Văn Sớ, điệp, Biểu, Trạng, Hịch… Khoa Cúng … St P1

Bỏ qua nội dung Phật pháp dân gian

Sưu tầm Phật pháp nhập thế

  • Trang chủ
Văn sớ, điệp, biểu, trạng, hịch… khoa cúng … st P1 Tháng Ba 28, 2011
Dâng hương khi cưới gả

Khi trong gia đình có hỷ sự: trai lớn lấy vợ, gái lớn gả chồng đều có tổ chức lễ dâng hương yết cáo Gia Thần và Gia Tiên. Nhà gái hay nhà trai đều có thủ tục này. …
Chi tiết…
Lễ khai trương cửa hàng,công xưởng………….

(Dùng dọn hàng, khai trương công xưởng) Na Mô A Di Đà Phật ! Kính lạy: – Quan Đương niên Hành khiển Thái tuế chí đức tôn thần – Các Ngài Bản cảnh Thành Hoàng chư vị Đại Vương …
Chi tiết…
Lễ Thanh minh

Từ lâu bàn dân thiên hạ đi tảo mộ vào dịp Tết Thanh Minh hàng năm là một phong tục đẹp và sử sách từ đời cổ đều có ghi chép chép rõ ràng. …
Chi tiết…
Giải hạn tam tai

Cổ nhân thường căn cứ Tam tai rơi vào năm nào, ứng với năm đó có một ông Thần và vào ngày nhất định hàng tháng, hướng nhất định tiến hành lễ dâng hương để giải trừ Tam tai…
Chi tiết…
Lễ tết Nguyên tiêu(rằm tháng giêng)

Gặp tiết … Nguyên tiêu, tín chủ con cảm nghĩ thâm ân trời đất, chư vị Tôn thần, nhớ đức cù lao tiên tổ, mỗi niệm không quên …
Chi tiết…
Dâng hương tại gia

Dâng hương tại gia là một tập tục truyền thống lâu đời của người Việt Nam. Xưa, nay dù thuộc tầng lớp nào của xã hội, người Việt Nam đều không bỏ tục ấy, đều lập ban thờ (giường thờ) Gia Tiên và Gia Thần. Gia Thần và Gia Tiên có thể được thờ trên cùng bàn thờ…
Chi tiết…
Dâng hương cúng Mụ

Người xưa tin rằng thân thể của thai nhi là do bà mụ nặn thành. Vì thế nê 7 ngày (đối với sinh con trai) hay 9 ngày (đối với sinh con gái) sau khi đẻ, người ta làm lễ đầy cữ để tạ ơn Bà mụ…
Chi tiết…
Dâng hương bán khoán

Trẻ nhỏ từ khi mới sinh đến tuổi trưởng thành phải nhờ sự nuôi dưỡng, dạy dỗ chăm sóc của cha mẹ. Không những thế còn phải được sự che chở phù hộ…
Chi tiết…
Dâng hương nhập trạch

1- Phải dọn ngày tốt, giờ tốt để dọn đến nhà mới. 2- Khi chuyển nhà, mọi việc chuyển đồ của mình đến nhà mới dứt khoát phải do tay mình hoặc người của gia đình chuyển …
Chi tiết…
Dâng hương rằm tháng 7

Na mô A Di Đà Phật ! Kính lạy: – Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát – Đức Mục Kiền Liên Tôn Giả Hôm nay là ngày rằm tháng bảy năm …………. …
Chi tiết…
Dâng hương vào Tết Nguyên Đán

Lễ Tết Nguyên đán là lễ lớn nhất trong số các lễ, Tết cổ truyền của người Việt Nam. Về mặt triết lý, lễ Tết này là thời điểm giao thái Âm – Dương …
Chi tiết…
Lễ tạ Mộ ngày 30 tết

– Các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ long mạch Tôn thần. Tiền Chu tước, hậu Huyền vũ, tả Thanh Long, hữu Bạch Hổ cùng liệt vị Tôn thần cai quản ở trong xứ này. …
Chi tiết…
Dâng hương Giao thừa

Lễ Giao thừa là lễ quan trọng nhất trong dịp Tết Nguyên Đán. Đó là lễ dâng hương vào giây phút chuyển vận giữa giờ cuối cùng …
Chi tiết…
Lễ Tổ Tiên ngày mùng 1 tết

Nay theo tuế luật, âm dương vận hành tới tuần Nguyên Đán, mồng 1 đầu xuân mưa móc thấm nhuần, đón mừng năm mới. Con cháu tưởng niệm ân đức Tổ Tiên…
Chi tiết…
Lễ Táo Quân ngày 23 tết

Nhân ngày 23 tháng Chạp tín chủ chúng con thành tâm, sửa biện hương hoa phẩm vật xiêm hài áo mũ, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án…
Chi tiết…
Cáo ngũ phương Lễ khánh trạch

Thái Thượng Ngọc chỉ phù mệnh cáo hạ Cung thỉnh Toạ hạ5 Trung Ương đao lộc Thiên Vương Khắc lĩnh thập vạn hùng binh tốc đáo bản …
Chi tiết…
Điệp quan Lễ nhập trạch

Tam giới cờ an pháp đàn kim cứ Việt Nam quốc Thượng phụng Phật cúng dàng Kim thần Ngôn niệm hành niên vận trị quản cai tuế nguyệt …
Chi tiết…
Giải cô thần quả tú

Tri cầu lợi cầu danh bất thức tác nhân tác thiện kim sinh khủng ngộ can chi bất thuận mỗi nhật trần lao cốt cốt vị năng nhất tính viên minh …
Chi tiết…
Đền hoàn long mạch

Kim nhật tú lê sám tạ. Điền hoàn long mạch thiết niệm giám bội khai xuyên hoặc giá minh phạm ư phương ngộ cự sứ hành tạng tinh tự tạo dung …
Chi tiết…
Sớ lễ Trần triều

Sớ lễ Trần triều…
Chi tiết…
Sớ cầu Phúc thọ

Tiến lễ cờ an giải nhất thiết chi tai ương cờ vạn ban chi cát khánh do thị kim nguyệt cai nhật Tu thiết kim ngân hương hoa lễ vật tịnh cúng phu trần cụ hữu sớ văn kiền thân …
Chi tiết…
Sớ Nhất tâm

Phật thánh chứng minh thần tiên bảo hộ ly thần đẳng thân cung khang thái gia nội bình an tam tà bát nạm sư vô xâm phạm chi ngu bách …
Chi tiết…
Sớ sám hối

Sớ sám hối…
Chi tiết…
Sớ Sơn trang

Sơn trang giám cách nguy nguy hách hách bách thần tiền vạn quỷ phục hữu uy khả uý chính nhi tôn đãn đãng dương dương thượng lĩnh đính hạ …
Chi tiết…
Sớ Lễ dâng sao giải hạn

Phục dĩ Tinh huy nan hoán hoàng hoàng nan trắc nan danh nhân xứ dương môn lục lục hữu lượng hữu đảo phàm tâm bất cách Tuệ nhãn diêu quan …
Chi tiết…
Sớ Lễ Phật

Chư phật chứng minh vạn linh giám cách siêu khổ hải dĩ từ hàng độ đắc hữu cầu tất ứng độ mê tân vu bảo phiệt sử chi nguyệt …
Chi tiết…
Sớ Tạ mộ

Tiết sám tạ mộ phần điện yên long mạch cầu âm dương quân lợi sự kim thần tín chủ Cờ vi sớ hữu phần mộ …
Chi tiết…
Khoán văn

