Văn Học Thiếu Nhi | Xemtailieu

logo xemtailieu Xemtailieu Tải về Văn học thiếu nhi
  • pdf
  • 68 trang
TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG KHOA SƯ PHẠM TỰ NHIÊN ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG VĂN HỌC THIẾU NHI Người soạn: Lê Thị Hồng Thắm Bộ môn : Giáo dục Tiểu học Năm 2015 Lời mở đầu Nhằm góp phần đào tạo, bồi dưỡng và phục vụ tốt việc học tập, nâng cao năng lực cảm thụ văn học cho sinh viên ngành giáo dục Mầm non, chúng tôi tổ chức biên soạn bài giảng Văn học thiếu nhi. Để biên soạn bài giảng này, chúng tôi dựa vào Đề cương chi tiết học phần của tổ Giáo dục Mầm non, khoa Sư phạm tự nhiên, sách Văn học thiếu nhi, tài liệu bồi dưỡng chuẩn hóa Trung học sư phạm Mầm non cho giáo viên nhà trẻ, mẫu giáo hệ 9+1 của Nhà xuất bản Giáo dục, năm 1997. Giáo trình Văn học, tập một và tập ba của nhà xuất bản Giáo dục, năm 1998 cho hệ Cao đẳng Sư phạm tiểu học. Đặc biệt lần biên soạn này, chúng tôi soạn theo hướng khái quát, tinh giản nhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức, nâng cao năng lực của người học. 1 A. Mục lục Lời giới thiệu ................................................................................................................... 1 Học phần: Văn học thiếu nhi ............................................................................................. A. Mục lục: .................................................................................................................... 2 B: Mục tiêu học phần: .................................................................................................. 3 C: Nội dung dạy học: .................................................................................................... 4 Phần 1: Văn học dân gian ............................................................................................... 6 Bài 1: Nhìn lại văn học dân gian ..................................................................................... 6 Bài 2: Truyện cổ dân gian và giáo dục trẻ thơ .............................................................. 10 Bài 3: Đồng dao trong đời sống trẻ thơ ......................................................................... 16 Bài 4: Hát ru với trẻ thơ................................................................................................. 21 Phần 2: Văn học trẻ em Việt Nam ................................................................................ 24 Bài 1: Khái quát về sự phát triển của văn học thiếu nhi Việt Nam ............................... 24 Bài 2: Thơ Võ Quảng .................................................................................................... 30 Bài 3: Thơ Phạm Hổ ...................................................................................................... 34 Bài 4: Tô Hoài ............................................................................................................. .42 Bài 5: Thơ Các em viết.................................................................................................. 46 Bài 6: Thơ Trần Đăng Khoa .......................................................................................... 51 Phần 3: Văn học trẻ em nước ngoài .............................................................................. 59 Bài 1: Khái quát văn học trẻ em nước ngoài ................................................................. 61 Bài 2: Giới thiệu môt số tác giả, tác phẩm tiêu biểu .................................................... 67 2 B. Mục tiêu học phần 1. Mục tiêu chung của học phần: * Kiến thức: - Sau khi học xong học phần, sinh viên có được những những kiến thức về đặc trưng cơ bản của văn học dân gian, vai trò của văn học dân gian đối với giáo dục trẻ thơ, một số thể loại văn học dân gian phù hợp với trẻ mầm non. - Hiểu được thành tựu của văn học thiếu Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám 1945, một số tác giả, một số tác phẩm tiêu biểu. - Hiểu được một số nét về thành tựu văn học thiếu nhi thế giới, một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu. * Kỹ năng: - Biết phân tích, đánh giá các tác phẩm viết cho trẻ mầm non. Phát hiện được những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của văn học thiếu nhi nói chung, thơ truyện cho trẻ mầm non nói riêng. * Thái độ: Yêu thích và đánh giá đúng các tác phẩm văn học viết cho thiếu