Van Dạ Dày Thực Quản Và Những điều Cần Biết

4. Một số bệnh lý thường gặp

Có hai nhóm bệnh thường gặp, liên quan đến hai nguyên nhân gây bệnh tại thực quản.

4.1 Nhóm bệnh do trào ngược

  • Co thắt thực quản
  • Có thắt tâm vị
  • Hội chứng GERD: dạ dày thực quản trào ngược.
  • Viêm thực quản
  • Loét thực quản
  • Thực quản Barrett
  • Hẹp thực quản

4.2 Nhóm bệnh lý do biến đổi về cấu tạo thực quản

  • Ung thư thực quản
  • Phì đại tĩnh mạch thực quản

4.3 Nhóm bệnh lý khác

  • Rách/ thủng thực quản
  • Dị vật đường tiêu hóa
  • Áp xe (abcess) thực quản

Trong phạm vi bài này, ta quan tâm đến hai nhóm bệnh lý do trào ngược và biến đổi hình thái/ cấu tạo của thực quản, như là một biến chứng muộn của trào ngược. Đa số các tổn thương nguyên phát thuộc nhóm bệnh lý trào ngược và các bệnh lý về co thắt thực quản. Nhóm bệnh lý thay đổi cấu trúc mô và tế bào thường là do sự kéo dài tác nhân kích thích. Cụ thể ở trường hợp này là dịch vị dạ dày. Việc trào ngược thường xuyên gây viêm vùng thực quản và các tổn thương ở van dạ dày thực quản. Lâu dần dẫn đến các biến đổi tế bào học như chuyển sản và dị sản. Cuối cùng sẽ chít hẹp, xơ hóa hoặc chuyển thành ung thư.

Khi có tổn thương, đáng sợ nhất là các tổn thương gây rách cơ thực quản. Vết rách có thể theo chiều dọc hoặc chiều ngang, hay chiều nghiêng. Tổn thương theo chiều dọc, nhất là vị trí van, tùy độ nông sâu, có thể gây đứt van và hở van về sau. Các tổn thương theo chiều ngang hoặc nghiêng có thể gây xơ hóa và chít hẹp van trong tương lai.

5. Vấn đề về chẩn đoán các bệnh về cơ vòng thực quản và van dạ dày thực quản 

  • Bệnh lý vùng thực quản và van dạ dày – thực quản cũng khá đa dạng. Khi bác sĩ khám và có nghi ngờ các bệnh về van dạ dày – thực quản, có thể bạn sẽ được chỉ định một số thử thuật như sau:

5.1 Chẩn đoán hình ảnh học X-quang

  • Đây là xét nghiệm cơ bản để tầm soát co thắt tâm vị, với độ chính xác đạt 95%.
  • Bệnh nhân sẽ được tư vấn uống thuốc cản quang trước khi tiến hành chụp. Bệnh nhân sẽ được tiến hành chụp 2-4 phim, cách nhau những khoảng thời gian khác nhau, lần lượt là 0′ – 5′ – 15′ và 30′.
  • Tùy vào các dấu hiệu đặc trưng:
  1. Dấu “mỏ chim”: do hẹp lòng ở vùng cơ thắt thực quản dưới.
  2. Mất nhu động thực quản
  3. Chậm quá trình vận chuyển thuốc cản quang qua thực quản
  • Các dấu hiệu hỗ trợ chẩn đoán kèm theo là thực quản dãn, xoắn vặn, hình ảnh túi thừa trên cơ hoành.

5.2 Nội soi thực quản

  • Nội soi ngày nay đã trở thành một thiết bị khảo sát có giá trị hàng đầu, nhất là trong bệnh lý về van dạ dày – thực quản và các bệnh lý ống tiêu hóa khác. Nội soi cũng là công cụ hữu hiệu, trợ giúp chẩn đoán loại trừ các trường hợp giả co thắt cơ thắt tâm vị thứ phát sau các tổn thương ác tính ở tâm vị.
  • Hình ảnh đặc trưng của nội soi ở bệnh nhân co thắt tâm vị là dãn và xoắn vặn thực quản. Cơ thắt thực quản dưới luôn co thắt, đóng kín khi bơm hơi, dẫn tới ứ đọng nhiều thức ăn trong lòng thực quản.
  • Quan sát tâm vị khi ống soi ở dày (quặt ngược máy) thấy co thắt thực quản luôn đóng chặt, ôm sát ống nội soi. Nội soi đánh giá kỹ vùng tâm vị để loại trừ các tồn thương u gây hẹp tâm vị.

Từ khóa » đo áp Lực Cơ Vòng Thực Quản