Ân hoằng bảo hựu vận thần thông lự tiều trừ tà quỷ vu tha phương khứ hung đồ tốc phó doanh châu du ngoại cảnh tự tư hưởng hậu bất đắc vãng sinh …
Chi tiết…
Cầu thi công danh đỗ đạt

Học quán đạo chấn y trường ngưỡng hà Hồng ân phủ tư hậu đức đãn thần hạ tình vô nhậm khích thiết bỉnh doanh chi chí cẩn sớ …
Chi tiết…
Sớ Cầu duyên

Tiến lễ cầu duyên tơ hồng nguyệt lão thiên tiên ngọc kính chiếu thông tri thế sự xích thắng giao cố kết nhân duyên …
Chi tiết…
Trạng thông dụng

Cung lâm phủ tuất thi hành ứng niện tường kỳ văn trạng chứng giám đan thành tỷ hạ thần kỳ đắc thư tâm nhi sự sự đình thông chi lý khang ninh như ý …
Chi tiết…
Phần sài trấn trạch

Từ lực bình mông cát tinh cái chiếu sử vi hoạn vi yêu ư thử giới đo chiết lệ chư lệ nhi ngoã giải băng tiêu ty viện cư viện xứ ư tư …
Chi tiết…
Sớ hầu

Vọng chuyển phóng vân nhi tâm tính viên minh trương thời hợp cách thành đông khởi nhỡn nhĩ nhi thông truyền chỉ phán nhất tâm tiến phát …
Chi tiết…
Điệp duyên lễ tiền duyên

Khoa giáo pháp sự gia trừ phân giải âm dương tử sinh di lộ tỷ khiên triền cờ vĩnh đoạn trừ quyến luyến tảo phân ly sinh giả bình an âm hồn giải thoát …
Chi tiết…
Tiến căn

Nhi tâm tính viên minh trường thời hợp cách thành đồng khai nhãn nhĩ nhi thông chuyền chỉ phán tòng dung giá ngự thứ tự tế lâm hữu cảm tất thong …
Chi tiết…
Cầu tự

Chi hoa tiên cờ nam nguyện kỳ đắc nam thông minh thứ cầu nữ nhi dữ hoạch nữ nhi đoan chính gia môn hỷ khánh phu phu …
Chi tiết…
Khất đồng

Thánh đức thứ đắc thân cung tráng kiện thời thời chiêu phúc lộc vonh xương mệnh vị bình an nhật nhật hưởng trinh tường …
Chi tiết…
Phật âm

Phật từ quảng đại hoằng khai tế độ chi môn đan khổn túc thành viễn thiết tu chai chi lễ dụccầu giải thoát tu trượng …
Chi tiết…
Biểu âm

Bảo tướng nguy nga kim dung yểm ánh hàm thập hư nhi độc xu tam giới thành vạn đức nhi phả biến quần cờ quả chứng tam kỳ ân chiêm cửu hữu cung vọng …
Chi tiết…
Cấp vong

Đắc thử lai từ cẩn án giáo khoa phụng hành pháp sự sám vi cấp điệp nhất đạo phó giữ chân linh …
Chi tiết…
Tiếp linh

Thiết niệm chân linh sinh tiền dương thế na chi thiện ác chi phương một hậu âm ty phạng trắc thăng trầm chi lộ …
Chi tiết…
Lễ Tào Quan

Tào quan điền hoàn túc trái chiếu lai kinh tiền nhi giao nhập đối khiêm bạ tịch dĩ tiêu trừ túc trái băng thanh âm dương quân lợi đãn thần hạ tình …
Chi tiết…
Điệp âm cúng tiền duyên

Khoa giáo bí phạm gia trì phân giải âm dương đoạn trừ sinh hoá hiện kim tài phật nhất nhất tương phân tỷ kỳ quyến luyến tảo phân ly thứ sử…
Chi tiết…
Công cứ âm

Đạo tràng dĩ bị công đức viên giai thiết niệm tín chủ Sinh tiền sở hữu phụ mệnh khiếm tài cung bị minh ty như tiền túc số phục …
Chi tiết…
Công cứ dương

Phật lực đắc toại tu tông đương đàn khoa phạm phụng hành gia trì pháp sự dĩ toại viên giai tiên dĩ cụ liệt chương văn điệp thượng nghệ …
Chi tiết…
Điệp dương

Đại giác giáo chỉ bát nhã chân thuyên dự tu kim thế chi lương duyên cầu tác đương sinh chi dư khánh ngưỡng kỳ …
Chi tiết…
Điệp âm

Kim tắc tri thân thị cấu giác thế phi kiên cục vi thân hậu dĩ tu nhân hà bất đương sinh nhi nỗ lực thức tông …
Chi tiết…
Sớ Thổ công

Thiết khủng phương ngung cấm kỵ hoặc do phạm cửu dĩ nan thông cư xử hành tàng mạc thức cát hung chi sám tạ tư phùng lệ …
Chi tiết…
Chuẩn bị khoa Lễ

Cách thức mua sắm chuẩn bị cho một số khoa lễ……
Chi tiết…
Chuẩn bị Thần Quy

Lấy 100 lít nước ngã 3 sông bạch hạc (tam giang thuỷ),đun sôi với: Lá cây Bồ đề Lá hoặc hoa cây sa la song thụ vô ưu Gỗ cây Vang …
Chi tiết…
DÂNG HƯƠNG KHI CƯỚI GẢ

Khi trong gia đình có hỷ sự: trai lớn lấy vợ, gái lớn gả chồng đều có tổ chức lễ dâng hương yết cáo Gia Thần và Gia Tiên. Nhà gái hay nhà trai đều có thủ tục này.

VĂN KHẤN KHI CƯỚI GẢ

Na Mô A Di Đà Phật !

Kính lạy:

– Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ Địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần

Tổ Tiên họ …..  chư vị hương linh

Hôm nay là ngày …… tháng ……. năm …………..

Tínchủ con là: …….

Ngụ tại: …..

Có con trai (con gái) …

Kết duyên cùng ….

Ngụ tại: ……….

Nay thủ tục hôn lễ đã thành. Xin kính dâng lễ vật, gọi là theo phong  tục nghi lễ thành hôn và hợp cẩn.

Trước linh toạ Ngũ tự Gia Thần chư tôn linh.

Trước linh bài liệt vị Gia Tiên chư chân linh xin kính cẩn khấn cầu:

Phúc tổ di lai, sinh trai có vợ (sinh gái có chồng (nếu là nhà gái)).

Lễ mọn kính dâng, duyên lành gặp gỡ, giai lão trăm năm, vừng bền hai họ, nghi thất nghi gia, có con có của.

Cầm sắt giao hoà, trông nhờ phúc tổ. Cẩn cáo

DÂNG HƯƠNG LỄ KHAI TRƯƠNG

VĂN KHẤN LỄ KHAI TRƯƠNG CỬA HÀNG

(Dùng dọn hàng, khai trương công xưởng)

Na Mô A Di Đà Phật !

Kính lạy:

– Quan Đương niên Hành khiển Thái tuế chí đức tôn thần

– Các Ngài Bản cảnh Thành Hoàng chư vị Đại Vương

– Các Ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch, Tài thần định phúc Táo quân, chư vị Tôn thần

Các Thần Linh cai quản ở trong khu vực này. Hôm nay là ngày  …… tháng …… năm ……Thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật các thứ cúng dâng bày ra trước án. Vì tín chủ con có xây cất (hoặc thuê được) một ngôi hàng ở tại xứ này là (địa chỉ) ………………….. (nếu là cơ quan, công xưởng thì khấn là tín chủ con là Giám đốc hay Thủ trưởng cùng toàn thể Công ty), nay muốn khai trương khởi đầu việc kinh doanh (hoặc sản xuất) phục vụ nhân sinh mại mãi tài vật giúp cho sinh hoạt. Do đó chúng con chọn được ngày lành tháng tốt sắm sanh lễ vật, cáo yết Tôn thần dâng cúng Bách linh … cúi mong soi xét, chúng con xin kính mời Quan Đương niên, Quan Đương cảnh, Quan Thần Linh Thổ Địa, Định phúc Táo quân cùng các ngài địa chúa Long mạch và tất cả Thần Linh cai quản ở khu vực này.