nhi nói chung, cho trẻ mầm non nói riêng, từ đó bồi dưỡng thêm lòng yêu nghề, mến trẻ. 2. Mục tiêu đào tạo cụ thể: 2.1. Phẩm chất: * Phẩm chất 1: - Có ý thức tìm hiểu, nghiên cứu về khái niệm văn học dân gian, đặc trưng của văn học dân gian, giá trị của văn học dân gian. Một số tác phẩm văn học dân gian phù hợp với trẻ như: cổ tích, thần thoại, ngụ ngôn, truyền thuyết, đồng dao, hát ru… - Yêu thích văn học dân gian, đặc biệt là các thể loại văn học dân gian gắn bó với đời sống tâm hồn trẻ thơ. * Phẩm chất 2: Có ý thức tìm hiểu,nghiên cứu về thành tựu của các giai đoạn phát triển của văn học thiếu nhi Việt Nam, những nét đặc sắc về nội dung, nghệ thuật. Về nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm, tác giả tiêu biểu như: Tô Hoài, Phạm Hổ, Võ Quảng, Trần Đăng Khoa… * Phẩm chất 3: Có ý thức tìm hiểu, nghiên cứu thành tựu của văn học trẻ em nước ngoài được dịch sang tiếng Việt, những giá trị cơ bản của văn học trẻ em nước ngoài. Tìm hiểu một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu như: Andecxen, Grim. L.Tôn xtôi, HectoMalo… 2.2. Năng lực: *Năng lực 1: Có khả năng phân tích, đánh giá, sưu tầm các tác phẩm Văn học dân gian để tìm ra nét đặc trưng của từng thể loại phù hợp với trẻ thơ. * Năng lực 2: Có khả năng phân tích, đánh giá tác phẩm văn học viết cho thiếu nhi trong và ngoài nước. 3 C. Nội dung dạy học Phần I: Văn học dân gian Bài 1: Nhìn lại Văn học dân gian: (02 tiết) - Văn học dân gian là gì? - Đặc trưng của văn học dân gian. - Các giá trị cơ bản của văn học dân gian: - Văn học dân gian trong đời sống trẻ thơ. Bài 2: Truyện cổ dân gian với trẻ thơ: (03 tiết) - Những loại truyện cổ dân gian phù hợp với trẻ. - Những giá trị đặc trưng nói chung của truyện cổ dân gian với giáo dục trẻ: Bài 3: Đồng dao với trẻ thơ: (02 tiết) - Khái niệm về đồng dao. - Đặc trưng của đồng dao. - Ý nghĩa của đồng dao đối với trẻ thơ. Bài 4: Hát ru với trẻ thơ: (02 tiết) - Khái niệm hát ru. - Truyền thống về hát ru và tình hình hiện nay về hát ru. -Ý nghĩa của hát ru trong đời sống trẻ thơ. Phần II: Văn học trẻ em việt Nam Bài 1: Khái quát về sự phát triển của văn học thiếu nhi Việt Nam: (03 tiết) - Qúa trình sáng tác văn học thiếu nhi Việt Nam. - Những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật trong văn học viết cho thiếu nhi. Bài 2: Thơ Võ Quảng: (02 tiết) - Vài nét về tác giả. - Những giá trị cơ bản trong thơ Võ Quảng viết cho thiếu nhi. Bài 3: Thơ Phạm Hổ: (03 tiết) - Vài nét về tác giả. - Giá trị nội dung thơ Phạm Hổ viết cho các em. - Nghệ thuật thơ Phạm Hổ viết cho các em: Bài 4: Truyện Tô Hoài: (04 tiết) - Vài nét về tác giả. - Truyện viết cho các lứa tuổi. - Nghệ thuật truyện Tô Hoài viết cho thiếu nhi. Thực hành phân tích tính cách nhân vật Dế Mèn. Bài 5: Thơ các em viết. (02 tiết) - Khái quát, tình hình sáng tác thơ các em thời thời chống Mỹ đến nay. - Đặc sắc nội dung trong thơ các em viết. - Đặc sắc nghệ thuật trong thơ các em. Bài 6: Thơ Trần Đăng Khoa. (04 tiết) - Vài nét về tác giả. - Nội dung thơ Trần Đăng Khoa. - Nghệ thuật thơ Trần Đăng khoa. - Thực hành phân tích bài thơ “Hạt gạo làng ta” Phần III: Khái quát văn học trẻ em nước ngoài. (03 tiết ) - Sơ lược về mảng văn học trẻ em nước ngoài được dịch sang tiếng Việt. - Giới thiệu một số tác giả tiêu biểu. 4 + An Đéc Xen (Đan mạch). + Lép-Nicôlaiêvích Tônxtôi (Nga). + Grim (Đức). + Fujiko Fujio (Nhật bản). + Hécto Malo (Pháp). 5 PHẦN I: VĂN HỌC DÂN GIAN Bài 1: Nhìn lại văn học dân gian 1.1. Khái niệm. Trong dân gian, tổng thể các sáng tác nghệ thuật truyền miệng có tên gọi chung: Văn chương truyền khẩu hay văn chương truyền miệng, văn chương bình dân... Từ khoảng cuối những năm 1950 xuất hiện thuật ngữ: Văn học dân gian và thuật ngữ này dần dần được dùng rộng rãi hơn cả. Qua nghiên cứu những đặc trưng cơ bản của Văn học dân gian, các nhà nghiên cứu đã đưa ra một khái niệm cơ bản về Văn học dân gian như sau: Văn học dân gian là những sáng tác nghệ thuật truyền miệng, do nhân dân sáng tác, được nhân dân tiếp nhận, sử dụng và lưu truyền . Văn học dân gian tương đương với khái niệm Folklore, một thuật ngữ quốc tế có nghĩa là là trí tuệ nhân dân (folk: nhân dân; lore: trí tuệ). Văn học dân gian được coi như là những sáng tác nghệ thuật ngôn từ, cũng như văn học viết. Đó là hai hình thức khác nhau của cùng một loại nghệ thuật: nghệ thuật ngôn từ (văn học viết dùng ngôn ngữ viết, văn học