Ứng suất tiếp? - Tư vấn Kết cấu, BTCT, thi công xây dựng Ứng suất tiếp? Không biết các bạn biết chưa? Lúc trước học kết cấu thép, đồ án kết cấu thép! Cái công thức tính ứng suất để kiểm tra các sách đều có! Tự nhiêm giờ đụng cái thanh ống tròn! đi kiểm tra ứng suất tiếp! Lục lọi tài liệu mờ con mắt! Cuối cùng suy luận lên bờ xuống ruộng ra được cái mớ này! Không biết có đúng không các bạn! Góp ý hay có tài liệu gì cho tôi với! Cùng học tập và chia sẻ kiến thức! > Có 54 câu trả lời!! Có thể bạn chưa biết: |
| Trong sách sức bền vật liệu cũng có, sách về cơ khí thì nói điều này rõ hơn. | BrandonMr | |
| Cái này đúng là nên mở lại giáo trình SBVL mà xem cho kỹ, nếu tôi nhớ không nhầm thì chú ý xác định các giá trị ứng suất : ứng suất pháp xác định từ lực dọc và momen uốn, ứng suất tiếp xác định từ lực cắt và momen xoắn, trước tiên cần xác định các giá trị nội lực này cho OK đã, sau đó áp dụng các công thức trong SBVL mà tính bền cho nó là ok! P/S : đó là của bạn biến đổi à? hic, sao bạn không nêu rõ ý nghĩa các đại lượng ra nhỉ, ví dụ đại lượng b(c) và đại lượng S(c,x) ??? rùi thì trạng thái chịu lực (làm việc) của thanh ra làm sao ??? | MichaelKl | |
| Khác với bê tông, thép và gang trong các cấu kiện điển hình hay các cấu kiện có hình thù bất kỳ của cơ khí, người ta kiểm tra phá hoại theo thuyết bền. 1 Đối với vật liệu dẻo - Thuyết bền Tresca:Tmax=(Smax-Smin)/2 - Thuyết bền Von-mises: S1^2+S2^2-S1S2 2. Đối với vật liệu dòn: - Thuyết bền Rankin 3. Đối với vật liệu đất: - Thuyết bền Mohr-Rankin (biến thể để phù hợp với điều kiện biến dạng dẻo của phân tố đất t=s tan(phi) + c) | tieu sao | |
| Cái này là bài toán ứng suất tiếp b,s là bề rộng và mo men tĩnh của phần mặt cắt tính từ điểm tính ứng suất ( lớn nhất tại tâm cấu kiện chứ không cần phải kiểm tra tính toán tại A và B như bạn kia đã tính) trong công thức Jurapxki To= Qy* Sx/ ( bc*Jx) | EfrainKl | |
| một vài góp ý: - ứng suất tiếp do lực cắt và do mô men xoắn được tính khác nhau, bạn nên nói rõ tính với lực nào. Đọc tính toán của bạn mới biết được là bạn muốn tính với lực cắt đúng tâm - công thức đầu tiên tính mô men quán tính ko đúng: cần chia cho 4 - thanh ống tròn được xem là thanh thành mỏng, ứng suất tiếp theo lý thuyết đàn hồi phân bố đều theo chiều dày của thanh. Vì vậy giá trị chiều rộng để áp dụng trong công thức tính là chiều dày của ống chứ ko phải giá trị be của bạn tính - phân bố ứng suất theo hình của bạn đúng theo lý thuyết đàn hồi, điểm B có ứng suất tiếp lớn nhất. Một số tiêu chuẩn cho phép tính ứng suất tiếp theo lý thuyết dẻo, ví dụ Eurocode, lúc này phân bố ứng suất sẽ khác (nếu bạn tính theo sách SBVL tức là tính theo đàn hồi) | Alewohabee | |
| Tiêu chí thiết kế nhà đẹp Hải Phòng là sự kết hợp hài hòa giữa công năng sử dụng các phòng, vẻ đẹp ngoại thất và chi phí xây nhà | Luckyman | |