Tín chủ con là: ……..

Ngụ tại: ……….

Cúi xin: thương xót tín chủ giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật, độ cho chúng con buôn bán hanh thông, làm ăn thuận lợi, lộc tài vượng tiến, nhân vật bình an. Bốn mùa không hạn ách tai ương, tám tiết có điềm lành tiếp ứng, cầu gì cũng được, nguyện gì cũng thành.

Tín chủ lại mời các vị tiền chủ, hậu chủ cùng chư Hương linh y thảo phụ mộc phảng phất ở trong khu vực này, xin hãy tới đây chiêm ngưỡng tôn thần thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ, vận đáo hanh xương, tài lộc như gió mây tập hội.

Dãi tấm lòng thành cúi xin chứng giám. Cẩn cáo

Lễ Thanh minh
Từ lâu bàn dân thiên hạ đi tảo mộ vào dịp Tết Thanh Minh hàng năm là một phong tục đẹp và sử sách từ đời cổ đều có ghi chép chép rõ ràng. …

Vì sao phải tảo mộ vào tiết Thanh Minh ?

Theo sự tương truyền của dân gian thì:

Cao Cúc Khanh, nhà thơ đời Nam Tống Trung Quốc có một bài thơ về: “Thanh Minh” viết rằng: “Ở Nam Bắc Sơn có rất nhiều nghĩa trang. Thanh Minh mọi người đến cúng, tảo mộ nườm nượp. Tro tiền giấy bay như bướm trắng, nước mắt, máu nhuộm thành con chim đỗ quyên …”.

Bài thơ vẽ lên một bức tranh sinh động về phong tục đương thời – tảo mộ tiết Thanh Minh.

Từ lâu bàn dân thiên hạ đi tảo mộ vào dịp Tết Thanh Minh hàng năm là một phong tục đẹp và sử sách từ đời cổ đều có ghi chép chép rõ ràng. Sách “Lễ ký” đã viết: “Bậc vương giả thì tế trời đất, các chư hầu thì tế sông núi, các đại phu thì tế vua, các bậc thứ dân thì tế Tổ tiên”.

Thời Xuân Thu, dân gian có tục “ngày lành tháng tốt, cúng tế ngoài đồng”. Từ thời Tần Hán lại đây, quy định cứ ngày mồng một, ngày mười rằm và ngày 24 các tháng trong năm, đều phải tế ở “mộ”, lễ nghi phức tạp, vừa mệt dân, vừa tốn kém tiền của. Đời Đường, vua Đường Minh Hoàng ban Thánh chỉ: “đem đồ ăn lạnh cúng trên mộ, kinh lễ không cần văn, các thế hệ truyền cho nhau để thành tục lệ mãi mãi trường tồn”. Từ đó quy định vào thời gian Tết Hàn Thực (3 – 3 âm lịch) nhà nhà đi tảo mộ. “Tảo mộ” bắt đầu gọi là “Mộ tế”, triều Hán khá lưu hành, gọi là “Thượng mộ” “Thượng chủng”, “Bái mộ”. Trong ”Tống sử”, Đường cách truyện có câu “Mời đến Tiền Đường tảo mộ”. Có thể  thấy rằng “Tảo mộ” đến triều Tống mới thành tên gọi. Nhà Tống quy định tiết Thanh Minh “Thái học” phải được nghỉ 3 ngày. “Võ học” được nghỉ 1 ngày, để ai về nhà ấy tảo mộ. Thời Minh, Thanh theo ghi chép của “Yến kinh tiệc thời ký” thì Thanh Minh tảo mộ, trai gái áo xiêm lộng lẫy dập dìu nhau đổ ra ngoại thành.

Người ta chọn tảo mộ vào Thanh Minh, bởi vào dịp này khí hậu chuyển sang ấm dần mưa nhiều hơn, cây cỏ tốt tươi trùm kín lăng mộ, có thể làm cho mộ sụt lở, cần phải cắt cỏ và đắp thêm đất vào mộ .v.v… Trong “Thanh thông lễ” nói “Tiết Hàn Thực và tiết sương giáng, bái tảo nghĩa địa, mặc áo trắng đến mộ, đặt rượu, bánh và đồ cắt cỏ”.

Hai việc cắt cỏ và đắt đấp lên mộ, gọi là “tảo mộ”. Hơn thế nữa, đây là lúc đẹp trời nhân lúc đi làm việc tảo mộ, để nhớ Tổ Tiên, có thể đi chơi ở ngoại thành ngắm cảnh, nên còn gọi là Đạp Thanh. Trong “Đế kinh cảnh vật lược”, người đời Minh viết có nói: “Ngày Thanh Minh tháng 3, nam nữ tảo mộ, đem theo châm cài đầu, cành liễu, đi chơi cầu Cao Lương, gọi là Đạp Thanh” nên tiết Thanh Minh còn được gọi là “Tiết Đạp Thanh”.

Và theo ghi chép, thời Xuân Thu Giới tử Thôi nước Tấn bị đốt cháy trước tiết Thanh Minh 1 ngày (Tiết Hàn Thực (ăn lạnh)). Mọi người để tưởng nhớ vị hiền nhân này đã quyết định cấm đốt lửa 3 ngày, không hút thuốc không ăn uống, đồng thời cúng tế, tảo mộ. Do tiết Hàn Thực cận kề với Thanh Minh, hơn nữa Thanh Minh lại là tiết “dâng cơm”, cho nên tiết Hàn Thực và Thanh Minh được gọi chung là “Tiết Bái Tảo”.

Trong xã hội cũ, tảo mộ thường thường mang thêm yếu tố mê tín. Gần đây tảo mộ biến thành hoạt động tưởng nhớ những người chết, những liệt sĩ cách mạng …

Còn ở Việt Nam Thanh Minh cũng được tổ chức vào tháng 3, đây cũng là một dịp lễ hội truyền thống của người Việt Nam.

“Thanh minh trong tiết tháng 3

Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh”

(Nguyễn Du)

“Tảo mộ” hay “Thanh Tảo”, đó là dịp nhân tiết trời tháng ba trong xanh, quang đãng, mát mẻ, mọi người ra đồng, ra nghĩa trang thăm mộ phần của gia đình mình, lễ cáo long mạch thổ thần và về cúng Gia Thần, Gia Tiên trong nhà.

Tục ấy từ xa xưa đã đi vào trong văn học bất hủ “Truyện Kiều” của thi hào dân tộc Nguyễn Du, ngày nay người Việt Nam vẫn giữ phong tục ấy. Đấy cũng là một nét đẹp văn hoá và đạo lý truyền thống của Việt Nam.

Vào dịp tiết Thanh Minh, trước khi đi tảo mộ, người ta thường sắm một lễ mặn nhỏ gồm: hương, đèn (nến), trầu cau, tiền vàng, rượu, thịt (chân giò, gà luộc hoặc đơn giản thì một khoanh giò nạc độ vài lạng) và hoa, quả.

Khi đến nghĩa trang hay khu vực có để mộ phần của gia đình mình thì gia chủ đặt lễ vào Am. Miếu chung: nếu ở đó không có Am. Miếu chung thì mang theo một cái đôn (ghế) rồi đặt mâm lễ vật lên trên.