dân gian dùng ngôn ngữ nói). Vì vậy, không thể đồng nhất chúng với nhau, nhưng cũng không thể đối lập chúng. Chúng có mối quan hệ qua lại, và có những giai đoạn mối quan hệ này đặc biệt khắng khít. 1.2. Đặc trưng của văn học dân gian: Văn học dân gian có nhiều đặc trưng, nhưng người ta thường xác định những đặc trưng cơ bản sau đây: 1.2.1. Tính tập thể và tính truyền miệng: - Văn học dân gian được gọi là những sáng tác nghệ thuật của quần chúng nhân dân vì đó là những tác phẩm ra đời từ rất xưa, do nhân dân sáng tác, lưu truyền. Đây là đặc trưng cơ bản của Văn học dân gian. Tập thể quyết định sự ra đời và tồn tại của tác phẩm. Mỗi tác phẩm Văn học dân gian là kết quả sáng tác của nhiều người, nhiều thế hệ, nhiều địa phương khác nhau (lúc đầu tác phẩm do một người sáng tạo ra, tác phẩm được quần chúng nhân dân ưa thích vì nó phù hợp với tâm lý tập thể và do vậy được lưu truyền qua nhiều đối tượng, nhiều địa phương, nhiều giai đoạn, tác phẩm được nhiều người sửa chữa (có thể thêm hoặc bớt cho hoàn thiện hơn). - Trong quá trình ấy vai trò của cá nhân mờ dần, vai trò của tập thể trở nên đậm nét. Cứ như vậy, mỗi tác phẩm là sáng tác của nhiều người và trở thành những tác phẩm vô danh (đó cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhiều dị bản của Văn học dân gian). 6 - Văn học dân gian cổ đại ra đời khi chưa có chữ viết, nó tồn tại trong dạng truyền miệng. Từ khi sinh ra, tác phẩm Văn học dân gian liên tục được truyền miệng từ địa phương này tới địa phương khác, trong quá trình đó, Văn học dân gian biến đổi không ngừng. Nhờ có tính truyền miệng mà Văn học dân gian lưu giữ được từ đời này qua đời khác. Tính truyền miệng là phương tiện cơ bản để lưu giữ nền Văn học dân gian. 1.2.2. Tính nguyên hợp: Tính nguyên hợp (nghệ thuật tổng hợp) là sự kết hợp ngay từ nguồn gốc các yếu tố khác nhau trong một chỉnh thể, cụ thể là: - Văn học dân gian thuộc loại nghệ thuật đa yếu tố. Yếu tố ngôn từ ở Văn học dân gian thường kết hợp với các yếu tố khác như: Âm nhạc, múa, trò chơi, tạo hình... và tác phẩm Văn học dân gian chỉ thực sự sống động khi được trình diễn nguyên dạng với đầy đủ các yếu tố hợp thành. Nhưng cơ sở của tác phẩm Văn học dân gian là yếu tố ngôn từ. Nghĩa là, ở đây yếu tố ngôn từ giữ vai trò biểu đạt chủ yếu. Bởi trên thực tế người ta vẫn có thể cảm nhận được nội dung cụ thể của câu chuyện, của bài ca, của vở diễn qua lời kể, lời ca, lời nói. - Văn học dân gian nảy sinh và tồn tại như một bộ phận không tách rời của sinh hoạt nhân dân. Tác phẩm Văn học dân gian gắn liền với những hình thức truyền thống của nếp sinh hoạt nhân dân trong gia đình, làng xã, trong hoạt động lao động sản xuất, cụ thể là: + Hò cất lên khi lao động sản xuất: Hò chèo thuyền, hò giã gạo... + Hát, múa, khấn, cầu nguyện khi trình diễn trong các nghi lễ: Cúng cầu mưa, cúng ra khơi,... + Hát ru trẻ ngủ trong sinh hoạt gia đình. + Hát trêu ghẹo, hát giao duyên trong giao tiếp cộng đồng, trong các lễ hội truyền thống của dân tộc. 1.3. Sự phân loại của Văn học dân gian: Để phân loại các tác phẩm văn học dân gian phải dựa vào các tiêu chí (tính chất, dấu hiệu) sau: - Hệ thống đề tài. - Chức năng sinh hoạt. - Phương thức diễn xướng. - Thi pháp (hệ thống nghệ thuật). Căn cứ vào các tiêu chí trên, chúng ta thấy Văn học dân gian gồm các thể loại sau: 1.3.1. Các thể loại tự sự: Thần thoại, truyền thuyết, sử thi, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười, vè, tục ngữ, câu đố. 7 1.3.2. Các thể loại trữ tình (gọi chúng là ca dao, dân ca): Gồm các bài ca nghi lễ, bài ca lao động, bài ca sinh hoạt, bài ca giao duyên... 1.3.3. Các thể loại kịch: Chèo, tuồng, các trò diễn dân gian. * Các thể loại Văn học dân gian có mối quan hệ qua lại: Thể loại sau nảy sinh trên cơ sở thể loại đã có từ trước. Ví dụ (VD): Thần thoại về anh hùng văn hóa hoặc các sử thi về anh hùng có thể chuyển thành truyền thuyết lịch sử. - Các thể loại Văn học dân gian có số phận lịch sử khác nhau. Số phận ấy chịu sự quyết định của nhu cầu xã hội, xã hội yêu cầu cách thể hiện của thể loại nào thì thể loại ấy phát triển. Khi xã hội không có nhu cầu thì thể loại đó bị suy tàn. VD: Thần thoại ra đời đầu tiên trong hệ thống thể loại Văn học dân gian nhưng cũng là thể loại một đi không trở lại với con người. 