Ung Thư Vòm Họng: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, điều Trị Và Phòng Tránh
Có thể bạn quan tâm
1. Những nguy cơ gây ra ung thư vòm họng
1.1. Hút thuốc lá và uống rượu bia
Đối với những người lạm dụng thuốc lá, khói thuốc chính là tác nhân gây ra căn bệnh này. Trong khói thuốc có chứa nhiều chất độc hại làm tổn thương các tế bào lành. Theo một kết quả nghiên cứu, những người hút thuốc lá trên 30 năm sẽ có nguy cơ mắc ung thư vòm họng cao gấp 3 lần so với người bình thường. Lượng cồn có trong bia rượu, trong một thời gian dài cũng sẽ tích tụ những độc tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Những chất độc có trong thuốc lá làm tổn thương các tế bào lành
1.2. Ăn những đồ ăn ướp muối, lên men
Những loại thực phẩm được chế biến bằng cách ướp muối hay lên men chứa nhiều như nitrite và nitrate. Những chất này phản ứng với protein và sản sinh ra hợp chất nitrosamine làm tổn thương cấu trúc AND của tế bào ở những vị trí thường tiếp xúc với nó nhất là cổ họng. Do đó chúng ta nên có chế độ ăn uống khoa học hơn, ví dụ như dùng những thực phẩm sạch, tươi sống và nhiều loại rau xanh để giảm nguy cơ mắc ung thư vòm họng.
1.3. Nhiễm virus Epstein Barr
EBV khi vào cơ thể sẽ làm biến đổi cấu trúc gen làm cho những tế bào lành biến thành tế bào ung thư. Tuy nhiên không phải những bệnh nhân nào mắc virus Epstein Barr cũng bị ung thư vòm họng.
1.4. Nhiễm virus papilloma (HPV 16 và HPV 18)
Nhóm virus này thường có mặt trong nhiều bệnh ung thư trong đó có ung thư vòm họng. Và khi có sự xuất hiện của 2 loại virus này thì nguy cơ mắc bệnh sẽ càng tăng.
1.5. Yếu tố di truyền
Những người trong gia đình có tiền sử người thân mắc ung thư vòm họng thì khả năng bị di truyền là khá cao. Vì vậy những người này cần chủ động đi khám sức khỏe đều đặn hàng tháng để có thể phát hiện ra bệnh sớm và chữa trị kịp thời.
1.6. Các bệnh bẩm sinh (bệnh về máu, rối loạn tiêu hóa)
Đối với những người bị bệnh về huyết học như thiếu máu bất sản, bệnh bạch cầu càng không nên chủ quan. Rối loạn tiêu hóa bẩm sinh thường gây thiếu máu bất sản, có những bất thường ở móng chân, móng tay và phát ban da. Nguy cơ những người trẻ mắc bệnh là rất cao, vì vậy cần chú ý sức khỏe thường xuyên.
1.7. Môi trường bị ô nhiễm
Đối với những người có tính chất công việc phải tiếp xúc nhiều với các loại hóa chất, sơn, bụi gỗ, có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường. Do đó trong những đợt khám sức khỏe định kỳ cần đăng ký thêm tầm soát ung thư.
1.8. Quan hệ tình dục bằng miệng
Quan hệ tình dục bằng miệng ẩn chứa nhiều nguy hiểm do có sự xuất hiện của các loại virus lây nhiễm như STI, HPV,… Do đo các cặp đôi nên đi khám phụ khoa thường xuyên và trong khi quan hê dùng những biện pháp an toàn như dụng bao cao su.
1.9. Giới tính và tuổi tác
Thường thì tỷ lệ nam giới mắc ung thư vòm vọng cao gấp 4 lần so với nữ giới. Nhìn chung tỷ lệ này là do thói quen rượu bia, thuốc lá của nam giới. Ung thư vòm họng cần có thời gian ủ bệnh nhiều năm, do đó người mắc bệnh thường là trung niên hoặc người già, tỷ lệ người trẻ hiếm gặp hơn.
2. Một số triệu chứng của bệnh
Ở giai đoạn đầu của bệnh, bệnh nhân thường có những dấu hiệu sau :
-
Chứng ù tai: Do tế bào ung thư xâm lấn gây tắc vòi nhĩ, người bệnh thường nghe tiếng ve kêu, ù tai thường xuyên.
Cần khám sức khỏe ngay nếu có triệu chứng ù tai kéo dài
-
Nhức đầu: Bệnh nhân thường đau âm ỉ, có khi đau thành từng cơn, triệu chứng này gây nhầm lẫn với những bệnh về não, thiếu máu, thần kinh.
-
Ngạt mũi: có thể là ngạt một bên, chảy máu cam, xì mũi ra máu.
-
Nổi hạch bất thường ở cổ: hạch nhỏ, có thể không đau, thường nổi ở góc hàm.
-
Giọng nói thay đổi: Xảy ra khi khối u phát triển chèn ép dây thanh.
-
Khó nuốt và đau nhức vòm họng: Dù là nuốt nước bọt hay thức ăn, đều xảy ra cảm giác đau nhức do tế bào ung thư đã hiện diện ở vòm họng, làm cho quá trình nuốt thức ăn diễn ra khó khăn. Chính vì vậy, bệnh nhân hay mắc nghẹn và có hiện tượng chảy máu khi khối u phát triển.
Những triệu chứng ở giai đoạn đầu, nếu không quá rõ rệt, bệnh nhân thường hay bỏ qua, hoặc nhầm nó với bệnh lý khác. Vì thế càng về sau, bệnh càng trở nặng, những triệu chứng theo đó càng nặng hơn như: Triệu chứng đau đầu dữ dội, ù tai càng tăng, nghe kém có thể dẫn là đến điếc tai, ngạt mũi không dứt.
3. Các phương pháp điều trị phổ biến hiện nay
-
Xạ trị: Đây là phương pháp điều trị sử dụng tia X chiếu vào khối u để ngăn chúng phát triển và tiêu diệt chúng. Đây được xem là phương pháp điều trị phổ biến nhất hiện nay. Phương pháp này có những rủi ro như: xơ cứng bỏng da, viêm loét niêm mạc miệng, ảnh hưởng thị giác, giảm thị lực. Tuy nhiên ngày nay với sự phát triển của y học, nhiều thiết bị tối tân giúp định vị chính xác vị trí khối u, tránh làm tổn thương tế bào lành tính.
-
Hóa trị: Hoá trị thường được dùng trong những trường hợp ung thư giai đoạn muộn, có nhiều di căn. Hiện nay, việc kết hợp hóa trị và xạ trị mang lại hiệu quả cao hơn.
-
Phẫu thuật: Đối với những bệnh nhân giai đoạn đầu, có thể phẫu thuật để loại bỏ khối u.
-
Điều trị tế bào đích: Đây được xem là phương pháp có tính hiệu quả và an toàn cao hơn so với hóa trị và xạ trị. Phương pháp này đưa thuốc trực tiếp tới tế bào ung thư để tiêu diệt chúng nhờ vào công nghệ sinh học phân tử và miễn dịch.
4. Cách phòng bệnh ung thư vòm họng
-
Cần áp dụng chế độ ăn uống hợp lý, ăn thực phẩm sạch, nhiều rau quả, hạn chế những thực phẩm muối ướp, lên men, nhiều dầu mỡ.
-
Luyện tập thể dục thể cao để nâng cao sức khỏe và sức đầy kháng.
Luyện tập thể dục thể thao, nâng cao sức khỏe phòng tránh các bệnh ung thư
-
Tiêm phòng các loại vắc xin đầy đủ, nhất là vắc xin cúm.
-
Vệ sinh tai mũi họng hằng ngày.
-
Khi có những dấu hiệu bất thường, cần khám sức khỏe thường xuyên, tầm soát ung thư.
Ung thư vòm họng tuy là một bệnh lý ác tính. Tuy nhiên, nếu phát hiện sớm và chữa trị kịp thời thì khả năng hoàn toàn khỏi bệnh là rất cao. Hãy tạo cho bản thân thói quen sống lành mạnh, khoa học, tránh xa những chất kích thích có hại. Thông qua bài biết này, hy vọng các bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích về bệnh ung thư vòm họng để bảo vệ sức khỏe chính mình và người thân. Chúc các bạn khỏe mạnh.
Từ khóa » Cấu Tạo Cổ Họng Nam Giới
-
Hình ảnh Ung Thư Vòm Họng Qua Các Giai đoạn - Vinmec
-
Cấu Tạo Vòm Họng, Cuống Họng Bình Thường ở Người Lớn
-
Trái Táo Cổ (yết Hầu): Tại Sao Chỉ đàn ông Mới Có?
-
Tổng Quan Về Các Khối U Vùng đầu Cổ - Rối Loạn Về Tai Mũi Họng
-
Ung Thư Vòm Họng: Dấu Hiệu, Nguyên Nhân, Chẩn đoán Và Phòng ...
-
Dấu Hiệu Ung Thư Vòm Họng Không Thể Bỏ Qua
-
Cách Phân Biệt Ung Thư Vòm Họng Và Viêm Họng
-
Mức độ Nguy Hiểm Của Ung Thư Vòm Họng Và Phương Pháp điều Trị
-
Ung Thư Thanh Quản Có Những Triệu Chứng Nào - Bệnh Viện K
-
Ung Thư Vòm Họng - Bệnh Viện FV
-
Ung Thư Cổ Họng | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Phẫu Thuật Các Bệnh Lý Họng - Thanh Quản | TCI Hospital
-
Cách Nhận Biết Ung Thư Vòm Họng - Báo Sức Khỏe & Đời Sống