Gia chủ thắp đèn, nhang, vái ba vái các vị Linh thần Thổ Địa rồi khấn.

Nếu văn khấn viết ra giấy thì đọc xong, hoá (đốt) ngay cùng tiền, vàng.

Trong khi đợt hết tuần nhang dâng Thổ Địa thì mọi người trong gia đình đi viếng thăm các ngôi mộ của gia đình mình: thấy cỏ rậm, cây mọc che quá nhiều thì phát quang đi, đắp thêm mấy vầng đất tôn cao mộ phần, rồi thắp lên mộ mấy nén nhang. Đứng trước ngôi mộ mà vái ba vái, rồi khấn.

Sau khi tảo mộ xong thì quay về làm lễ Gia Thần, Gia Tiên ở nhà.

Văn khấn Gia Thần, Gia Tiên có thể sử dụng mẫu văn khấn chung ngày tuần tiết sóc vọng.

VĂN KHẤN LỄ ÂM PHẦN LONG MẠCH,

SƠN THẦN THỔ PHỦ TIẾT THANH MINH

(Bài này dùng cho con cháu ra thăm viếng mộ, thắp hương hoặc tảo mộ, đắp mộ, xây mộ hay các ngày thanh minh, Nguyên Đán để xin phép các vị Thần Linh ở khu mộ, sau đó mới tiến hành làm).

Na Mô A Di Đà Phật !

Kính lạy:

– Hoàng thiên Hậu Thổ, chư vị Tôn thần.

– Các ngài Thần Linh bản xứ cai quản ở trong khu vực này. Hôm nay là ngày …..Nhân tiết Thanh Minh.

Tín chủ con là: ……..

Ngụ tại: …………

Thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật và các thứ cúng dâng bày ra trước án, kính mời chư vị Tôn thần lai lâm chiếu giám.

Tình cớ chỉ vì: chúng con có ngôi mộ của ……… Táng tại xứ này, nay muốn sửa sang xây đắp (hoặc tảo mộ, bốc mộ …) vì vậy chúng con xin kính cáo các đấng Thần minh, Thổ Công, Thổ Phủ long mạch, Tiền Chu tước, Hậu Huyền vũ, Tả Thanh long, Hữu Bạch hổ và Liệt vị Tôn thần cai quản ở trong khu vực này. Thiết nghĩ: Tôn thần thông minh chính trực, đức lớn công cao, nhân từ hiếu sinh, hộ nhân giúp vật, nay xin thương xót tín chủ chúng con, tới đây chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho vong linh được an nhàn yên ổn, siêu thoát u đồ. Lại phù trì cho tín chủ chúng con toàn gia đình mạnh khoẻ an ninh, tám tiết bốn mùa thịnh vượng, khiến cho tất cả đều được thấm nhuần, tắm gội ánh quang của chư vị phúc thần.

Dãi tấm lòng thành cúi xin chứng giám.Cẩn cáo

VĂN KHẤN LỄ VONG LINH NGOÀI MỘ

TIẾT THANH MINH

(Dùng trong các ngày tảo mộ, đắp mộ, xây mộ hoặc thăm viếng mộ …)

Na Mô A Di Đà Phật !

Chúng con và toàn thể gia đình con cháu, nhờ công ơn võng cực, nền đức cao dầy, gây dựng cơ nghiệp của …………………………………. chạnh lòng nghĩ đến âm phần ở nơi hoang vắng, thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật và các thứ cúng dâng, cáo yết tôn thần, hiến cúng hương linh …………………… Lại xin sửa sang phần mộ, bồi xa, bồi thổ, cho được dầy bền, tu sửa minh đường hậu quỷ cho thêm vững chắc. Nhờ ơn Phật Thánh phù trì, đội đức trời che đất chở, cảm niệm Thần Linh phù độ, khiến cho được chữ bình an, âm siêu dương thái. Con cháu chúng con xin vì hương linh …. phát nguyện tích đức tu nhân, làm duyên, làm phúc, cúng dâng Tam Bảo, giúp đỡ cô nhi quả phụ, tế bần cứu nạn, hiếu thuận tông nhân để lấy phúc này hướng về tiên tổ.

Cúi xin linh thiêng chứng giám, thụ hưởng lễ vật, phù hộ độ trì con cháu, qua lại soi xét cửa nhà. Che tai cứu nạn, ban tài tiếp lộc, điềm lành mang đến, điềm dữ xua đi. Độ cho gia đạo hưng long, quế hoè tươi tốt, cháu con vui hưởng lộc trời, già trẻ nhuần ơn Phật Thánh.

Dãi tấm lòng thành cúi xin chứng giám.

Cẩn cáo

Kính lạy hương linh ………

(Hiển khảo, Hiển tỷ hoặc Tổ khảo) ………….

Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm …….

Tín chủ là: ………….

Nhân tiết …………

Dâng hương cúng tam tai thần giáng hạn

Ngoài 9 sao hàng năm chiếu mệnh kể trên, cổ nhân còn kể đến cả thần Tam tai. Tam tai kéo dài 3 năm, được coi nặng hơn sao hạn, trong 12 năm mới có 3 năm thôi.

Tính Tam tai như sau:

1. Tuổi Thân, Tý, Thìn gặp năm Dần, Mão, Thìn có Tam tai. Năm Dần là đầu Tam tai, năm Mão giữa Tam tai, năm Thìn cuối Tam tai.

2. Tuổi Dần, Ngọ, Tuất gặp năm Thân, Dậu, Tuất thì có Tam tai

3. Tuổi Hợi, Mão, Mùi gặp năm Tỵ, Ngọ, Mùi có Tam tai

4. Tuổi Tỵ, Sửu gặp năm Hợi, Tý, Sửu có Tam tai

Cúng thần Tam tai: Cổ nhân thường căn cứ Tam tai rơi vào năm nào, ứng với năm đó có một ông Thần và vào ngày nhất định hàng tháng, hướng nhất định tiến hành lễ dâng hương để giải trừ Tam tai. Xem bảng sau đây:

Năm Tý: Ông Thần Địa vong, cúng ngày 22, lạy về hướng Bắc

Năm Sửu: Ông Đại Hình, cúng ngày 14, lạy về hướng Đông Bắc

Năm Dần: Ông Thiên Hình, cúng ngày 15, lạy về hướng Đông Bắc

Năm Mão: Ông Thiên Hình, cúng ngày 14, lạy hướng Đông

Năm Thìn: Ông Thiên Cướp, cúng ngày 13, lạy hướng Đông Nam

Năm Tỵ: Ông Hắc Sát, cúng ngày 11, lạy hướng Đông Nam

Năm Ngọ: Ông Âm Mưu, cúng ngày 20, lạy hướng Tây Nam

Năm Mùi: Ông Bạch Sát, cúng ngày 8, lạy hướng Tây Nam

Năm Thân: Ông Nhân Hoàng, cúng ngày 8, lạy hướng Tây Nam

Năm Dậu: Ông Thiên Hoạ, cúng ngày 7, lạy về hướng Tây

Năm Tuất: Ông Địa Tai, cúng ngày 6, lạy về hướng Tây Bắc

Năm Hợi: Ông Địa Bại, cúng ngày 21, lạy về hướng Tây Bắc

Lễ cúng: Trầu cau: 3 miếng. Thuốc lá: 3 điếu, muối gạo

Rượu, vàng tiền, hoa, quả.

Lấy một ít tóc rối của người có hạn tam tai, bỏ vào một ít tiền lẻ, gói chung lại với gạo, muối, còn tiền vàng thì hoá, cúng tại ngã ba, ngã tư đường, vái tuổi và tên của mình, đem bỏ gói tiền, có tóc và muối gạo đó ở giữa đường mà về thì hạn đỡ.

