lớn Nhất (SBVL2)
-
ứng Suất Cắt ( ứng Suất Tiếp ) - YouTube
-
[PDF] Thanh Chịu Uốn Phẳng
-
Sức Bền Vật Liệu - ôn Tập Về Lý Thuyết Và Bài Tập Sức Bền Vật Liệu
-
[PDF] Chi Tiết Máy - Trung Tâm Học Liệu Thái Nguyên
-
Các Công Thức Tính Ứng Suất Pháp Là Gì, Ứng Suất Là Gì
-
[PDF] SỨC BỀN VẬT LIỆU VÀ KẾT CẤU
-
Ứng Suất Pháp Là Gì
-
Ứng Suất Pháp Trên Mặt Cắt Ngang - Tài Liệu Text - 123doc
-
Ứng Suất Tiếp? - Tư Vấn Kết Cấu, BTCT, Thi Công Xây Dựng