1.4. Những giá trị cơ bản của văn học dân gian: 1.4.1. Giá trị nhận thức: Nói đến nhận thức là nói đến hiểu biết. Văn học dân gian đem lại cho chúng ta các giá trị nhận thức sau đây: - Văn học dân gian đem lại những hiểu biết rất phong phú, chân thực về cuộc sống lao động, sinh hoạt, quan hệ xã hội của nhân dân. Văn học dân gian cung cấp cho chúng ta những tri thức rộng rãi về phong tục, tập quán cùng cảnh vật quê hương, đất nước. VD: Sự tích bánh chưng, bánh giầy cung cấp cho ta hiểu biết về một phong tục đẹp mang tính truyền thống văn hóa cổ xưa của dân tộc, về đạo nghĩa uống nước nhớ nguồn, tôn trọng sản phẩm của người lao động. Sự tích đầm Dạ Trạch: Ca ngợi cảnh vật quê hương đất nước - Văn học dân gian giúp ta hiểu biết về đời sống tâm tư, tình cảm, về phẩm chất đạo đức cùng những giá trị tinh thần khác của nhân dân (cổ tích, thần thoại, ngụ ngôn, ca dao, dân ca, tục ngữ...). VD: Truyện Ngụ ngôn, răn dạy con người đạo lý, kinh nghiệm sống. Truyện cười, nhằm mua vui giải trí, phê phán thói hư tật xấu, giúp người ta sống tốt hơn. - Văn học dân gian góp phần bổ sung kiến thức lịch sử dân tộc trong quá khứ. VD: Truyền thuyết An Dương Vương, Thánh Gióng… 1.4.2. Giá trị giáo dục: Văn học dân gian là kho kinh nghiệm phong phú của nhân dân, là nơi lưu giữ những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, vì thế giá trị của Văn học dân gian là vô cùng lớn. 8 - Văn học dân gian là những lời răn dạy, bảo ban của cha mẹ đối với con cái, của anh em với nhau, của tình làng, nghĩa xóm... Văn học dân gian dạy cho chúng ta cách ăn nói, ứng xử cho phù hợp với mọi quan hệ xã hội, ca ngợi cái tốt, phê phán cái xấu... VD: Truyện cây khế, Hai anh em, Tấm Cám và một số bài ca dao, dân ca… - Văn học dân gian góp phần xây dựng lối sống tốt đẹp, bồi dưỡng những phẩm chất đạo đức tốt đẹp cho con người như: lòng nhân ái, tính trung thực, sự khôn ngoan, thái độ cần cù, chăm chỉ trong công việc. VD: Cây khế, Tấm Cám, Thạch Sanh... - Văn học dân gian giáo dục con người tình cảm đối với quê hương, đất nước, lòng tự hào dân tộc, tinh thần tự lực, tự cường chống chọi với thiên nhiên, chống ngoại xâm. VD: Sơn Tinh Thủy Tinh; Thánh Gióng 1.4.3. Giá trị thẩm mỹ: Văn học dân gian đem lại cho chúng ta những khoái cảm thẩm mỹ về vẻ đẹp của con người, của quê hương đất nước. - Văn học dân gian xây dựng được những hình tượng nghệ thuật độc đáo, những cốt truyện hoàn thiện. VD: Hình tượng Thánh Gióng, Thạch Sanh... - Cách sử dụng ngôn ngữ trong Văn học dân gian hết sức tài hoa. VD: Bài ca dao sau: Anh đến tìm hoa, hoa đã nở, Anh đến tìm đò, đò đã sang sông, Anh đến tìm em, em đã có chồng… - Sử dụng thành công các phương tiện nghệ thuật như: tượng trưng, hư cấu, kỳ ảo và các biện pháp nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ... Những giá trị ấy tạo cơ sở cho tình cảm thẩm mỹ phát triển. Các giá trị của Văn học dân gian vì thế được coi là dòng sữa mẹ nuôi dưỡng tâm hồn dân tộc ở mọi thời đại. 1.5. Văn học dân gian trong đời sống trẻ thơ: Văn học dân gian là loại hình nghệ thuật đến với trẻ em sớm nhất, là người bạn tinh thần, gắn bó với các em ngay từ lúc còn bé thơ, nhất là những thể loại dân gian phù hợp với trẻ thơ: - Khi còn ở trong nôi, tiếng hát ru à ơi đầy yêu thương của mẹ, của bà đã trở thành nhu cầu thiết yếu của trẻ, đưa trẻ đến với giấc ngủ êm dịu, ngọt ngào. - Khi trẻ bắt đầu tập nói, tập đi, các câu chuyện, các bài hát có ngôn ngữ trau chuốt, gọt giũa là những phương tiện giúp các em học ăn, học nói. VD: Con gà, con chó có lông, 9 Cây tre có đốt, nồi đồng có quai. -Khi trẻ vào mẫu giáo, những bài ca vui chơi (đồng dao), những câu chuyện cổ dân gian, câu đố hấp dẫn, lôi cuốn các em vào các hoạt động tập thể, hoạt động nhận thức. Thông qua các hoạt động ấy, vốn hiểu biết các em được nâng cao, ngôn ngữ được rèn giũa, trí tuệ được mở mang, chuẩn bị kinh nghiệm sống để các em bước vào đời. - Gắn bó với tuổi thơ, Văn học dân gian là nguồn sữa mẹ nuôi dưỡng, phát triển tâm hồn trẻ thơ, truyền cho các em vẻ đẹp truyền thống của cha ông: lòng nhân ái thủy chung, tính công bằng, yêu chuộng lẽ phải, đức cần cù, chăm chỉ, yêu nước, thương nòi, tự tin, lạc quan, yêu đời, yêu cuộc sống. Câu hỏi và bài tập 1. Trình bày các giá trị cơ bản của văn học dân gian. 2. Phân tích vai trò của Văn học dân gian trong đời sống trẻ thơ. 10 Bài 2: Truyện cổ dân gian và giáo dục trẻ thơ Truyện cổ dân gian là một trong những bộ phận của Văn học dân gian. Đây là một bộ phận vô cùng hấp dẫn đối với trẻ thơ. Trong tâm