VĂN KHẤN GIẢI HẠN TAM TAI

Na Mô A Di Đà Phật (3 lạy)

Na Mô Hữu Thiên chí Tôn Kim Quyết Ngọc Hoàng Thượng Đế

Kính lạy: Ông ………….. chi thần

(Ví dụ: Năm Tý điền vào ông Địa vong chi thần)

Tín chủ con là: ……………………….

Ngụ tại: ………………………

Thành tâm sửa biện hương hoa, lễ vật làm lễ giải hạn Tam tai thần giáng mệnh cúi xin chưa vị chấp kỳ lễ bạc phù hộ độ trì, giải trừ vận hạn, ban phúc, lộc, thọ, cho con gặp mọi sự lành, tránh mọi sự dữ, gia nội bình yên, an khang thịnh vượng.

Con cúi xin đầu chí thiết chí thành, nhất tâm bái lạy. Cẩn tấu

Dâng hương lễ rằm tháng Giêng (Thượng nguyên hoặc Nguyên tiêu)

Tiết rằm tháng Giêng hay lễ Thượng Nguyên cũng có khi gọi là Tết Nguyên Tiêu được người Việt Nam tiến hành cúng lễ dâng hương vào ngày 15 tháng Giêng thường là vào buổi tối khi Trăng lên.

Với người Phật tử thì lễ dâng hương này mang ý nghĩa đặc biệt.

“Lễ Phật quanh năm, không bằng ngày rằm tháng Giêng”. Bởi rằm tháng Giêng là ngày vía của Đức Phật A Di Đà.

Văn khấn được áp dụng chung với các bài văn khấn vào tuần tiết sóc vọng (ngày mồng 1 và rằm).

Trong dịp Tết Nguyên Tiêu, dân gian thường cúng “Thần sao”. Tục lễ ấy bắt nguồn bởi lẽ như sau: Thời Tây Hán Trung Quốc, mọi người có phong tục cúng tế “Thái Ất” cúng tế từ lúc hoàng hôn cho đến khi trời sáng. Tên Thái Ất đã xuất hiện ở thời kỳ Tiên Dần, khi ấy là chỉ nguyên khí hình thành Trời Đất vạn vật. Sau đời Tần Hán “Thái Ất” có 3 cách nói một là biệt danh của thần Bắc Cực, hai là chỉ tên sao nằm ngoài cung Tử vi, ba là chỉ núi Chung Nam (Chung Nam Sơn).

Theo bản đồ sao, phân tích điều ghi chép trên đây, có thể biết: Thái Ất mà đời nhà Hán thờ chỉ sao Bắc Cực, một ngôi sao rất sáng trên bầu trời phương Bắc, một chỉ tiêu mà cổ nhân dựa vào đó để phân biệt phương hướng vào ban đêm. Ở một vị trí khác cách sao Bắc Cực không xa là sao Bắc Đẩu. Sao Bắc Đẩu xuất hiện ở những vị trí khác nhau trên bầu trời ở những thời gian khác nhau của các mùa và các đêm khác nhau. Vì thế, người xem sao Bắc Đẩu xoay quanh sao Bắc Cực. Cổ Nhân căn cứ vào “chiếc cán” của sao Bắc Đẩu chỉ lúc hoàng hôn để quyết định mùa. Cái cán ấy chỉ về Đông thì là mùa Xuân, chỉ về phía nam thì là mùa Hạ, chỉ về phía Tây là mùa Thu, chỉ về phía Bắc là mùa Đông. Điều này hoàn toàn thống nhất với việc miêu tả sao Thái Ất thay đổi theo bốn mùa (biến nhi vi tứ thời) trong sách “Lễ ký” phần “Lễ Vận”. Nhận thức này vốn là cống hiến của Tổ Tiên người Trung Hoa trong lĩnh vực thiên văn học. Nhưng ở vào thời kỳ khó có thể phân biệt được giữa khoa học và mê tín cổ nhân còn chưa thể có được những giải thích khoa học về các hiện tượng thiên nhiên với những cái hoạ, phúc của con người. Như các nhà chiêm tinh cho rằng: Một ngôi sao nào đó chi phối thuỷ hạn, một ngôi nào đó khác thì chi phối đói kém, từ đó mà tiếp tục Thần Thánh hoá các hiện tượng thiên nhiên. Ở Việt Nam xưa kia, sản xuất nông nghiệp, sức sản xuất lạc hậu, cuộc sống dựa vào thiên nhiên, thường sinh ra hoạt động mê tín sùng bái mặt trời, mặt trăng, các vì tinh tú. Đến một lúc nào đó, thì họ hết sức thành tâm cầu mông trời phù hộ cho con người thịnh thế bình an, mùa màng tươi tốt. Sau này từ ngày 15 tháng Giêng trở đi, mọi người cầu cúng thần sao “Thái Ất” suốt cả đêm đến sáng. Đây chính là kế thừa phong tục của cổ nhân sùng bái các thiên thể.

VĂN KHẤN THẦN LINH RẰM THÁNG GIÊNG

(Tết Nguyên tiêu)

Na Mô A Di Đà Phật !

Kính lạy:

– Hoàng Thiên, Hậu Thổ chư vị Tôn thần

– Ngài Đông trù tư mệnh Táo Phủ thần quân

– Ngài Bản gia Thổ Địa Long mạch Tôn thần

– Các Ngài Ngũ phương, Ngũ hổ, Phúc đức Tôn thần

– Ngài tiền hậu địa chủ tài thần

– Các Tôn thần cai quản ở trong khu vực này

Hôm nay là ngày ……. tháng …….. năm ……….

Tín chủ con là: …………………….

Ngụ tại: ………………….

Thành tâm sửa biện, hương hoa lễ vật kim ngân trà quả và các thứ cúng dâng, bầy ra trước án.

Chúng con thành tâm kính mờu:

Ngài Kim niên đương cai Thái Tuế chí đức tôn thần

Ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương

Ngài Đông trù tư mệnh Táo Phủ Thần quân

Ngài Bản gia Thổ Địa Long mạch Tôn thần

Các ngài Ngũ Phương Ngũ Thổ, Phúc đức chính thần, các vị Tôn thần cai quản ở trong khu vực này.

Cúi xin các Ngài thương xót tín chủ. Giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc, công việc hanh thông. Người người được chữ bình an, tám tiết vinh khang thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Dãi tấm lòng thành cúi xin chứng giám. Cẩn cáo

VĂN KHẤN GIA TIÊN VÀO TẾT NGUYÊN TIÊU

(15/ Giêng)

Na Mô A Di Đà Phật !

Kính lạy:

– Hoàng thiên hậu Thổ chư vị Tôn thần

– Ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ Địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn Thần.

– Tổ Tiên, Hiền khảo, Hiền tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ khảo, Tổ tỷ).

Hôm nay là ngày ……………Gặp tiết … Nguyên tiêu, tín chủ con cảm nghĩ thâm ân trời đất, chư vị Tôn thần, nhớ đức cù lao tiên tổ, mỗi niệm không quên. Do đó chúng con sắm sanh lễ vật, sửa sang hương đăng, trần thiết trà quả dâng lên trước án.

Chúng con kính mời:

Ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương

Ngài Bản xứ Thần Linh Thổ Địa

Ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long mạch, Tài thần.

Cúi xin giáng lâm trước án chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, chư vị Hương linh Gia Tiên nội ngoại trong họ, cúi xin thương xót con cháu giáng về linh sàng, chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời các vị vong linh, tiền chủ hậu chủ ở trong nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách nào xâm, tám tiết hưởng vinh quang thịnh vượng.

