Vai Trò Của Viên Gạch đầu Tiên - Báo Bình Phước
Có thể bạn quan tâm
Hiện đa số trường tiểu học, THCS trong cả nước đã bước vào học ngay từ 3-8 là ngày đầu tuần đầu của tháng 8. Với ngành giáo dục và nhiều bậc phụ huynh, học sinh Bình Phước, “ngày đầu tiên đi học” còn sớm hơn thế. Bởi lẽ, Bình Phước là một trong những địa phương phải tổ chức lớp học 36 buổi dạy tiếng Việt dành cho học sinh người dân tộc thiểu số chuẩn bị vào lớp 1. Lý do phải tổ chức lớp 36 buổi là bởi Bình Phước có tỷ lệ học sinh người dân tộc thiểu số chiếm khoảng 20% và hầu hết các em chuẩn bị vào lớp 1 chưa rành tiếng Việt. Bên cạnh đó, do điều kiện khó khăn không được học mầm non, nhiều em người Kinh cũng được cha mẹ xin cô giáo cho học lớp 36 buổi để vào lớp 1 có thể theo kịp bạn bè và chương trình sách giáo khoa.
Thiệt thòi về khả năng nói tiếng Việt cũng như hạn chế trong giao tiếp ảnh hưởng rất lớn tới việc học tập của các em trong năm đầu tiên cắp sách tới trường cũng như suốt những năm tháng đi học sau này. Chính vì thế, lớp 36 buổi có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nó như viên gạch đầu tiên đặt nền móng để xây dựng một căn nhà. Các lớp học được tổ chức miễn phí trên tất cả địa bàn trọng điểm toàn tỉnh. Ở đâu có học sinh dân tộc thiểu số chuẩn bị vào lớp 1 là ở đó tổ chức lớp 36 buổi. Mỗi năm nhà nước cấp ngân sách không ít cho lớp 36 buổi theo đầu học sinh và giáo viên đứng lớp. Đây cũng là chương trình mang tính xã hội cao nhằm hỗ trợ trẻ em vùng dân tộc thiểu số.
Tuy nhiên, đối với lớp 36 buổi, có một thực tế tồn tại nhiều năm qua khiến những ai quan tâm tới ngành giáo dục tỉnh nhà cũng phải bận tâm. Đó là chất lượng, hiệu quả và sự thật về lớp 36 buổi. Theo báo cáo của ngành giáo dục, năm học nào hầu như tất cả các em thuộc đối tượng đi học đều được học lớp 36 buổi và đều cho kết quả tốt. Thế nhưng, chất lượng giáo dục lớp 1 của các em (bình quân 5 năm học qua có khoảng 4.500 em mỗi năm) lại không cho kết quả tương ứng. Dĩ nhiên, chất lượng lớp 36 buổi không thể căn cứ vào kết quả học lớp 1 song nó cũng nằm trong một hệ quy chiếu và đều phản ánh kết quả quá trình giáo dục một học sinh và thường với cùng một giáo viên.
Giáo viên bậc tiểu học luôn đánh giá lớp 36 buổi có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thậm chí quyết định đối với kết quả học tập của học sinh dân tộc thiểu số. Nhưng những năm qua, vì quá chú tâm tới thành tích trước mắt, đặc biệt là đối với bậc tiểu học mà lớp 36 buổi đã không được quan tâm đúng mức cả ở tầm vĩ mô và tầm vi mô, hay nói cách khác là cả ở tầm quản lý chuyên môn từ cấp sở đến cấp phòng giáo dục, nhà trường. Mọi việc gần như giáo viên đứng lớp tự lo liệu rồi báo cáo kết quả với hiệu trưởng nhà trường. Nếu như “Ngày toàn dân đưa trẻ đến trường” dành cho các bậc học được cả xã hội quan tâm thì ở đâu đó, 20% số học sinh dân tộc thiểu số chuẩn bị vào lớp 1 lại quá lầm lũi!
Hy vọng rằng “viên gạch nhận thức” đầu tiên của các em học sinh dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh sẽ được quan tâm hơn kể từ năm học 2015-2016.
Trần Phương
Từ khóa » đặt Những Viên Gạch đầu Tiên Là Gì
-
Viên đá đầu Tiên – Wikipedia Tiếng Việt
-
Họ Là Người đặt Những Viên Gạch đầu Tiên Trong Việc Hình Thành ...
-
ĐẶT NHỮNG VIÊN GẠCH In English Translation - Tr-ex
-
Những Viên Gạch đầu Tiên đặt Nền Móng Cho Nền Báo Chí Việt Nam
-
ĐẶT NHỮNG VIÊN GẠCH ĐẦU TIÊN... - UBD - FPT Global Centre
-
Từ Những "viên Gạch" đầu Tiên... - Báo Biên Phòng
-
Vị Bộ Trưởng đặt Những Viên Gạch đầu Tiên Cho Nền Hành Chính Vì Dân
-
Tuổi Trẻ Và Những Viên Gạch | Edu2Review
-
Những "viên Gạch" đầu Tiên - Hànộimới
-
Đặt Viên Gạch đầu Tiên Xây ước Mơ 'lớn Lên Con Muốn Làm Gì?'
-
Những Viên Gạch đầu Tiên Của Chứng Khoán Việt Nam - VnExpress
-
"Viên Gạch" đầu Tiên Của Thành Công - Đồng Hành Việt Online
-
Những Viên Gạch đầu Tiên - MSB
-
Những Viên Gạch đầu Tiên... - Báo Tuổi Trẻ Thủ Đô