Vận Dụng Phương Pháp Dự án Trong Dạy - Học Chủ đề Môi Trường Và ...

Số hóa Giới thiệu Học sinh Giáo viên Thư viện Thiết bị Tài nguyên Trang vàng Thi online Xem điểm Hệ thống PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIM THÀNH TRƯỜNG TIỂU HỌC PHÚC THÀNH Video hướng dẫn Đăng nhập

VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DỰ ÁN TRONG DẠY - HỌC CHỦ ĐỀ MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN MÔN KHOA HỌC LỚP 5

Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học đặc thù bộ môn nhằm phát triển năng lực và nâng cao ý thức BVMT

Trong quá trình dạy học việc vận dụng linh hoạt các hình thức dạy rất quan trọng. Nội dung chương dạy học trình 2018 đang đã và đang hướng tới dạy học theo phát triển năng lực của học sinh. Chính vì vậy ngay tiểu học GV cần tìm hiểu, tiếp cận và thực hiện dạy theo phát triển năng lục của học sinh.

Phương pháp dạy học theo phát triển năng lực của HS:

- Người dạy chủ yếu đóng vai trò là người tổ chức, cố vấn, hỗ trợ người học chiếm lĩnh tri thức; chú trọng phát triển khả năng giải quyết vấn đề.

- Đẩy mạnh tổ chức dưới dạng các hoạt động, người học chủ động tham gia các hoạt động nhằm tìm tòi khám phá, tiếp nhận tri thức mới.

- Người học có nhiều cơ hội được bày tỏ ý kiến, quan điểm và tham gia phản biện.

Để nâng năng lực tự học, giải quyết vấn đề và nâng cao ý thức bảo về môi trường trong môn khoa học lớp 5, Tôi đã vận dụng linh hoạt nhiều phương pháp, hình thức trong đó phương pháp như: phương pháp bàn tay nặn bột, phương pháp quan sát, điều tra và đặc biệt là phương pháp dự án đã thu được nhiều kết quả mong đợi. Khi vận dụng các phương pháp này chú trọng hình thành các năng lực (năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực hợp tác; năng lực giao tiếp… ) dạy HS cách học. Học để đáp ứng những yêu cầu của cuộc sống hiện nay và tương lai.

4.2.1. Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án

Hiện nay Việt Nam chưa có chương trình dành riêng cho dạy học dự án nên tôi đã vận dụng linh hoạt vào nội dung bài học theo chủ đề Môi trường và tài nguyên.

Dạy học theo dự án là một hình thức dạy học, trong đó HS dưới sự điều khiển và giúp đỡ của GV tự lực giải quyết một nhiệm vụ học tập mang tính phức hợp không chỉ về mặt lý thuyết mà đặc biệt về mặt thực hành, thông qua đó tạo ra các sản phẩm thực hành có thể giới thiệu, công bố được.

Phương pháp dạy học theo dự án là phương pháp mới. Khi vận dung phương pháp này không những đáp ứng được nhu cầu học tập ngày càng cao của lứa tuổi cuối bậc học tiểu học mà còn đáp ứng được những yêu cầu mục tiêu học tập tiếp theo của các em khi lên cấp cao hơn. Càng hiệu quả hơn khi GV vận dụng vào nội dung học tập BVMT. Hơn nữa, với hiện trạng môi trường đang là vấn đề mang tính toàn cầu thì việc giáo dục bảo vệ môi trường bằng những hành động cụ thể qua phương pháp tiên tiến như dạy học theo dự án. Với phương pháp này, HS có thể tự học, tự lực giải quyết vấn đề, và đây sẽ là một trong những con đường hiệu quả nhất giúp HS rèn luyện kĩ năng tư duy bậc cao, khả năng làm việc khoa học, sáng tạo và làm chủ vấn đề học tập của chính mình.