Dãi tấm lòng thành cúi xin chứng giám. Cẩn cáo

DÂNG HƯƠNG TẠI GIA

Dâng hương tại gia là một tập tục truyền thống lâu đời của người Việt Nam. Xưa, nay dù thuộc tầng lớp nào của xã hội, người Việt Nam đều không bỏ tục ấy, đều lập ban thờ (giường thờ) Gia Tiên và Gia Thần. Gia Thần và Gia Tiên có thể được thờ trên cùng bàn thờ, cũng có khi được tách ra ở hai vị trí khác nhau. Ngoài ra, một số gia đình theo Đạo Phật hay Công giáo còn có thêm ban thờ Phật, thờ Bồ Tát – Nhất là Bồ Tát Quán Âm, hay thờ Chúa. Dù được thờ chung hay riêng, người Việt Nam vẫn phân biệt rõ Gia Thần và Gia Tiên.

1. Thờ Gia Tiên: Là thờ “vong linh” của bố, mẹ, ông, bà, cụ, kỵ mà “theo dòng máu, mủ” đã sinh ra mình.

Đạo lý làm người của người Việt Nam là “uống nước nhớ nguồn”, kính trọng ông bà cha mẹ khi còn sống, phụng dưỡng khi ốm đau, thờ cúng khi đã khuất. Vì tin rằng “Chết là thể xác, hồn là tinh anh”, cho nên dù ông bà cha mẹ … đã “khuất núi” thì cũng chỉ là phần hữu hình, thể xác. Còn “vong linh” thì vẫn cảm ứng cùng cuộc sống của cháu, con, vẫn theo dõi, phù trì cho cuộc đời con, cháu mỗi khi có việc đau buồn hay vui vẻ cùng các kỳ giỗ chạp, tuần tiết, sóc, vọng … 2. Thờ Gia Thần: Đó là các vị thần tại gia như Thổ Công, Thổ Địa, Thần tài, Thần hổ, Đức Thánh quan … Trong đó Thần Thổ Công được thờ phổ biến, được coi như vị Thần “Đệ nhất gia chi chủ” (vị Thần quan trọng nhất trong một gia đình). Thậm chí có gia đình còn quan niệm: vợ chồng mình là con thứ nên không thờ Gia Tiên, nhưng không thể bỏ qua việc thờ cúng dâng hương vị Thổ Công vào các dịp tuần, tiết sóc vọng … Hiện nay Thần Tài cũng được nhiều gia đình rất coi trọng.

Nếu thờ Gia Thần, Gia Tiên cùng một ban thờ: thì vị trí bát nhang thờ Gia Thần phải đặt cao hơn bát nhang thờ Gia Tiên một chút.

Người Việt Nam xưa, nay thờ Thổ Công, Thổ Địa có 2 cách: Hoặc đặt trên bàn cao, hoặc đặt trên nền nhà. Theo khảo cứu, cách đặt thờ Thổ Công. Thổ Địa trên nền nhà là theo tục của người Tầu xưa. Trên bàn thờ Thổ Công của người Việt Nam thường đặt thờ ba mũ: hai mũ ông, một mũ bà, cũng có thể chỉ là một mũ ông. Mỗi mũ này có màu sắc khác nhau, tượng trưng cho màu ngũ hành: kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ, vì mỗi năm thuộc các hành khác nhau. Bài vị cũng đồng mầu sắc như vậy.

3. Một số nguyên tắc chung của tục dâng hương tại gia vào các dịp tuần, tiết, sóc vọng.

Mỗi tuần, tiết dâng hương tại gia đều có những khác nhau nhất định từ phẩm vật dâng cúng tới một số nghi thức và văn khấn, sông giữa các kỳ tuần, tiết ấy vẫn có những nguyên tắc chung:

a. Vào ngày tuần, tiết dâng hương phải khấn Gia Thần (thần ngoại) trước, Gia Tiên sau.

b. Vào ngày giỗ Gia Tiên thì phải cáo yết Thần Linh trước sau mới cúng Gia Tiên.

– Khi cúng giỗ ai thì phải khấn người đó trước rồi tiếp đến Tổ Tiên nội ngoại, thứ đến Thần Linh chúa đất, sau cùng mới là tiền chủ, hậu chủ.

c.Khi dâng hương lễ Thần ngoại Thổ Công, Táo quân, hay Thần Thánh thì bắt buộc phải nhập quán và xưng quốc hiệu (nêu địa chỉ).

d. Khi dâng hương lễ thần nội (Tổ tiên) thì không được nhập quán và xưng quốc hiệu (nêu địa chỉ).

Nếu:

– Bố chết thì phải khấn là Hiền khảo

– Mẹ chết thì phải khấn là Hiền Tỷ

– Ông chết thì phải khấn là Tổ khảo

– Bà chết thì phải khấn là Tổ tỷ

– Cụ ông chết thì phải khấn là Tằng Tổ khảo

– Cụ  bà chết thì phải khấn là Tằng Tổ tỷ

– Anh em đã chết thì phải khấn là Thệ Huynh, Thệ Đệ

– Chị em gái đã chết thì phải khấn là Thệ tỷ, Thệ muội

– Cô dì, chú bác đã chết thì phải khấn là Bá thúc cô dì tỷ muội

Hoặc khấn chung là Cao tằng tổ khảo tỷ nội ngoại Gia Tiên.

đ. Các phẩm vật dâng cúng: Có thể “lễ chay” và lễ mặn. Những gia đình có ban thờ Phật thì chỉ dâng “lễ chay”, lễ có thể “bạc mọn”, hay “sang trọng” nhưng không thể thiếu: Hương, Đăng, (đèn, nến), trà (chè), quả, tửu (rượu) nước thanh thuỷ, trầu cau (thường 1 hoặc 3 quả cau còn cuống với 1 lá trầu) Tiền vàng (Kim ngân). Riêng đèn, nến thường là 1 cặp hai bên phải, trái (Tả, hữu) bàn thờ và đặt cao hơn các phẩm vật khác. Đôi đèn, nến này tượng trưng cho 2 vầng Nhật Nguyệt (mặt Trời, mặt Trăng) và được thắp sáng suốt buổi lễ dâng hương.

e. Thắp nhang: Dù là kỳ dâng hương nào, lễ vật dây cúng trên bàn thờ có thể chung nhưng nếu có nhiều bát nhang thì bát nganh nào cũng đều phải thắp hương, hương được thắp theo số lẻ: 1, 3, 5, 7 … vì số lẻ thuộc dương. Theo luật “cơ ngẫu” của dịch lý thì số lẻ thuộc dương, tượng trưng cho phần vô hình, cho trời, cho trong sạch, cho sự mở của vạn vật …

Nói là số lẻ nhưng theo lệ thường thì mỗi bát nhang 3 nén, khi nhang bén gần hết 1 tuần nhang thì gia chủ thắp 1 tuần nữa rồi xin phép Gia Thần. Gia Tiên hoá vàng ngay giữa 2 tuần nhang. Tiền vàng khi hoá thành tro gia chủ thường vảy rượu vào tro.

Tại sao lại thường thắp 3 nén ? Tục xưa tin rằng khi thắp nhang lên trời thì Trời – Đất – Người có sự cảm ứng. Cũng theo triết lý của người Phương Đông thì cái nguyên lý phổ quát của vũ trụ, vạn vật tương ứng, tương cảm là: Thiên – Địa – Nhân. Vậy nên, có lẽ 3 nén là tượng trưng cho 3 ngôi Trời – Đất – Người chăng ?