| Tôi thấy một mâu thuấn trong bài bạn viết.Nếu như phân bố đều theo chiều dày thanh thì điểm A và B ứng suất tiếp sao khác nhau.Thực ra bạn nói về lý thuyết đàn hồi tôi cũng không rõ lắm vì ngày trước học môn này xong lại quên luôn,chẳng đọng lại gì . Theo tôi nghĩ,nó phân bố theo chiều cao của mặt cắt, cắt thanh đó thành phân tố có chiều dài dx. muốn tính ứng suất tiếp tại đâu thì cắt thêm 1 nhát theo chiều dọc nữa.Áp dụng định luật đối ứng ứng suất tiếp, cân bằng lực với phân tố đó.giá trị be vẫn như bạn việt trình bày.Sao lại chiều dày của ống được | con voi con | |
| Về vấn đề này, theo tôi thì cả bác và bác "NBG" nói đều có lý, có lý ở chỗ, nếu cái ống đó là chịu xoắn thì ứng xuất tiếp sẽ phân bố đều theo chiều dày thanh, còn nếu là chịu uốn thì bác nói chuẩn hơn, nghĩa là lúc này ứng suất tiếp phân bố không đều, mà theo 1 đường cong hình parabol, ở đây mời các bác xem hình dưới tôi Post kèm, nói chung để bài chưa nói rõ đặc trưng chịu lực của thanh thì khó phán lắm, nếu biết rõ đặc trưng chịu lực rùi thì vấn đề tính toán chỉ còn là vấn đề áp dụng công thức thui, trong giáo trình có nói rõ hết rùi, khi thanh chịu xoắn ứng suất tiếp sẽ tính khác mà thanh chịu cắt thì ứng suất tiếp lại tính khác! Thân ! P/S : Đây là ví dụ cho thanh tròn đặc ! | Roberter | |
| Để tôi Post thêm quả hình với hình vành khăn chịu xoắn cho nó trực quan sinh động, lúc này ứng suất tiếp lại phân bố theo hình thang vuông, đạt max ở ngoài và min ở trong vành ! | Haroldser | |
| có chút hiểu nhầm: tôi nói phân bố đều trên chiều dày tức là nếu cắt thành ống theo một đường bất kì qua tâm thì ứng suất tiếp trên mặt cắt (chiều dày ống) là không đổi. Còn phân bố ứng suất tiếp theo chiều cao mặt cắt, lớn nhất ở giữa trục là đúng rồi | plantandzombi | |
| còn đây là hình ống thành mỏng | Enriquecem | |
| thực ra tôi cũng chưa hiểu công thức này lắm.Cứ cho là thành mỏng ứng suất phân bố thế đi, phương ứng suất tiếp theo phương tiếp tuyến như bạn vẽ. Tôi thử tích phân toàn bộ mặt cắt mà vẫn không được giá trị T, hay là mất đâu 1 ít nhỉ, hay tôi tính nhầm lẫn đâu?>) | KennethOt | |
| nếu muốn bạn thử up tính toán của bạn để xem cái phần bị mất đó nó chạy đi đâu tôi thử tính qua thấy vẫn đầy đủ | mucangchai | |
| Không biết tôi có hiểu sai không nữa. | xac suat | |
| thêm vế trái R nữa là chuẩn vì R.d(phi) là đại diện cho chiều dài phân tố cần tích phân. | profillinkmuoimot11 | |
| Anh có thể giúp anh tôi chứng minh công thức đó rõ ràng hơn không a ? E cảm ơn! P/S : E đang bận chút, lát có gì e sẽ thử biến đổi xem sao ! | viet toan 12 | |
| Cảm ơn anh NBG chỉ nhé.Nhầm cơ bản quá.Em tranh thủ chuẩn bị đi khoan cắt beton xin chứng minh lại tý.Xét một phân tố diện tích dF có chiều dày e,góc tạo với tâm là d(phi) và chiều dài phân tố là Rd(phi) .Chiếu ứng uất tiep lên phương y. Tô(y).dF=Tô.cos(Phi)eRd(Phi)=dT.Thay Tô và và tích phân thôi | thanhtinh | |
| nhớ thêm cả chiều dày e vào nữa | DonaldMi | |