Dạy học dự án đòi hỏi sự nỗ lực làm việc của cả GV và HS. Đòi hỏi nhiều thời gian. Đây là trở ngại lớn nhất. Nếu GV không linh hoạt sẽ khó thành công. Dạy học dự án đòi hỏi có sự chuẩn bị và lên kế hoạch thật chu đáo. Hoạt động thực hành đòi hỏi về cả phương tiện vật chất.

Khi nghiên cứu để dạy về chủ đề: Môi trường và tài nguyên thiên cho HS lớp 5 tôi đã mạnh dạn vận dụng dạy học theo phương pháp dạy học theo dự án

Đây là phương pháp phù hợp với chủ đề bảo vệ môi trường nhằm phát triển năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, thu thập thông tin, hợp tác nhóm. Nhưng do HS lớp 5 các em còn nhỏ.Vì vậy, tôi đã định hướng cho các em lựa chọn và thực hiện những tiểu chủ đề phù hợp với khả năng.

-Thành phần tham dự: GV + toàn thể HS lớp 5A do tôi phụ trách+ phụ huynh HS

- Thời gian: 2 tuần ( 31- 32) năm học: 2018- 2019; 2019- 2020

+ Bước1: Chọn chủ đề và xác định mục tiêu ( Khám phá chủ đề )

Mục tiêu: HS nhận biết, phân biệt môi trường trong và môi trường ô nhiễm

Phát triển năng lực quan sát, phán đoán

Cách tiến hành:

Tôi cho HS xem một video về nguồn nước sạch, không khí trong lành.., một video về nguồn nước bị ô nhiễm, rác đổ bừa bãi, khí thải các nhà máy

(khói đốt rơm rạ) thải ra môi trường....

Video môi trường trong lành

Video môi trường bị ô nhiễm

GV đặt câu hỏi nêu vấn đề:

+ Em hãy nêu nội dung của 2 video vừa theo dõi ?

+ Em muốn sống trong môi trường như thế nào? Tại sao?

+Môi trường có vai trò gì đến đời sống của con người? Muốn có một môi trường trong lành chúng ta phải làm gì?

- HS thảo luận đưa ra các phương án giải quyết theo năng lực của bản thân

- GV chốt, gợi ý HS các phương án các tiểu chủ đề mình lựa chọn (Vẽ tranh tuyên truyền bảo vệ môi trường; trưng bày sản phẩm tái chế; dự án nói không với chất thải nhựa; xây dựng vở kịch ngắn về chủ đề bảo về môi trường; thuyết trình ...)

- GV và HS thống nhất chủ đề: Chúng em vì môi trường

+Bước 2: Xây dựng kế hoạch ( Xây dựng ý tưởng cho tiểu chủ đề, lập kế hoạch các nhiệm vụ thực hiện tiểu chủ đề )

Mục tiêu:

- Phát hiện mối quan hệ, tác động qua lại giữa môi trường và con người

- Đề xuất các tiểu chủ đề của dự án “ Chúng em vì môi trường”

- Lập được kế hoạch cụ thể cần làm của tiểu chủ đề

- Phát triển năng lực: giao tiếp; trình bày suy nghĩ ý tưởng, hợp tác

Cách tiến hành:

Tôi cùng HS thảo luận xây dựng ý tưởng tiểu chủ đề cho từng nhóm theo

GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm từ 6 - 10 HS (tùy thuộc vào nội dung của tiểu chủ đề)

Khi chia nhóm tôi chủ động chia theo nhóm sở trường và cùng khu dân cư (1 HS làm nhóm trưởng điều hành các thành viên làm việc và thuyết trình sản phẩm của nhóm mình).

GV tổng hợp các ý kiến của nhóm và đề xuất các vấn đề cẩn tìm hiểu, cùng HS nhóm các vấn đề liên quan và hình thành các tiểu chủ đề

HS lựa chọn các tiểu chủ đề và hình thành các nhóm thực hiện nhiệm vụ của dự án nhóm mình tìm hiểu. HS có thể đặt tên dự án của nhóm bao nàm nội dung của tiểu chủ đề.