Tại sao lại rót rượu vào tro hoá vàng, tiền cúng ? Vì người xưa tin rằng có làm như vậy thì người cõi âm mới nhận được. Chưa rõ sự tích và triết lý của việc ấy ra sao. Ngày nay chỉ thấy ai cẩn thận lắm mới làm điều ấy.

g. Vái và lễ: Mỗi kỳ dâng hương đều có vái và lễ.

Vái thì các ngón tay đan vào nhau.

Lễ thì hai bàn tay áp vào nhau, các ngón tay của 2 bàn tay phải, trái không so le, không choãi các ngón ra như hình rẻ quạt và đều đặt ở vị trí ngang trước ngực.

Vái và lễ chỉ được thực thi sau khi các phẩm vật cúng lễ đã được đặt trên bàn thờ, đèn, nến đã được thắp sáng; nhang (hương) đã châm lửa. Có người cẩn thận không dùng lửa ở hai ngọn đèn (nến) để đốt hương, bảo rằng đó là “lửa thơd”. Các nén nhang sai khi đã châm lửa, người làm lễ kính cẩn dùng hai tay dâng các nén nhang ở vị trí ngang trán, vái ba vái rồi cắm nhang vào bát nhang trên ban thờ. Cũng có người cắm nhang vào bát nhang rồi mới vái. Vái ba vái xong thì đọc văn khấn. Khấn xong, lễ bốn lễ và thêm ba vái.

Vái và lễ là hai biểu tượng nghi lễ có đôi chút khác nhau nhưng có điểm chung: đều là biểu tượng của sự giao hoà, cảm ứng Âm – Dương. Hai bàn tay tượng trưng cho hai nửa Âm Dương của vòng tròn thái cực, tay trái thuộc dương, tay trái thuộc âm, nên khi các ngón tay của hai bàn tay được dan vào nhau hay áp vào nhau là biểu tượng của sự giao tiếp, giao thái, giao hoà Âm Dương, còn các ngón tay thì tượng trưng cho Ngũ Hành.

Ngón cái – Thổ

Ngón trỏ – Kim

Ngón giữa – Thuỷ

Ngón deo nhẫn – Mộc

Ngón út – Hoả

Ấy là cái  vòng tương sinh ngũ hành của hai nửa Âm – Dương.

h. Khi lễ Phật: Dù có xưng địa chỉ hay không xưng địa chỉ, nói tên hay không nói tên cũng đều được cả, chỉ cốt dãi bày lầm lỗi  và ăn năn trước Phật đài sau đến cầu nguyện những điều mình mong muốn là được.

A. CÁC KỲ DÂNG HƯƠNG VÀO CÁC TIẾT LỄ TRONG NĂM

1. Dâng hương “Ông Táo chầu trời” (23 tháng Chạp)

Trong các vị thần thời cổ, Táo thần (thần bếp) là vị thần theo sát cuộc sống của mọi người với vai trò tay chân của Ngọc Hoàng đến với muôn nhà, thườngngày ghi lại những công tội tốt xấu của mọi người để hàng năm vào 23 tháng Chạp lại trở về trời báo cáo với Ngọc Hoàng, làm cơ sở để Ngọc Hoàng thưởng cho cái tốt và phạt những cái xấu, cái ác. Trong “bão phác tử” của Tấn Cát Hồng còn nói: Cứ vào cuối mỗi tháng. Táo thần lại về trời để phản ánh tình hình nhân gian. Nếu ai có lỗi với Táo thần (Việt Nam hay gọi là Táo quân) bị Táo quân tố cáo với Ngọc Hoàng, tội nghiêm trọng thì bị cắt bớt 300 ngày sống, nếu tội nhẹ thì bị cắt 100 ngày sống. Kiểu phạt bằng cách cướp đi thời gian sống của đời người, thì ai mà không sợ. Vì thế, thời cổ dân gian hầu như nhà nào cũng hết sức mình thành tâm thờ cúng Táo quân không dám đơn sai. Tất nhiên mọi người thờ cúng Táo quân không chỉ vì sợ mà chủ yếu hơn là mọi người muón cầu xin Táo quân ban cho mình những điều tốt đẹp. Sách “Hậu Hán thư” có ghi một câu chuyện như sau: Vào năm Hán Tuyên Đế phong tước, có một người tên là Âm Tử Phương nấu cơm vào sáng sớm mồng 8 tháng chạp (8 tháng 12 âm lịch). Táo thần đột ngột xuất hiện. Nhà anh ta lúc này chỉ có một con thó, thế là Âm Tử Phương liền giết con chó để cúng Táo thần (chó được dùng để cúng tế gọi là “Hoàng dương”. Từ đó, Âm Tử Phương luôn gặp vận may, trở thành nhà giàu một cách nhanh chóng. Gia đình anh ta hưng thịnh. Làm nhà cao cửa rộng, không chỉ nhà ngói mà còn có ruộng tốt tới 700 khoảnh (đơn vị đo diện tích của Trung Quốc). Ăn thì toàn là sơn hào hải vị, mặc thì toàn là lụa là gấm vóc. Con là Âm Thức, Âm Hưng đều sáng láng, được làm quan to trong triều. Tin tức truyền đi, mọi người biết được Táo thần còn đem lại của cải giàu có cho mọi người, thế là uy phong của Táo thần ngày càng lớn.

Câu chuyện được thêu dệt, nhằm mục đích ổn định trật tự xã hội, buộc dân chúng phải an phận thủ thường. Còn việc dân gian cúng Táo thần là bắt nguồn từ sự sùng bái của loài người đối với “lửa”. Từ thuở hoang sơ con người vật lộn với thiên nhiên và học được cắch dùng lửa. Lửa đem lại ánh sáng, hơi ấm cho con người. Và với thức ăn chín nhờ có lửa khiến cho thể chất con người khoẻ mạnh cường tráng hơn. Lửa dần dần trở thành một trong những vật sùng bái tự nhiên của con người, và vào mùa hè hàng năm người ta đều cúng Táo thần họ cho rằng Táo thần đã ban phúc đức cho loài người. Đống lửa không bao giờ tắt phải được ủ và đốt trong bếp vì thế thần lửa và thần bếp (hoả thần và Táo thần) là một. Đời Hán, các đại sư nhà nho đã có cuộc tranh luận về Táo thần là nữ hay nam. Hứa Thuận dẫn kinh điển nói Táo thần là nam; Trịnh Huyền thì xuất phát từ thực tế phụ nữ là người nấu bếp chủ trì việc ăn uống, và cho rằng Táo thần là nữ. Cuộc tranh luận giới tính của Táo thần phản ánh quá trình diễn biến của tục thờ cúng Táo quân, từ thời hoang sơ, tiến vào xã hội Mẫu hệ, việc quản lý lửa thiêng và dùng lửa để nướng thức ăn, rồi chia cho từng người trong bộ lạc, đều do một phụ nữ có uy tín tối cao trong bộ lạc đảm nhận. Vì thế Táo thần cũng được tạo ra bằng hình tượng nữ tính. Vào thời kỳ phụ hệ, tất cả mọi quyền lực từ tay phụ nữ chuyển sang cho nam giới, giới tính của Táo thần cũng chuyển từ nữ sang nam. Từ đó, Táo thần là một vị Thần Linh nam tính đã ăn sâu vào trong lòng mọi  người, trở thành một hình tượng sâu sắc nhất trong xã hội phong kiến. Vào ngày này các gia đình Việt Nam thường làm lễ dâng hương tiễn ông Táo. Ngoài những phẩm vật cúng lễ thường kỳ trong năm, người ta thường mua thêm 1 hoặc 2 con cá chép sống, cúng xong thường phóng sinh (thả) ra ao hồ, sông ngòi vì tin rằng cá chép sẽ hoá rồng đưa ông Táo lên Trời.

