Ung Thư Thanh Quản Có Những Triệu Chứng Nào - Bệnh Viện K
Có thể bạn quan tâm
BVK - Thanh quản là một cơ quan nằm ở phía trước cổ, dài khoảng 5 cm và rộng khoảng 5 cm, nằm phía trên khí quản, phía dưới và sau thanh quản là thực quản. Thanh quản có vai trò trong việc thở, nuốt và nói. Ung thư thanh quản là một trong số các ung thư vùng đầu mặt cổ. Ung thư thanh quản có thể phát triển ở bất kì phần nào của thanh quản. Khi ung thư thanh quản di căn, các tế bào ung thư thường xâm lấn đến hạch bạch huyết lân cận ở vùng cổ. Các tế bào ung thư có thể xâm lấn đến mặt sau của lưỡi, thành phần khác của họng và cổ, đến phổi và các bộ phận khác của cơ thể.
Các yếu tố nguy cơ
Không ai biết chính xác nguyên nhân gây ung thư thanh quản. Những người có một số yếu tố nguy cơ sau sẽ có khả năng bị ung thư thanh quản cao hơn.
Tuổi: Ung thư thanh quản thường gặp ở những bệnh nhân trên 55 tuổi.
Giới: nam giới có nguy cơ bị ung thư thanh quản cao gấp 4 lần nữ giới.
Hút thuốc: Những người hút thuốc lá có nguy cơ cao hơn rất nhiều, đcặ biệt kèm theo thường xuyên uống rượu thì khả năng bị bệnh càng cao. Những người đã ngừng hút thuốc có thể làm giảm nguy cơ bị ung thư thực quản cũng như ung thư phổi, khoang miệng, tuỵ, bàng quang và thực quản.
Rượu: Những người uống rượu sẽ có nguy cơ cao hơn bị mắc bệnh ung thư thanh quản so với những bệnh nhân không uống rượu. Nguy cơ tăng cao tuỳ thuộc lượng rượu uống vào. Nguy cơ này cũng tăng lên khi bệnh nhân vừa uống rượu vừa hút thuốc.
Tiền sử bản thân: Những bệnh nhân có tiền sử bị các bệnh ung thư vùng đầu mặt cổ có nguy cơ cao hơn bị ung thư thanh quản.
Nghề nghiệp: Công nhân tiếp xúc với acid sulfuric hoặc niken có nguy cơ cao bị ung thư thanh quản. Ngoài ra, tiếp xúc với amiăng cũng làm tăng nguy cơ bị mắc bệnh này. Những công nhân làm việc với amiăng cần phải tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc an toàn làm việc để tránh bị hít phải bụi amiăng.
Những nghiên cứu khác cho rằng bị nhiễm một số loại virus hoặc chế độ ăn thiếu vitamin A cũng làm tăng nguy cơ bị mắc bệnh này. Một yếu tố nguy cơ khác là bệnh trào ngược dạ dày thực quản làm cho dịch vị trào ngược lên thực quản.
Triệu chứng của ung thư thanh quản
Các triệu chứng của ung thư thanh quản phụ thuộc chủ yếu vào kích thước của khối u và vị trí của nó ở thanh quản. Các triệu chứng bao gồm:
- Nói khàn hoặc thay đổi giọng nói.
- Khối u ở cổ.
- Đau họng hoặc có cảm giác nghẹn cổ họng.
- Ho kéo dài.
- Khó thở, thở kém.
- Đau tai.
- Gầy sút cân.
Các triệu chứng này có thể do ung thư khác gây ra hoặc do bệnh khác ít nghiêm trọng hơn.
Những bệnh lý hay gặp gây khản tiếng kéo dài:
Viêm thanh quản: thường gây phù nề thanh quản, gây khàn tiếng, mất tiếng. Nếu viêm thanh quản cấp điều trị đúng, bệnh sẽ khỏi nhanh. Nếu viêm thanh quản mạn tính, tình trạng khàn tiếng thường kéo dài và dễ tái phát.