+ Nhóm 1: HS vẽ tranh tuyên tuyền bảo về môi trường.

+ Nhóm 2: Điều tra thực trạng, nguyên nhân làm ô nhiễm môi trường đất và cách bảo vệ môi trường đất.

+ Nhóm 3: Điều tra thực trạng, nguyên nhân làm ô nhiễm môi trường nước và không khí cách bảo vệ môi trường nước và không khí.

+ Nhóm 4: Làm sản phẩm tái chế đã qua sử dụng bảo vệ môi trường.

+ Nhóm 5: Nói không với chất thải nhựa.

-HS trong nhóm thảo luận để xác định mục tiêu của các tiểu chủ đề

- Làm việc nhóm: từ các mong muốn tìm hiểu của các thành viên, nhóm xác định các nội dung cụ thể cần nghiên cứu, đề xuất các câu hỏi cần trả lời cho các tiểu chủ đề. (Điều đã biết - Điều muốn biết - Điều học được để xác định nội dung tìm hiểu trước dự án, rút ra bài học cuối dự án)

- GV cùng HS xây dựng kế hoạch bằng cách gợi ý để HS trả lời các câu hỏi: Ai? Cái gì? Ở đâu? Bằng cách nào? Khi nào?... phù hợp với đối tượng nghiên cứu của mối tiểu chủ đề.

- Xây dựng kế hoạch hoạt động thực tiễn, phân công nhiệm vụ cụ thẻ, phương tiện, địa điểm, dự trù sản phẩm mong đợi.

- Nhóm trưởng họp nhóm thảo luận phân công công việc từng thành viên trong nhóm.

- Chia sẻ và thảo luận các kế hoạch đảm bảo tính khả thi, phù hợp, đạt mục tiêu.

Bước 3: Thực hiện dự án ( thu thập thông tin, thực hiện điều tra, thảo luận với các thành viên. Đề nghị sự giúp đỡ của giáo viên)

Mục tiêu:

- HS thực hiện được mục tiêu của các tiểu dự án

- Điều tra, tổng hợp các nguyên nhân và đề ra được các phương án góp phần BVMT

- Phát triển năng lực giao tiếp, thu thập thông tin, giải quyết vấn đề, hợp tác.

- Cách tiến hành:

Các nhóm, cá nhân thực hiện nhiệm vụ các cuộc điều tra thực tế, nghiên cứu tài liệu theo kế hoạch đã xây dựng. Ghi chép và lưu giữ thông tin thu nhận được.

GV phát phiếu cho HS

Tên nhóm và các thành viên:.......................................................................

Lớp ...............................Trường...................................................................

Nhiệm vụ: ....................................................................................................

Thời gian thưch hiện: .................................................................................

Địa điểm thực hiện: .....................................................................................

Kết quả thu được: .........................................................................................

Phân tích kết quả: .........................................................................................

Tôi đã gợi ý cho HS cách thu thập và ghi chép thông tin

Nhóm 2: Điều tra thực trạng, nguyên nhân làm ô nhiễm môi trường đất và cách bảo vệ môi trường đất. Trong quá trình thực hiện tôi hướng cho HS cần điều tra được thực trạng môi trường đất nơi em ở; nguyên nhân dẫn tới thực trạng đó và cách bảo vệ môi trường đất.

+ Nhóm 3: Điều tra thực trạng, nguyên nhân làm ô nhiễm môi trường nước và không khí cách bảo vệ môi trường nước và không khí. Tương tự như nhóm 2 tôi hướng cho HS cần điều tra được thực trạng môi trường nước và không khí nơi em ở; nguyên nhân dẫn tới thực trạng đó và cách bảo vệ môi trường nước và không khí

Đối với nhóm 2, 3 và nhóm 4 tôi đã liên hệ với phụ huynh mong muốn phụ huynh hỗ trợ giúp đỡ trong quá trình điều tra ( quay phim, chụp ảnh ) đảm bảo an toàn cho HS trong quá trình thực hiện

Các thành viên trong nhóm chia sẻ, đối chiếu các thông tin thu thập. Lựa chọn, kết nối các thông tin tìm được để trả lời cho các câu hỏi tiểu chủ đề.