Mũ và bài vị thờ ông Táo năm cũ được hoá (đốt) đi cùng với tiền, vàng (đồ mã) sau khi làm lễ tiến, đồng thời thay vào bàn thờ: mũ và bài vị mới. Chân hương cũ cũng được hoá cùng với đồ hàng mã cũ. Có người thường để lại 3 chân nhang cũ để thờ tiếp.

Lễ tiến ông Táo chầu trời thường được tiến hành vào chiều ngày 23 tháng Chạp âm lịch hàng năm.

DÂNG HƯƠNG CÚNG MỤ

Người xưa tin rằng thân thể của thai nhi là do bà mụ nặn thành. Vì thế nê 7 ngày (đối với sinh con trai) hay 9 ngày (đối với sinh con gái) sau khi đẻ, người ta làm lễ đầy cữ để tạ ơn Bà mụ (theo tục truyền thì có 12 bà mụ) và xin bà phù hộ và tập dậy cho đứa trẻ biết cười, lật, bò, đứng, đi, ăn, nói …

Được 1 tháng thì có lễ đầy tháng cũng là lễ tạ ơn Bà mụ, và xin phép Bà mụ đặt tên cho đứa trẻ. Vì trong năm đầu sau khi mới đẻ, tính mệnh đứa trẻ rất mỏng manh không những thân thể nó yếu ớt mà xung quanh nó lại đầy những ma quỷ và hung thần rình lại nó, nên người ta đặt tên cho con nít những tên cực xấu để quỷ tà chê bỏ, thường lấy tên con gái đặt tên cho con trai để đánh lừa quỷ tà.

Nếu nhà hiếm muộn, khó nuôi con thường đem nít bán khoán cho Phật hay Thánh ở Chùa, Đền rồi xin áo dấu mặc cho nó.

Khi trẻ đầy một năm thì làm lễ “đầy tuổi tôi”.

Nếu là con gái thì đầy năm người ta xâu tai cho nó.

Nếu là con trai thì đầy năm người ta đặt nó xuống đất và để trước mặt nó các đồ dùng trong các nghề nghiệp như: dao, kéo, đục, cái hái, tờ giấy, bút … rồi khấn Bà mụ để Bà xui nó chọn lấy một cái đồ trong số đó. Tương lai của đứa trẻ sẽ định theo cái đồ nó cầm lấy đó.

Trong “Hồng Lâu Mộng” có 1 đoạn Tào Tuyết Cần miêu tả khi vừa tròn 1 tuổi Giả Chính thử chí hướng của Bảo Ngọc sau này, liền đem tất cả các thứ trên đời bầy ra và bảo nó đến lấy. Ai ngờ nó không lấy thứ gì, ngoài việc thò tay lấy son phấn, kim thoa cài đầu chơi. Giả Chính không thích nói rằng sau này nó là kẻ ham mê tửu sắc. Điều này có liên quan đến tục “Trảo chu” (tạm dịch là nắm tuổi) còn gọi là “Trảo bách Ngoạn” (nắm trăm thứ đồ chơi), khi đứa trẻ tròn 1 tuổi để dự đoán tiền đồ, vận mệnh tương lai của nó. Người ta để bút, giấy, sách, bàn tính và những đồ vật làm bằng giấy .v.v… và xem đứa trẻ lấy gì.

– Nếu nó nắm được bút báo hiệu trẻ tương lai sẽ thích học hành.

– Nếu nó lấy bàn tính thì đứa trẻ sau này sẽ giỏi buôn bán.

Bảo Ngọc lấy son phấn nên Giả Chính quả quyết rằng nó sau này sẽ là kẻ ham mê tửu sắc, quả thật vậy.

Lễ vật cúng Mụ:

1. Xôi gấc:        7 nắm (nếu sinh con trai)

9 nắm (nếu sinh con gái)

2. Cua bể:         7 con (nếu sinh con trai)

9 con (nếu sinh con gái)

(Có thể thay Cua bể bằng Cua thường)

3. Trứng gà nhuộm đỏ luộc:        7 quả (nếu sinh con trai)

9 quả (nếu sinh con gái)

4. Thanh bông, hoa quả, tiền vàng, trầu cau, nến tuỳ tâm.

Tất cả được bầy trên mâm, kê cao để cúng Mụ.

VĂN KHẤN MỤ

Na Mô A Di Đà Phật ! (3 lần)

Kính lạy:

Đệ nhất Thiên tỷ đại tiên chủ

Đệ nhị Thiên Đế đại tiên chủ

Đệ tam Tiên Mụ đại tiên chủ

Thập nhị bộ tiên nương

Tam thập lục cung chư vị tiên nương

Hôm nay là ngày …….. tháng ……. năm ………..

Vợ chồng con là: ………….. Sinh được con (trai, gái) đặt tên là …………………….

Nay nhân ngày đầy cữ (hoặc đầy tháng, đầy năm) thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật và các thứ cúng dâng bầy lên trước án, trước bản toạ chư vị tôn thần kính cẩn tâu trình:

Nhờ ơn thập phương Chư Phật, Chư vị Thánh hiền, Chủ Tiên Bà, các đáng Thần Linh, Thổ Công địa mạch, Thổ Địa Chính thần, Tiên Tổ nội ngoại cho con sinh ra (tên) ………………… Sinh ngày ………………

Được mẹ tròn con vuông.

Cúi xin: Chư Tiên Bà, Chư vị tôn thần giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật, phù hộ độ trì, vuốt ve che chở cho cháu được ăn ngon, ngủ kỹ, hay ăn chóng lớn, vô bệnh, vô tật, vô tai, vô ương, vô hạn, vô ách phù hộ cho cháu bé được thân mệnh bình yên, cường tráng, kiếp kiếp được hưởng vinh hoa phú quý. Gia đình con được phúc thọ an khang, nhân lành nẩy nở nghiệp dữ tiêu trừ, bốn mùa không hạn ách nghĩ lo.

Con xin thành tâm đỉnh lễ.

DÂNG HƯƠNG BÁN KHOÁN

Trẻ nhỏ từ khi mới sinh đến tuổi trưởng thành phải nhờ sự nuôi dưỡng, dạy dỗ chăm sóc của cha mẹ. Không những thế còn phải được sự che chở phù hộ, độ trì của Phật Thánh Tổ Tiên ông bà. Vì thế từ xưa đã có tục bán khoán tức là làm lễ để cầu xin chư vị nhận trẻ nhỏ làm con cái (con bán) và giúp đỡ cho chúng mạnh khoẻ, thông minh cho đến tuổi trưởng thành. Thông thường làm lễ bán khoán cho đến tuổi 13 (hết 1 giáp) hoặc bán cho đến trọn đời. Theo Phật giáo thì làm lễ quy y cho trẻ là được và hướng dẫn cho chúng hướng thiện. Cho tới nay tục bán khoán vẫn còn. Nghi thức đó như sau:

Đến Chùa ghi tên tuổi cha mẹ và con và hẹn ngày làm lễ. Sau khi sắm lễ (theo sự hướng dẫn) làm lễ xong gia đình (mại chủ) nhận được và giữ một tờ khoán (vải hoặc giấy đều được) cho đến khi làm lễ chuộc lại (lễ bán khoán ở ban thờ đức Chúa).

VĂN KHOÁN

Phúc tinh vô lượng thiện tôn.

Kim cứ: Việt Nam quốc ! …. tỉnh  …. huyện …. y vu …. tự cư. Phụng

Phật Thánh hiến cúng … Thiên, tiến lễ khất mại đồng tử, lập khoán văn kỳ bình an diên thọ sự. