VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP BIỆN CHỨNG DUY VẬT CỦA CHỦ ...
Có thể bạn quan tâm
Trường Chính trị tỉnh Cà Mau trải qua hơn 70 năm xây dựng và trưởng thành, với biết bao những thành tựu đã đạt được về công tác đào tạo, bồi dưỡng. Đội ngũ giảng viên cũng ngày càng trưởng thành, có nhiều giảng viên có kinh nghiệm, tâm huyết, “độ nhạy chính trị” trong nghiên cứu, giảng dạy lý luận Chính trị. Tuy nhiên, trong điều kiện mới, những yêu cầu đang đặt ra ngày càng cao, cần phải có những biện pháp khoa học - phương pháp biện chứng duy vật nhằm giải quyết tốt những mối quan hệ trong công tác đào đạo, bồi dưỡng, mà còn khẳng định giá trị và sức sống của chủ nghĩa Mác-Lênin hiện nay và mai sau.
1. Một số nội dung cơ bản về phương pháp biện chứng duy vật
Dưới gốc độ triết học, có nhiều phương pháp nhận thức khác nhau, nhưng cho đến nay chưa có phương pháp nào thay thế phương pháp biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác-Lênin. Phương pháp biện chứng duy vật là một học thuyết khoa học, là sự kết tinh toàn bộ tinh hoa trong lịch sử phát triển của phương pháp biện chứng. Đồng thời, nó được bổ sung bởi những thành tựu vĩ đại của khoa học tự nhiên, hơn thế nữa phương pháp ấy được vận dụng một cách sáng tạo vào thực tiễn cách mạng và công cuộc xây dựng xã hội mới.
Hiện nay, thế giới có nhiều thay đổi theo hướng tích cực, phát triển lẫn cả tiêu cực, phức tạp, khó lường; hệ thống chủ nghĩa xã hội cũng đang đứng trước những khó khăn nhất định; khoa học đạt được nhiều thành tựu mới, nhưng phương pháp biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác-Lênin vẫn giữ nguyên giá trị và có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết nhiều vấn đề thực tiễn đời sống xã hội hiện nay.
Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn, phương pháp biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác-Lênin đã cung cấp cho chúng ta quan điểm khách quan, toàn diện, phát triển, lịch sử - cụ thể và thực tiễn, các quan điểm này luôn gắn kết chặt chẽ với nhau, thâm nhập vào nhau tạo nên sức sống “hòn đá tảng” của chủ nghĩa Mác-Lênin.
2. Một số vấn đề đặt ra trong công tác đào tạo, bồi dưỡng tại Trường Chính trị Cà Mau hiện nay
Một là, giải quyết mối quan hệ giữa công tác giảng dạy với biểu hiện “lười” học chủ nghĩa Mác-Lênin.
Thực tế cho thấy, việc giảng dạy và học tập môn học những vấn đề cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin trong thời gian qua đã đạt được những kết quả rất tốt. Giảng viên đã bám sát vào nội dung, mục tiêu của chương trình đề ra, không ngừng đổi mới phương pháp, tư duy tiếp cận, nghiên cứu những vấn đề cụ thể trong tính hệ thống. Từ đó, vừa nâng cao chất lượng giảng dạy vừa góp phần bảo vệ những giá trị bền vững của chủ nghĩa Mác-Lênin trong giai đoạn hiện nay và cả sau này.
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác giảng dạy và học tập còn bộc lộ một số hạn chế; về giảng dạy chưa tương xứng với nguồn nhân lực của trường và những yêu cầu về đào tạo, bôì dưỡng trong tình hình mới; về học tập biểu hiện rõ nhất là xu hướng “lười” học của một bộ phận học viên, vấn đề này còn nhiều ý kiến khác nhau, cần phải có sự đánh giá, tổng kết khoa học, chỉ ra nguyên nhân, đề xuất giải pháp cho thời gian tới.
Từ những yêu cầu giải quyết mối quan hệ giữa công tác giảng dạy với biểu hiện “lười” học một cách có hiệu quả, chúng ta cần trở lại với chủ nghĩa Mác-Lênin, sử dụng phương pháp biện chứng duy vật, trên nguyên tắc khách quan, toàn diện, tiếp cận khoa học với nhiều gốc độ khác nhau như việc thiết kế nội dung, chương trình; chất lượng công tác giảng dạy; công tác quản lý; môi trường chính trị và chính từ khuyết điểm bên trong của người học để lý giải đúng, khoa học “căn bệnh” này.
“Lười” học là biểu hiện đặc thù không phải là phổ biến, nên tiếp tục duy trì sự nền nếp trong các khâu đào tạo, “đào tạo phải khoa học”, “khoa học là mục tiêu của đào tạo”, với phương châm phát huy tính tự giác, tích cực của học viên, học viên tự nhận thức việc nghiên cứu, học tập chủ nghĩa Mác-Lênin trở thành nhu cầu, lý tưởng của bản thân, chứ không còn là điều kiện của công việc, chỉ có thể vượt ra khỏi khuôn khổ nhận thức chật hẹp đó thì mới giải quyết khoa học mối quan hệ này.
Hai là, giải quyết mối quan hệ giữa nâng cao chất lượng với việc mở rộng quy mô đào tạo, bồi dưỡng.
Xuất phát từ yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cho hệ thống chính trị, trong những năm qua, Trường Chính trị không ngừng mở rộng quy mô đào tạo, bồi dưỡng với nhiều loại hình khác nhau, nhiều đối tượng học viên khác nhau, trình độ chuyên môn của học viên ngày càng cao, có kiến thức lý luận và thực tiễn sâu sắc, để làm tròn sứ mệnh đó, đội ngũ giảng viên không ngừng nâng cao trình độ, làm giàu tri thức, có phương pháp khoa học để đủ sức giải quyết những vấn đề về lý luận và thực tiễn đặt ra.
Ở đây, giải quyết mối quan hệ giữa nâng cao chất lượng với việc mở rộng quy mô đào tạo, bồi dưỡng là hai mặt của một vấn đề thống nhất với nhau, không vì nâng cao chất lượng mà đi đến thu hẹp quy mô đào tạo, không vì mở rộng quy mô đào tạo mà chấp nhận chất lượng đào tạo thấp, nâng cao chất lượng là điều kiện mở rộng quy mô đào tạo, mở rộng quy mô đào tạo phải trên cơ sở đảm bảo chất lượng.
Nâng cao chất lượng giảng dạy chủ nghĩa Mác-Lênin không chỉ dừng lại ở việc ứng dụng phương tiện hiện đại, phương pháp dạy học tích cực, đó chỉ là phương tiện, điều kiện, chứ không phải là mục đích, là thước đo về chất lượng giảng dạy, mà trước hết là giảng dạy đúng tinh thần của chủ nghĩa Mác-Lênin, tìm ra những nội dung, giá trị cốt lỗi trong hệ thống chủ nghĩa đó, quan trọng hơn phải có niềm tin, sự lạc quan và truyền cảm hứng cho người học, đó cũng là cách để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. William A. Warrd đã nói: Người thầy trung bình chỉ biết nói; người thầy giỏi biết giải thích; người thầy xuất chúng biết minh họa; người thầy vĩ đại biết truyền cảm hứng”.
Mở rộng quy mô đào tạo, bồi dưỡng vừa đáp ứng yêu cầu về công tác cán bộ trong tình hình mới, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho việc tăng cường tuyên truyền chủ nghĩa Mác-Lênin, hạt nhân thế giới quan, nhân sinh quan khoa học và cách mạng vào trong đội ngũ cán bộ, đảng viên, đây là lực lượng nồng cốt của Đảng, vừa tổ chức, thực hiện đường lối của Đảng, vừa bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.
Để đạt mục tiêu kép này, cách tốt nhất là trở lại với phương pháp biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác-Lênin, đó là cơ sở khoa học để chúng ta nhận thức và giải quyết đúng những vấn đề mà công tác đào tạo, bồi dưỡng đặt ra, giải quyết mối quan hệ trên nền tảng quan điểm “khách quan; toàn diện; lịch sử - cụ thể”.
Ba là, giải quyết mối quan hệ giữa bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng với đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch lồng ghép trong công tác giảng dạy.