- Đề xuất phương án thực hiện cũng như sự hỗ trợ của GV.Thảo luận với giáo viên (các bên liên quan) để đảm bảo đúng trọng tâm của tiểu chủ đề. (GV hỗ trợ giúp đỡ từng nhóm điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp và khả thi với điều kiện thực tế)

Chú ý: GV nhắc nhở HS thường xuyên phản hồi, thông báo thông tin với giáo viên và các nhóm khác )

+ Bước 4. Trình bày sản phẩm của dự án (tổng hợp các kết quả, trình bày kết quả của tiểu dự án dự án )

- Thời gian báo: Tiết cuối tuần 34 - Năm học : 2018- 2019; 2019- 2020.

- Thành phần: Ban giám hiệu; toàn bộ GV trong tổ và HS.

- Yêu cầu: giới thiệu sản phẩm; cách tiến hành, hiệu quả của dự án.

- Khuyến khích sự tương tác của người báo cáo và người nghe.

Mục tiêu:

-Nhận xét, rút ra kết luận chung từ nghiên cứu thực tế

- Đề xuất các biện pháp BVMT phù hợp với lứa tuổi

-Phát triển năng lực: giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề, kĩ năng trình bày.

Cách tiến hành:

- Các nhóm tổng hợp thông tin và hình dung báo cáo ban đầu từ cấc số liệu. Chia sẻ với GV ý tưởng báo cáo

- Chia sẻ và thảo luận trong nhóm về cách trình bày báo cáo phù hợp. Có thể thảo luận với GV, đề nghị hỗ trợ của gia đình, giáo viên tin học về cách thức trình bày.

Một số hình ảnh học sinh báo cáo kết quả thực hiện các tiểu dự án dự án

Nhóm 1: Dự án tuyên truyền bảo về môi trường qua tranh vẽ

Kết quả hình ảnh cho học sinh giới thiệu tranh vẽ bảo vệ môi trường

Kết quả hình ảnh cho học sinh giới thiệu tranh vẽ bảo vệ môi trường

Nhóm 2, 3: Trình bày điều tra thực trạng, nguyên nhân làm ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí và cách bảo vệ môi trường đất, nước và không khí.

Nhóm 4: Dự án làm đồ dùng bằng sản phẩm tái chế

Nhóm 5: Báo cáo dự án BVMT nói không với chất thải nhựa

GV hướng dẫn HS bọc vở bằng giấy bọc thay cho bìa bọc nilon

Bước 5: Đánh giá dự án

* Nhóm tự đánh giá

Đại diện nhóm chia sẻ trước lớp qua dự án đã học được gì? Đã hình thành được năng lực gì? Nhóm có hài lòng về kết quả thu được hay không? Khi thực hiện dự án đã gặp khó khăn gì và giải quyết bằng cách nào? Cảm xúc của các thành viên trong quá trình thực hiện dự án? Cảm nhận của cá nhân khi thực hiện xong một dự án

* Các nhóm tham gia đánh giá

Mỗi nhóm làm xong một dự án in một bản cho nhóm khác cùng đọc để nhận xét, đánh giá. Các nhóm dựa vào tiêu chí để nhận xét, đánh giá dự án của nhóm khác

* GV đánh giá

- Đánh giá về chất lượng sản phẩm, kết quả tự đánh giá của nhóm

- Phương pháp làm việc của nhóm, thái độ làm việc của các thành viên trong nhóm.

Phiếu đánh giá học theo dự án( theo nhóm). Sử dụng sau khi kết thúc dự án

Tiêu chí

Mức độ (thấp – cao: 1-3)

1.Câu hỏi điều tra, tìm hiểu của dự án

2. Nội dung của nghên cứu

3. Nguồn thu thập thông tin

4.Kế hoạch thực hiện

5.Hoạt động của nhóm

6.Tham gia của các thành viên

7. Trình bày sản phẩm

Nhận xét, lưu ý của GV:

Đây là phương pháp mới tôi đã mạnh dạn vận dụng vào môn Khoa học lớp 5 mang lại hiệu quả rõ rệt. Không những nâng cao nhận thức BVMT cho HS mà còn được sự tham gia nhiệt tình của phụ huynh. Sáng kiến đã mang lại tín hiệu tốt về ý thức BVMT của cộng đồng.

NV: Nguyễn Thị Thuận

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Link kho tàng truyện cổ tích... Đó là câu truyện cổ tích với ngôn ngữ đơn giản, tranh ảnh sinh động,màu sắc nét, lôi cuốn giúp trẻ em phát triển khả năng ngôn ngữ, tăng cường kỹ năng đọc, h ... Cập nhật lúc : 15 giờ 8 phút - Ngày 31 tháng 10 năm 2024 Xem chi tiết
Kho Sách giáo khoa dùng cho gv dạy và học , tham khảo dạy và học các môn, khối lớp . mỗi tên sách cuốn sách đều minh họa đẹp mắt, sinh động, mầu sắc đẹp đủ sắc màu, tranh minh họa mỗi cu ... Cập nhật lúc : 15 giờ 26 phút - Ngày 30 tháng 10 năm 2024 Xem chi tiết
Các bạn học sinh khối 4 đã có ý tưởng làm những chiếc đèn lồng nhỏ, xinh để trang trí cho ngôi nhà thêm đẹp và ấm cúng. Ý tưởng đó của các bạn đã được thực hiện qua tiết học trải nghiệm đầy ... Cập nhật lúc : 14 giờ 18 phút - Ngày 29 tháng 10 năm 2024 Xem chi tiết
Để chuẩn bị cho tiết dạy chuyên đề, tổ chuyên môn 1 đã tiến hành sinh hoạt chuyên môn theo hướng phân tích bài dạy với các nội dung: xác định yêu cầu cần đạt; lựa chọn các phương tiện, tư li ... Cập nhật lúc : 8 giờ 39 phút - Ngày 22 tháng 10 năm 2024 Xem chi tiết
Trong chương trình giáo dục Tiểu học, môn Tiếng Việt chiếm một vị trí vô cùng quan trọng bởi nó là một môn học công cụ. Cùng với việc trang bị các kĩ năng khác thì kĩ năng viết chữ là rất cầ ... Cập nhật lúc : 7 giờ 55 phút - Ngày 22 tháng 10 năm 2024 Xem chi tiết
Ngày 20 tháng 10 là ngày để cho mỗi con người Việt Nam nhớ tới những người phụ nữ quan trọng trong cuộc đời họ. Đó có thể là những người mẹ tần tảo sớm hôm nuôi con, người vợ dịu hiền, người ... Cập nhật lúc : 14 giờ 40 phút - Ngày 21 tháng 10 năm 2024 Xem chi tiết
Xuất phát từ mục tiêu của chương trình giáo dục 2018 giúp học sinh hình thành và phát triển những yếu tố căn bản đặt nền móng cho sự phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần, phẩm chất và ... Cập nhật lúc : 10 giờ 18 phút - Ngày 21 tháng 10 năm 2024 Xem chi tiết
Thực hiện nhiệm vụ năm học, thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường, trường TH Phúc Thành đã tổ chức Hội thi giáo viên dạy giỏi Tiểu học cấp trường năm học 2024 – 2025. ... Cập nhật lúc : 15 giờ 3 phút - Ngày 18 tháng 10 năm 2024 Xem chi tiết