trí trẻ thơ, truyện cổ dân gian là một thế giới vừa thực, vừa mộng chứa đựng những màu sắc. Đồng thời truyện cổ dân gian là một bộ phận góp phần rất lớn vào việc giáo dục đạo đức và hình thành nhân cách cho trẻ. 2.1. Những truyện cổ dân gian phù hợp với trẻ thơ 2.1.1. Thần thoại – Truyền thuyết với giáo dục trẻ thơ. 2.1.1.1. Thần thoại: a. Định nghĩa: Loại truyện kể về sự tích các thần do người thời cổ tưởng tượng ra nhằm giải thích nguồn gốc, ý nghĩa của một số hiện tượng tự nhiên và xã hội được coi là có quan hệ mật thiết đến sự sống còn của tập thể thị tộc hay bộ lạc. b. Nội dung của thần thoại: Gồm ba nội dung chính: - Thần thoại Việt Nam giải thích những hiện tượng chung của vũ trụ, trái đất, đồng thời phản ánh cuộc đấu tranh bền bỉ của người xưa nhằm khám phá tự nhiên và chinh phục thiên nhiên. VD: Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh, truyện Thần Trụ trời; truyện Thần biển. - Thần thoại phản ảnh ước mơ giản dị, hồn nhiên và cũng hết sức sáng tạo, cao đẹp của lý tưởng con người cổ đại. VD: Hình tượng thần trụ trời cao to, bước một bước từ núi này sang núi khác; Hình tượng Sơn Tinh dũng cảm chống Thủy Tinh để bảo vệ hạnh phúc. - Nhân vật chính trong thần thoại là các vị thần, đó là những nhân vật có sức biến hóa hơn người. Nhưng gạt bỏ những yếu tố hoang đường thần bí đó thì thần thoại lại chứa đựng một nội dung hiện thực là phản ánh cuộc sống và cuộc đấu tranh của con người. 2.1.1.2. Truyền thuyết: a. Định nghĩa: Truyền thuyết là những câu chuyện kể về những sự kiện, nhân vật, địa danh lịch sử đã được nhân dân lý tưởng hóa và gửi gắm vào đó thái độ, tình cảm, cách đánh giá của mình.Truyền thuyết ra đời sau thần thoại. b. Nội dung: Truyền thuyết lịch sử phản ánh hai nội dung lớn: - Ca ngợi cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ đất nước của dân tộc. VD: Sự tích Hồ Gươm, Thánh Gióng, An Dương Vương. - Ca ngợi công đức của các vị anh hùng vì độc lập, tự chủ của dân tộc. VD: Truyền thuyết hai Bà Trưng; Lê Lợi; Trần Hưng Đạo… c. Tác dụng của thần thoại và truyền thuyết với giáo dục mầm non: 11 - Trong thần thoại và truyền thuyết, trí tưởng tượng đóng vai trò hết sức quan trọng, đây là yếu tố tạo nên thần thoại và truyền thuyết. Vì vậy đem thần thoại và truyền thuyết đến với trẻ sẽ góp phần kích thích trí tưởng tượng và nuôi dưỡng ước mơ cho trẻ, giúp các em cảm nhận sức mạnh kỳ diệu của lao động sáng tạo. - Thần thoại và truyền thuyết có tác dụng to lớn trong việc giáo dục lòng tự hào dân tộc cho trẻ thơ. Qua truyền thuyết, thần thoại trẻ biết ông cha ta đã sống ra sao, chống ngoại xâm anh dũng như thế nào, cải tạo thiên nhiên ra sao?... Giáo dục trẻ thơ qua thần thoại và truyền thuyết là hình thức giáo dục bằng nghệ thuật có tác dụng đến tình cảm, lý tưởng của các em. 2.1.2. Truyện cổ tích với giáo dục trẻ thơ: 2.1.2.1. Định nghĩa: Truyện cổ tích là những truyện kể truyền miệng. Bằng tưởng tượng, truyện mô tả số phận con người trong các mối quan hệ gia đình, xã hội cụ thể (truyện trình bày đủ các dạng quan hệ vốn có của con người trong xã hội phong kiến như: vua – tôi, thần – dân, giàu – nghèo, thầy – trò, vợ – chồng, anh – em, bè bạn…). Thông qua các mối quan hệ đa dạng và phong phú ấy, cổ tích theo cách riêng của mình phát hiện ra các xung đột xã hội, các mâu thuẫn giai cấp trong xã hội có giai cấp. Và từ những phát hiện về một vấn đề trọng đại như vậy, cổ tích hướng nhiệm vụ chủ yếu của mình vào việc lý giải, tìm lối thoát cho một vấn đề mà chính lịch sử trong giai đoạn ấy cũng chưa tạo được tiền đề thực tế để có thể giải quyết triệt để. 2.1.2.2. Phân loại: Truyện cổ tích chia làm ba loại: - Truyện cổ tích loài vật. - Truyện cổ tích sinh hoạt. - Truyện cổ tích thần kỳ. Trong đó truyện cổ tích thần kỳ là loại truyện chiếm số lượng nhiều nhất và là loại truyện hấp dẫn nhất đối với mọi người nói chung, trẻ em nói riêng. a. Truyện cổ tích loài vật: Là những truyện cổ tích trong đó nhân vật chính là một con vật nào đó. Con vật này có thể sống gần gũi với người dân hoặc sống trong rừng. Loại truyện cổ tích này có khi là giải thích một đặc điểm nào đó của con vật. VD: Vì sao dơi ăn muỗi? Vì sao lươn lại sống trong bùn? Vì sao lông quạ lại đen? Tại sao chó ghét mèo?... Có khi truyện cổ tích đề cập đến một con thú thông minh (thỏ, cáo). Những truyện cổ tích loài vật thường hấp dẫn bởi nhiều tình tiết ly kỳ. b. Truyện cổ tích sinh hoạt: Là những chuyện kể về những con người và những sự kiện xảy ra trong thế giới con người không có các nhân vật siêu nhiên, thần bí. Đây là loại truyện đề cập đến những tình huống rất bình thường trong cuộc sống hàng ngày. Cách xử sự trong các mối quan hệ bạn bè, gia đình, thầy trò, cách ứng xử 12 nhạy bén, miêu tả trong những tình huống khó khăn, cách phơi bày thói ba hoa, hống hách... ý nghĩa răn dạy thể hiện rất đậm trong loại cổ tích này. VD: Vợ khôn lấy chồng dại; Trương Chi; Gái ngoan dạy chồng; Giết chó khuyên chồng; Chưa đỗ ông nghè đã đe hàng tổng. c. Truyện cổ tích thần kỳ: (Cổ tích hoang đường) Là loại cổ tích mà trong đó yếu tố thần kỳ được thể hiện đậm nét hơn cả. Yếu tố này không chỉ tạo ra màu sắc ly kỳ và hấp dẫn của cổ tích mà còn có ý nghĩa quyết định trong những thời điểm nhất định. Thiếu nó bản thân nhân vật không thể vượt qua nổi những thử thách gay go để chiến thắng kẻ thù. VD: Các yếu tố kỳ diệu trong các tác phẩm: Tấm Cám; Thạch Sanh; Cây khế; Cây tre trăm đốt; Sọ dừa... - Kết cấu của cổ tích thần kỳ thường có ba phần: + Phần thứ nhất: Nói về nguồn gốc xuất thân và cuộc đời đau khổ của nhân vật (mồ côi cha mẹ, mang lốt xấu xí, nghèo khổ), nhân vật bị hành hạ, bạc đãi, bị lừa dối, tước đoạt... Vì vậy ngay từ đầu nhân vật đã tạo sự thương yêu, đồng cảm sâu sắc của nhân dân lao động. + Phần thứ hai: Nói về phẩm chất, về tài năng và chiến công của nhân vật. Vai trò của các yếu tố kỳ diệu thể hiện rõ rệt nhất ở đây. Nhân vật bao giờ cũng phải trải qua một hoặc vài lần thử thách, kẻ thù luôn gây cho họ muôn vàn khó khăn để đẩy họ vô chỗ đường cùng. Song với sức mạnh của đạo đức, của tài năng và có sự hỗ trợ của yếu tố kỳ diệu, nhân vật chính diện bao giờ cũng vượt qua những trở ngại để thực hiện ước mơ. + Phần thứ ba: Là phần thưởng dành cho nhân vật chính diện. Và có thể nói, Có bao nhiêu dạng nhân vật là có bấy nhiêu ước mơ của nhân dân xưa về một xã hội, một con người, một cuộc đời hạnh phúc. - Với kết thúc truyện có hậu, truyện cổ tích thần kỳ biểu hiện rực rỡ chủ nghĩa nhân đạo, tiến bộ của nhân dân. Trong xu thế tích cực, cổ tích đem lại cho người đọc, người nghe một niềm lạc quan vô bờ bến về sự tồn tại một xã hội công bằng, thanh bình, không có điều ác. 2.1.1.3. Tác dụng của truyện cổ tích với giáo dục trẻ mầm non: - Tuổi thơ là tuổi giàu tưởng tượng và ước mơ. Truyện cổ tích (đặc biệt là cổ tích thần kỳ) hấp dẫn trẻ thơ trước hết ở một thế giới vừa thực vừa mộng, chứa đựng những phép màu, những vật thiêng, những sức mạnh thần kỳ góp phần nuôi dưỡng những khát vọng tưởng tượng và ước mơ sáng tạo cho trẻ. - Tuổi thơ khát khao một cuộc sống tốt đẹp. Truyện cổ tích rất phù hợp với các em vì ở đây nói lên những quan niệm đạo đức, công lý xã hội và ước mơ về một cuộc 13 sống tốt đẹp hơn cuộc sống hiện tại, góp phần giáo dục đạo đức và hình thành lòng nhân ái cho trẻ. - Truyện cổ tích lấy việc miêu tả hành động của nhân vật để chỉ ra phẩm chất của nhân vật. Các nhân vật trong truyện cổ tích chia thành hai tuyến đối lập nhau: thiện – ác; giàu – nghèo; chăm chỉ – lười biếng... Vì vậy, truyện cổ tích dễ hình thành cho trẻ cách nhìn nhận, cách đánh giá cái tốt, cái xấu. Trên cơ sở đó giúp các cháu có ý thức làm theo cái tốt, cái đẹp được đề cao trong truyện. VD: +Việc may túi ba gang của hai anh em trong Cây khế: Người em may túi ba gang, người anh may túi mười hai gang. + Việc Cám đổ tép của Tấm trong truyện Tấm Cám - Trong truyện cổ tích các tình tiết diễn ra theo trình tự thông thường: Việc gì xảy ra trước thì nói trước, việc gì xảy ra sau thì nói sau, nhân vật, không gian, thời gian trong truyện thường là phiếm chỉ. VD: Ngày xửa ngày xưa ở một gia đình nọ, trong một khu rừng kia... Vì thế truyện cổ tích dễ nhớ, dễ thuộc và hấp dẫn trẻ thơ. - Truyện cổ tích giúp trẻ làm giàu thêm vốn từ, học tập được lời hay, ý đẹp và cách diễn đạt của nhân dân (cách ví von, so sánh, cách diễn đạt ngắn gọn, từ ngữ dễ hiểu...). 2.1.3. Truyện ngụ ngôn với giáo dục trẻ thơ: 2.1.3.1. Định nghĩa: Truyện ngụ ngôn là loại truyện tưởng tượng, mượn loài vật, sự vật, hiện tượng để nêu lên một kinh nghiệm sống, một bài học đạo đức hay một triết lý sống. - Truyện ngụ ngôn bao giờ cũng có hai lớp nghĩa: Lớp nội dung truyện kể và lớp bài học kinh nghiệm. Đây là đặc điểm nổi bật của truyện ngụ ngôn. 2.1.3.2. Nội dung truyện ngụ ngôn: - Nội dung cụ thể của truyện thường nói về phẩm chất, hoạt động của loài vật, sự vật. Nhưng mục đích chính cần đạt tới lại là vấn đề con người trong những mối quan hệ xã hội. Những vấn đề đó mang tính triết lý, vì vậy, truyện ngụ ngôn gần gũi với tục ngữ và truyện cười. - Ý thức xây dựng xã hội thể hiện bằng những bài học phê phán và ca ngợi được coi là âm hưởng chủ đạo của truyện ngụ ngôn. 2.1.3.3. Tác dụng của truyện ngụ ngôn với trẻ thơ: Mỗi câu truyện ngụ ngôn là một bài học giáo dục, một kinh nghiệm sống. Mặt khác truyện ngụ ngôn ngắn gọn, nội dung đơn giản, kết cấu mạch lạc, số lượng nhân vật ít. Mỗi nhân vật được khai thác chỉ ở một nét tính cách hoặc một thói quen. Vì vậy, mỗi truyện ngụ ngôn chỉ là một câu chuyện nhỏ vừa sức tiếp thu với trẻ mẫu giáo. 14 Truyện ngụ ngôn giáo dục trẻ bằng những bài học nhẹ nhàng nhưng phải có người lớn gợi ý, giúp đỡ trẻ mới hiểu được. VD: Câu truyện Kiến giết voi: Khai thác ở nét tính cách coi thường người bé nhỏ, tự cho mình là nhất của chú voi, cuối cùng, chú kiến bé nhỏ bắt voi phải quy phục, van xin. Bài học cho trẻ là không được coi thường kẻ yếu. Nhưng phải có sự phân tích, gợi ý của cô giáo trẻ mới hiểu được ý nghĩa của bài học giáo dục. 2.2. Những giá trị đặc trưng nói chung của truyện cổ dân gian đối với trẻ thơ 2.2.1. Truyện cổ dân gian là kho báu về đạo đức truyền thống dân tộc: - Truyện cổ dân gian là kho báu về đạo lý truyền thống dân tộc mà trước hết là đạo đức lý làm người. Trẻ tìm thấy trong truyện cổ những tấm gương mẫu mực về đạo đức để noi theo như: Tính trung thực, sự cần cù, chăm chỉ, sống có nghĩa có tình, giàu lòng nhân ái. Những nội dung này được thể hiện qua thần thoại, truyền thuyết... - Giáo dục trẻ lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý thức về truyền thống lịch sử cha ông, giáo dục ý thức “uống nước nhớ nguồn” trong quá trình dựng nước và giữ giữ nước của dân tộc, các nội dung này được thể hiện trong truyền thuyết. - Giáo dục các em những kinh nghiệm sống, kinh nghiệm đối nhân xử thế trong các mối quan hệ để hoàn thiện nhân cách con người. Điều đó được thể hiện qua cổ tích, qua truyện ngụ ngôn. 2.2.2. Truyện cổ dân gian phát huy mạnh mẽ trí tưởng tượng của trẻ thơ: - Hình tượng trong thần thoại kỳ vĩ, bay bổng giàu tính thẩm mỹ, giúp các em cảm nhận sức mạnh kỳ diệu của lao động sáng tạo. - Truyền thuyết, thần thoại nâng đỡ trí tưởng tượng, của các em bay cao, bay xa, mở rộng cánh cửa tâm hồn để các em vươn xa vào cuộc sống. - Truyện ngụ ngôn, truyện cổ tích thần kỳ với những yếu tố kỳ diệu chắp cánh cho ước mơ các em, tạo cho các em một khoảng trời rộng để bay bổng. Kết thúc có hậu trong truyện cổ tích chắp cánh cho ước mơ một xã hội công bằng, thanh bình và giàu lòng nhân ái làm cho các em tin yêu ở cuộc đời hơn nữa. Câu hỏi và bài tập: 1. Trình bày khái niệm, nội dung, tác dụng của các loại truyện cổ dân gian. 2. Trình bày các giá trị đặc trưng nói chung của truyện cổ dân gian với giáo dục trẻ thơ. 3. Chọn một truyện dân gian phù hợp với trẻ mầm non, kể trước lớp và nêu ý nghĩa của câu truyện. 15 Bài 3: Đồng dao trong đời sống trẻ thơ 3.1. Khái niệm: Đồng dao là một thể loại của bài ca dân gian dành cho trẻ em. Đó là những câu hát có nội dung và hình thức phù hợp với trẻ, thường do trẻ em hát khi vui chơi. 3.2. Đặc trưng của đồng giao: Là một trong những thể loại của bài dân gian. Do vậy nó cũng mang những đặc trưng chung của tác phẩm Văn học dân gian như: Tính tập thể, tính truyền miệng, tính nguyên hợp... Ngoài ra nó còn có những đặc điểm riêng biệt vì đây là loại bài ca của trẻ em, cụ thể là: 3.2.1. Đồng dao tập trung vào đề tài thiên nhiên và phản ánh nó trong trạng thái hoạt động, gắn bó với đời sống trẻ thơ: - Đồng dao là những bài ca về chim muông, cây cỏ, tôm cá, đó là những bài ca sinh hoạt dân gian phong phú đối với trẻ. Đồng dao là người thầy dạy các em những khái niệm đầu tiên về thiên nhiên, đất nước, con người. VD: Qua một bài ca ngắn, đồng dao giới thiệu với các em hàng chục loài cá, loài chim, gia cầm… mỗi loài mang một đặc điểm độc đáo, ngộ nghĩnh: Xa cha xa mẹ Là con cá trôi Mệt đổ mồ hôi Là con cá liệt Hoặc: Hay chạy lon ton Là gà mới nở Cái mặt hay đỏ Là con gà mào Hay lội dưới ao Mẹ con nhà vịt Hay la hay hét Là con bồ chao Hay bay bổ nhào Là chim bói cá Hoặc, một bài đồng dao về chim, các em phát hiện ra những ưu điểm, những hạn chế của từng loài qua tiếng hót của chúng: Khéo ăn khéo nói Là chim chích chòe Hót chẳng ai nghe 16 Là con chim cú Còn gì vui thú Là chim vành khuyên Hoặc: Không nói không rằng Là hoa ngủ điếc, Xanh xanh biếc biếc Là cái hoa chàm Đụng cái là hờn Là hoa xấu hổ - Thế giới đồng dao là một thế giới sinh động, phong phú, chứa chan sức sống và tươi vui. Trong đồng dao có đủ những con vật gần gũi với cuộc sống xung quanh trẻ. VD: - Tập tầm vông Con công hay múa Nó múa làm sao Nó đập cánh vào Nó xòe cánh ra… - Con vỏi con voi. Cái vòi đi trước, Hai chân trước đi trước, Hai chân sau đi sau, Còn cái đuôi đi sau rốt, Tôi xin kể nốt, Câu chuyện con voi. - Con gà cục tác lá chanh, Con lợn ủn ỉn mua hành cho tôi, Con chó khóc đứng khóc ngồi, Mẹ ơi, đi chợ mua tôi củ riềng. - Con cua tám cẳng hai càng, Chẳng đi mà lại bò ngang cả ngày 3.2.2. Ngôn từ, kết cấu của đồng dao đơn giản, dễ hiểu, đặc biệt tính hài hòa trong nhịp điệu của ngôn từ làm cho đồng dao dễ nhớ, dễ thuộc: VD: Các bài đồng dao được viết bằng thể thơ bốn tiếng, ba tiếng, hoặc lục bát: Mười ngón tay Ngón đi cày Ngón tát nước Ngón cầm lược... 17 Hoặc: - Đòn gánh / có mấu Củ ấu / có sừng Bánh chưng / có lá Con cá / có vây Ông thầy / có sách Thợ ngạch / có dao Thợ rào / có búa Ông chúa / có tàn Ông Quan / có lọng Ông tổng / có trâu Nhà giàu / có thóc… - Con gà tục tác / lá chanh, Con lợn ủn ỉn / mua hành cho tôi, Con chó khóc đứng / khóc ngồi, Bà ơi đi chợ / mua tôi củ riềng. Cách ngắt nhịp chủ yếu của Đồng dao là 3/3, 4/4 hoặc 2/2… cùng với sự việc sử dụng vần chân, vần bằng xen kẽ, tạo cho thể loại này một cách nói phù hợp với các em. 3.2.3. Đồng dao gắn liền với trò chơi nên nó thật sự là một phương tiện phục vụ nhu cầu giải trí, nhu cầu vui chơi tập thể của các em. Đồng dao là loại sáng tác dân gian hết sức lý thú. Vì nó gắn với trò chơi, mà đã vui chơi thì phải có bạn, có bè, không thể chơi và hát một mình. VD: Trò chơi nu na nu nống; Chồng nụ chồng hoa; Con vỏi con voi, là những trò chơi mang tính tập thể cao, có luật chơi và mọi người phải thực hiện luật chơi cho tốt trong khi chơi, vì thế người ta thường nói Đồng dao là tiếng hát gọi đàn đối với trẻ em. 3.3. Ý nghĩa của đồng giao đối với trẻ thơ Đồng dao là bài ca dân gian dành cho trẻ em nên nó có ý nghĩa rất lớn đối với đời sống tâm hồn của trẻ em. 3.3.1. Đồng dao là chiếc chìa khóa mở rộng cánh cửa tâm hồn trẻ thơ, giúp các em mở rộng mối quan hệ, hòa nhập với cộng đồng. Đây là kết quả của vui chơi tập thể, trẻ hòa vào cộng đồng nhỏ bé của cuộc chơi một cách say sưa. Tuân thủ các luật chơi, trẻ bước đầu nhận ra các nguyên tắc của xã hội nhỏ bé. Khi chơi, muốn được chơi và trò chơi lý thú phải thực hiện luật chơi và kết hợp với các thành viên nhỏ bé để cùng chơi, làm sai luật sẽ bị loại khỏi cuộc chơi. VD: Thả đỉa ba ba; Ù à ù ập... 3.3.2. Đồng giao giúp trẻ yêu đời, yêu cuộc sống, yêu thiên nhiên đất nước, mở rộng tâm hồn và tri thức sơ đẳng cho trẻ: 18 VD: Bài đồng dao cung cấp cho các em kiến thức về gia vị khi nấu một số món ăn: Con gà tục tác lá chanh Con lợn ủn ỉn mua hành cho tôi. Con chó khóc đứng khóc ngồi Bà ơi đi chợ mua tôi củ riềng. Đằng sau cái hồn nhiên tươi mát và ngộ nghĩnh, nhiều bài đồng dao đã phát hiện ra một cách bất ngờ những chân lý sâu xa của cuộc sống giúp trẻ mở mang trí tuệ. VD: Một số bài đồng dao kết cấu theo kiểu vòng tròn thể hiện một chân lý, một quy luật: Tu hú là chú Bồ các Bồ các là bác chim ri. Chim ri là dì sáo sậu… Hoặc: - Đậu nành là anh dưa chuột, Dưa chuột chú ruột dưa gang, Dưa gang cùng làng dưa hấu, Dưa hấu là cậu bí ngô Bí ngô là cô đậu nành. Từ đó rút ra: Trong cuộc sống không có gì là tuyệt đối bởi sự vật luôn liên hệ với nhau, ràng buộc và tác động lẫn nhau. 3.3.3. Đồng dao đi liền với trò chơi nhưng ý nghĩa giáo dục với các em rất lớn, nó giúp các em biết sống có đạo đức, biết trân trọng người lao động. VD: Ăn một bát cơm Nhớ ơn người cày ruộng Ăn một đĩa muống Nhớ ơn người làm ao Ăn một quả đào Nhớ ơn người vun gốc Ăn một con ốc Nhớ ơn người đi mò. 3.3.4. Đồng dao góp phần phát triển vốn từ cho trẻ, tạo cho các em lòng yêu thích tiếng Việt, rèn luyện bộ máy phát âm cho trẻ. - Đồng dao giúp trẻ học ăn, học nói, Đồng dao sử dụng rất nhiều từ tượng hình, tượng thanh, cách nói dân dã, giúp các em làm quen với các loại từ tiếng Việt. VD: Nu na nu nống, Đánh trống phất cờ, Mở cuộc thi đua, Chân ai sạch sẽ… 19 Tải về bản full

Từ khóa » Các đặc Trưng Cơ Bản Của Văn Học Thiếu Nhi