Trong giai đoạn hiện nay, sự chống phá của các thế lực thù địch trên mặt trận tư tưởng, nền tảng của Đảng hết sức tinh vi, phức tạp. Vì vậy, đội ngũ giảng viên giảng dạy chủ nghĩa Mác-Lênin vừa làm tròn vai trò chuyên môn, vừa phải là người chiến sỹ tiên phong trên mặt trận bảo vệ tư tưởng, nền tảng của Đảng, để góp phần vào sự thành công của mặt trận này, đội ngũ giảng viên phải không ngừng học tập, hiểu đúng, hiểu đầy đủ bản chất khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin, bởi đây là học thuyết khoa học như Lênin đã khẳng định: “Tất cả những cái mà tư tưởng loài người đã sáng tạo ra, Mác đã nghiền ngẫm lại, đã phê phán, và đã thông qua phong trào công nhân mà kiểm tra lại” (1) do đó phải được nhận thức một cách khoa học, nghiên cứu một cách toàn diện, vận dụng một cách sáng tạo, sử dụng phương pháp biện chứng duy vật trên tinh thần của Hồ Chí Minh “Học tập chủ nghĩa Mác-Lênin là học cái tinh thần xử trí mọi việc, đối với mọi người và đối với bản thân mình, là học tập những chân lý phổ biến của chủ nghĩa Mác-Lênin để áp dụng một cách sáng tạo vào hoàn cảnh thực tế của nước ta. Học để mà làm, lý luận đi đôi với thực tiễn” (2)
Giải quyết mối quan hệ giữa bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng với đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, là chúng ta đang quán triệt và đưa Nghị quyết số 35 NQ/TW của Bộ Chính trị vào trong công tác đào tạo, bồi dưỡng tại Trường Chính trị; đây vừa là yêu cầu cấp bách, vừa là nhiệm vụ lâu dài, đòi hỏi đội ngũ giảng viên giải quyết tốt những nguyên tắc như giữa bảo vệ và phản bác các quan điểm sai trái, thù địch; giữa kiên định và sáng tạo; giữa nắm vững bản chất khoa học và cách mạng với bổ sung, phát triển; giữa lý luận với thực tiễn cho phù hợp với điều kiện lịch sử mới./.
TÀI LIỆU KHAM KHẢO
(1) Lênin: Toàn tập, Nxb. Tiến bộ Matxcova, 1980, tập 41, tr.361.
(2) HCM: Toàn tập, tập 11. NXBCTQG - 2011, tập 11, tr 611.
Từ khóa » Nguyên Tắc Phương Pháp Luận Biện Chứng Duy Vật
-
Nguyên Tắc Của Phương Pháp Luận Của Chủ Nghĩa Duy Vật Biện ...
-
Phân Tích Một Số Nguyên Tắc Phương Pháp Luận Cơ Bản Của Phép ...
-
Phương Pháp Luận Biện Chứng Duy Vật Với Việc Nhận Thức Mối Quan ...
-
Phân Tích Những Nguyên Tắc Cơ Bản Của Phương Pháp Luận Biện ...
-
Phép Biện Chứng Duy Vật - Phương Pháp Luận Của Nhận Thức Khoa ...
-
Phương Pháp, Phương Pháp Luận Và Vai Trò Của Phương Pháp Luận ...
-
Hai Nguyên Lý Của Phép Biện Chứng Duy Vật – Wikipedia Tiếng Việt
-
TIỂU LUẬN TRIẾT Học Một Số NGUYÊN Tắc PHƯƠNG PHÁP LUẬN ...
-
Vận Dụng Phương Pháp Luận Biện Chứng Duy Vật để Nâng Cao Năng ...
-
VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP LUẬN DUY VẬT ĐỂ NÂNG CAO ...
-
Những Nguyên Tắc Phương Pháp Luận Của Phép Biện Chứng Duy Vật
-
[PDF] BÀI 2: PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT - Topica
-
Quan điểm Duy Vật Biện Chứng Trong Tư Tưởng Hồ Chí Minh
-
[Triết Học Mác - Lênin] Ba Quan điểm/nguyên Tắc Phương Pháp Luận ...