Trước khi đọc học sinh biết lựa chọn bạn để tạo thành cặp đôi và cùng đọc không những thế các em đã lựa chọn được cuốn sách và chỗ ngồi phù hợp với nhóm của mình mà không cần sự trợ giúp của ... Cập nhật lúc : 14 giờ 13 phút - Ngày 16 tháng 10 năm 2024 Xem chi tiết
Thông qua buổi hoạt động trải nghiệm tạo cơ hội cho học sinh tiếp cận thực tế bằng các giác quan khác nhau: Thính giác, khứu giác, thị giác…. thể hiện cảm xúc tích cực, khai thác và huy độn ... Cập nhật lúc : 10 giờ 28 phút - Ngày 15 tháng 10 năm 2024 Xem chi tiết
1234567891011121314151617181920...
DANH MỤC ĐỀ THI, CHUYÊN ĐỀ
Thông tư 59 -trường Chuẩn quốc gia
Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định đánh giá HS tiểu học
Đề KTĐK cuối kì I môn Toán lớp 1 năm học 2011 - 2012
Đề KTĐK cuối kì I môn Tiếng Việt lớp 4 năm học 2011 - 2012
Đề KTĐK cuối kì I môn Toán lớp 4 năm học 2011 - 2012
Đề KTĐK cuối kì I môn Lịch sử và Địa lí lớp 5 năm học 2011 - 2012
Đề KTĐK cuối kì I môn Khoa học lớp 5 năm học 2011 - 2012
Đề KTĐK cuối kì I môn Lịch sử và Địa lí lớp 4 năm học 2011 - 2012
Đề KTĐK cuối kì I môn Khoa học lớp 4 năm học 2011 - 2012
Đề KTĐK cuối kì I môn Tin học lớp 5 năm học 2011 - 2012
Đề KTĐK cuối kì I môn Tin học lớp 4 năm học 2011 - 2012
Đề KTĐK cuối kì I môn Tin học lớp 3 năm học 2011 - 2012
Thông tư 41: ban hành điều lệ trường tiểu học
Số: 26/2011/TTLT-BGDĐT-BKHCN-BYT Hướng dẫn tiêu chuẩn bàn ghế học sinh trường tiểu học. THCS...
Thông tư quy định đánh giá và xếp loại học sinh tiểu học
12345
VĂN BẢN CỦA NHÀ TRƯỜNG
CÔNG KHAI ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, GIÁO VIÊN CỦA TRƯỜNG NĂM HỌC 2023- 2024
CÔNG KHAI THÔNG TIN CƠ SỞ VẬT CHẤT CỦA TRƯỜNG NĂM HỌC 2023- 2024
THÔNG TIN VỀ CHẤT LƯỢNG THỰC TẾ NĂM HỌC 2022- 2023
CAM KẾT CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC CỦA TRƯỜNG TIỂU HỌC NĂM HỌC 2023- 2024
THÔNG BÁO CÔNG KHAI KẾ HOẠCH Tiếp nhận, quản lí và sử dụng nguồn tài trợ ( máy tính, điều hòa) Năm học 2022-2023
Thông báo điều chỉnh thời gian
Kế hoạch thi tuyển viên chức năm 2021
THÔNG BÁO Cam kết chất lượng giáo dục của trường tiểu học, năm học 2021 - 2022
TTHÔNG BÁO Công khai thông tin chất lượng giáo dục tiểu học thực tế, năm học 2020 -2021
THÔNG BÁO Công khai thông tin cơ sở vật chất của trường tiểu học, năm học 2021-2022
TTHÔNG BÁO Công khai kết quả nhận tài trợ và tình hình mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạtđộng dạy học từ nguồn kinh phí tài trợ Năm học 2020 – 2021
THÔNG BÁO Công khai thông tin về đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên Năm học 2021 - 2022
CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NHÀ TRƯỜNG GIAI ĐOẠN 2020 - 2025 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
Chương trình giảm tải học kì 2 của BGD các môn
Kế hoạch dạy học trên mạng Internet các lớp
123456

Từ khóa » Dạy Học Dự án ở Tiểu Học