| Hôm qua e bận quá, chưa có thời gian biến đổi, hic, lâu không sờ đến món này, e vừa tính xong cái công thức ứng suất tiếp của hình vành khăn, có gì mong các bác góp ý nhiệt tình, trong cái biến đổi của e, có 1 chỗ mà e vẫn chưa thỏa mãn >, mong các bác xem giúp e với nhé ! P/S: chữ e hơi xấu mong các bác thông cảm nhá, không hiểu sao chữ e ngày 1 xấu đi, hic ! > | 240315 | |
| Thực ra tôi vẫn chưa hiểu sao thành mỏng lại phân bố đều theo chiều dày của vỏ, khác với thành dày như thế.Rồi lại phương theo tiếp tuyến nữa chứ. Chứng minh của bạn vinhhp sẽ chuẩn hơn nếu giải thích được điều đó. Chuẩn hơn nữa là chứng tôi thêm bổ đề là công thức Juravski.>) PS : Chữ bạn vinhp giống như đúc chữ một người bạn của tớ. | test1212 | |
| Uhm, theo tôi sự khác nhau đó là đúng thui, tôi chưa tính thử nhưng về tưởng tượng thì thấy thế này, trong quá trình tính toán ứng suất tiếp của thanh thành mỏng ở trên, phân tố được tách ra có chiều dài phân tố là ds = R*d(phi), với thành dày thì tôi nghĩ là nó phải khác ngay từ đây, vì là thành mỏng, xem sai số là không đáng kể, tính chiều dài phân tố ds như chiều dài cung tròn chắn cung góc "phi", còn với thành dày thì cái phân tố ta tách ra nó phải có dạng khác (hình vuông hay chữ nhật... chẳng hạn), và tích phân kép cái mô men tĩnh của phân tố đó theo chiều dày thành cùng với theo góc quay (cái này là do tôi tưởng tượng ra thui chứ tôi chưa tính bao giờ , nhưng nếu tính tôi sẽ nghĩ như thế >), ta sẽ ra toàn bộ ứng suất trên thành dày đó. Còn cái công thức của Juravski thì trong giáo trình SBVL chứng minh rùi mà, tôi chỉ việc áp dụng thui ! > P/S : không ngờ cũng có người chữ đẹp như tôi | opera | |
| Cả 2 người ta cũng xét trên một phân tố có chiều dài dx, thành mỏng thì phân tố cắt theo trục đi qua tâm O và chiều dài dx đó, thành dày thì phân tố cắt theo phương ngang rồi xét cân bằng của phân tố đó.Tất cả các cách tính và tách phân tố này bắt nguồn từ giả thiết 1 ứng suất tiếp phân bố đều theo chiều cao, một cái phân tố theo chiều dày.Từ giả thiết mới ra công thức, chứ không phải từ công thức mới suy ra giả thiết này được bạn à.). Cái tôi chưa hiểu là cái giả thiết này vì sao nó thế... Ôi lòng vòng với SBVL này quá.Lâu lắm không đụng chạm rồi. | Philipboxy | |
| Bạn có cái tính ứng suất tiếp của thanh thành dày ko ? nếu có thì bạn Up lên cho anh tôi tham khảo thì tốt quá ! | MattieHek | |
| Thực ra tôi cũng không biết là sai hay đúng nữa .Công thức Jurapxki chỉ đúng với thanh thành mỏng mặt cắt hở thì phải, mặt cắt thành mỏng kín thì lại khác. - Tôi nghĩ nếu vẽ biểu đồ ứng suất tiếp theo đường trục trung bình mặt cắt nhìn sẽ trực quan hơn. | MaroldPl | |
| Trước khi nói về mặt cắt vành khuyên tôi có một số chia sẻ về mặt cắt hình tròn.Lâu nay tôi có một số hiểu sai.hướng của ứng suất tiếp không phải là theo hướng của lực cắt như tôi nghĩ.Hướng tiếp tuyến trên cùng một cao độ sẽ đồng quy về một điểm.Hình vẽ và công thức ứng suất tiếp tại một điểm bất kỳ như hình vẽ. S trong công thức là diện tích mặt cắt nhé>.Vừa mới bổ túc văn hóa nên bàn về mặt cắt vành khuyên sau.) | kukuca | |
| Như vậy là ứng suất tiếp trong phẳng có đến 2 thành phần và nhìn công thức tính ra kết quả cũng khá giống với công thức jurapxki . - Vậy khi kiểm toán mặt cắt tôi nghĩ là phải tính ra các ứng suất tiếp tổng hợp từ 2 thành phần trên không biết có đúng không nữa. Mọi người ai biết giải đáp giúp. - Bạn minhduc2911 giỏi quá đọc được sách nước ngoài, chứ sách trong nước chắc không có cái này. | moaza12vs | |
| Như vậy là ứng suất tiếp trong phẳng có đến 2 thành phần và nhìn công thức tính ra kết quả cũng khá giống với công thức jurapxki Chính là nó đó bạn. phương thẳng đứng là thế. Giờ thêm phương ngang đó - Vậy khi kiểm toán mặt cắt tôi nghĩ là phải tính ra các ứng suất tiếp tổng hợp từ 2 thành phần trên không biết có đúng không nữa. Mọi người ai biết giải đáp giúp. Tổng hợp lại thì max vẫn tại nơi mà ai cũng biết từ trước đến nay thôi. - Bạn minhduc2911 giỏi quá đọc được sách nước ngoài, chứ sách trong nước chắc không có cái này.[/QUOTE] Ôi, tôi xem được số thôi, Chưa đạt đến trình như bạn nói đâu | ewrewrwewe | |
| Các Bác giải giùm tôi câu tính Us tiếp max với. Cảm ơn các bác. | Renatosymn | |
| Có công thức trong sức bền mà bạn, công thức Durapxki ấy. Vẽ biểu đồ lực cắt ra rồi tìm cái giá trị lực cắt max. Ốp vào công thức là có ứng suất tiếp tô max. | Alegowasea | |
| Cảm ơn bác. Trong công thức bác nói thì S(x,c) và bc tôi không biết lấy như thế nào? Cách tính ứng suất tiếp của bài 2 này có giống với bài 1 kia không Bác? | noithatchangson | |
| Cái tính mô men tĩnh Sx với cái bc này trong công thức sức bền người ta cũng giải thích hết rồi mà bạn. Chịu khó mở lại công thức rồi tính một lần là lần sau gặp bài nào cũng chiến đươc hết cả. Cố lên. | Philipboxy | |
| Tôi xem rồi nhưng không hiểu nên mới lên đây hỏi, hix. Cảm ơn bạn nhé. | moaza12vs | |
| Cái này tôi nhớ trong SBVL có công thức để tính như Bạn caphesang đã nói tôi cũng quên mất vì lâu ngày không dùng, tôi ngồi giải tay thì ra được phản lực gối Va=42,5kN ; Vc= 47,5kN. Lực cắt Qmax=47,5kN (tại gối C) để tối về nhà tôi tìm lại công thức xem có không tôi gửi cho bạn. | jinchan | |
| ôi, tôi nhìn cái lực tập trung bị nhầm lẽ ra 40kN, mà tôi lại ghi là 10kN... chúc bạn thành công | thuymo | |
| Thế còn bc với Sx, bác xem dùm tôi tính như thế nào nhé, thanks bác. | MattieHek | |
| ok, để tối về xem lại sách SBVL đã, có thì tôi sẽ sẵn sàng chia sẽ | StevenKl | |
| vấn đề này e cũng đang tìm hiểu nên mạn phép trình bày ý kiến của tôi mong được các ace trong diễn dàn trao đổi học hỏi theo tcvn 338-2005 mục 5.2.1.2 có quy định về lực cắt theo phương chính chịu tác dụng của tải trọng đối với thép I(H) thì tô=V*S/(I*tw) rứa lỡ công trình thật có cây cột(dầm) chịu tác dụng lực ngang theo 2 phương thì phải tính toán ntn? | lightzar | |
| chào bạn, công thức để tính ứng suất tiếp (ƯST) dùng công thức Durapski tại 1 điểm bất kỳ của mặt cắt ngang (MCN) là : Tô(zy) = Tô(yz)= (Qy*Sx)/Jx*bc trong đó : Qy là lực cắt tại MCN đang xét Sx : là moment tĩnh đối với trục X (trục trung hòa) của phần diện tích MCN bị cắt bởi mặt phẳng song song với trục Z vuông góc với Qy và đi qua điểm tính ƯST Jx : là moment quán tính chính trung tâm của toàn MCN đối với trục X bc : là bề rộng MCN bị cắt bạn xem hình bên dưới | RaymondEr | |
| hình hơi mờ. bạn cố gắng nhòm nhé | phuonganh12 | |
| Cảm ơn bạn nhé. Tài liệu tôi có rồi. Nhưng với cụ thể bài 1 của tôi thì Sx =?, bc =? Bạn giúp tôi được chứ? | fordthudo1 | |
| nghiên cú kỹ chưa | thanhtruc | |
| Cái bc= bề rộng của mặt cắt hcn. Cái Ứng suất tiếp max khi giá trị đó nằm trên trục trung hòa và min khi nằm ở biên tiết diện. Công thức tính Sxc bạn mở sách SBVL chương cấu kiện chịu uốn, xem phần tính ứng suất tiếp, lấy Sxc với giá trị y=0 Có Sxc, có bc, của bạn rồi nhé. | profilmuoinam15 | |
| Theo tôi khi bạn có lực tác dụng theo 2 phương, lúc đó cũng sẽ có ứng suất tiếp theo 2 phương, bạn tính theo phương nào thì ốp công thức phù hợp cho phương đó | suanhadthouse | |
| Mặt cắt của tôi là mặt cắt hình chữ nhật rỗng chứ không phải đặc bạn ơi (tôi có hình đính kèm nè), vậy bc = 18cm hả bạn? Còn Sx = A.y, A là diện tích nào, y là khoảng cách nào? hix | delta deus | |
| Lau không làm sb rồi. không biết thế này chủ thớt có hiểu không? > chịu khó làm bài tập và đọc lý thuyết nếu không sẽ không hiểu tôi làm gì | Bernardmt | |
| Cảm ơn bác đã rất nhiệt tình. Sau khi đọc bài của bác tôi vẫn chưa hiểu, hix. Để tôi xem thật kỹ lại lý thuyết. Bài 1 và 2 có UST tại 2 vị trí khác nhau phải không bác? bài 1 là tính ngay trục trung hoà, còn bài 2 là tính ngay vị trí dán keo? | Marcunst | |
| @ Bạn huyxf : Có thể bạn đang bị nhầm về công thức tính mô ment tĩnh? | hoangthienthu | |
| thế thì phải đọc lại lý thuyết đi. hiểu được nó thì sau này sẽ tính đươc đường hàn của dầm đối với kết cấu thép. | Arshes | |
| có thể hay chắc chắn? nếu chắc chắn thì nhầm thế nào vậy?? | viet toan 12 | |
| Thôi thì bằng cái dòng Sy,1 đầu tiên đó. T nói có thể vì t vẫn chưa hiểu được cách tính moment tĩnh của bạn. Đi từ cái gốc: Moment tĩnh của 1 tiết diện đối với 1 trục (trục Y như bạn vẽ) thì nó bằng Zc * diện tích của tiết diện đó. Với Zc là khoảng cách theo phương Z (như bạn vẽ) từ trọng tâm tiết diện đến trục Y. | checkerso1 | |
| @ Linhwru: theo logic như vậy sao lại kêt luận là nhầm? thử đặt bút tính xem nào bạn? Diện tích = e . s1 khoảng cách Z = b/2 thay vào có sy,1=e. s1 *b/2 hình như không có sai nhờ linhwru xem lại | noithatap | |
| Tôi vừa edit lại cho chính xác: Zc là từ trọng tâm của tiết diện đến trục Y nhé. Bạn xem lại cái Z = b/2? | GordonEt | |
| à thì ra là thắc mắc cái này. trong kết cấu thành mỏng thì khi tính người ta hay bỏ qua cái giá trị -e/2. bởi vì nếu có thêm nó vào thì kết quả cuối cũng sẽ nhận được e^2..... nó không thấm vào đâu cả >> bỏ đi tính. nếu ôm cả nó vào tính chỉ làm thêm phức tạp có thể dẫn tới sai kết quả. còn nếu thành dày hơn muốn tính chính xác thì thêm nó vào mà tính. | hiepsitayto | |