Hạt xơ dây thanh: xuất hiện trên dây thanh làm cho 2 dây thanh đóng không kín. Thường gây ra tình trạng khàn tiếng kéo dài, hụt hơi, mệt mỏi.
Nang nước dây thanh: Cũng làm cho dây thanh đóng không kín nên tiếng nói bị khàn, có cảm giác vướng, đau họng.
U lành thanh quản như u xơ, polype: Các bệnh này gây ra tình trạng thanh quản không đóng kín, gây khàn tiếng. Nếu u to có thể gây ra chèn ép, khó thở.
Tổn thương dây thần kinh quặt ngược: Đây là dây thần kinh chi phối giọng nói. Khi dây thần kinh này bị tổn thương, bị liệt, cũng gây ra khàn tiếng.
Ung thư thanh quản: Triệu chứng ban đầu có khi chỉ là khàn tiếng kéo dài, sau đó ho khan, có thể ho ra máu, sụt cân.
Để phòng chống ung thư thanh quản, các chuyên gia khuyến cáo: nên ngừng sử dụng thuốc lá và tránh tiếp xúc với khói thuốc. Sử dụng rượu là một yếu tố nguy cơ của ung thư thanh quản. Đặc biệt là rượu có khả năng làm tăng đáng kể hiệu quả gây ung thư trong khói thuốc lá, do đó, cần đặc biệt tránh sự kết hợp của việc uống rượu và hút thuốc để có thể ngăn ngừa ung thư thanh quản hiệu quả.
- Giữ vệ sinh răng miệng không chỉ giúp bạn có một hàm răng khỏe mạnh mà còn giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh ung thư vùng đầu cổ. Đây là một trong những cách phòng bệnh ung thư thanh quản đơn giản mà hiệu quả.
- Hạn chế ăn các thực phẩm chiên rán, đồ ăn nhanh, đồ muối ( rau, củ, quả muối). Tích cực ăn các thực phẩm tươi, chế độ ăn nhiều rau xanh, thực phẩm giàu vitamin.
- Khám sức khỏe định kỳ: Việc thường xuyên kiểm tra sức khỏe là rất quan trọng, nhất là với những người trong độ tuổi 40 – 50. Nếu có dấu hiệu khàn tiếng kéo dài quá 2 tuần và không có chuyển biến dù đã dùng những thuốc kháng viêm thông thường thì cần đi khám để tìm ra nguyên nhân cũng như cách điều trị phù hợp.
Từ khóa » Cấu Tạo Cổ Họng Nam Giới
-
Hình ảnh Ung Thư Vòm Họng Qua Các Giai đoạn - Vinmec
-
Cấu Tạo Vòm Họng, Cuống Họng Bình Thường ở Người Lớn
-
Trái Táo Cổ (yết Hầu): Tại Sao Chỉ đàn ông Mới Có?
-
Tổng Quan Về Các Khối U Vùng đầu Cổ - Rối Loạn Về Tai Mũi Họng
-
Ung Thư Vòm Họng: Dấu Hiệu, Nguyên Nhân, Chẩn đoán Và Phòng ...
-
Dấu Hiệu Ung Thư Vòm Họng Không Thể Bỏ Qua
-
Cách Phân Biệt Ung Thư Vòm Họng Và Viêm Họng
-
Ung Thư Vòm Họng: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, điều Trị Và Phòng Tránh
-
Mức độ Nguy Hiểm Của Ung Thư Vòm Họng Và Phương Pháp điều Trị
-
Ung Thư Vòm Họng - Bệnh Viện FV
-
Ung Thư Cổ Họng | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Phẫu Thuật Các Bệnh Lý Họng - Thanh Quản | TCI Hospital
-
Cách Nhận Biết Ung Thư Vòm Họng - Báo Sức Khỏe & Đời Sống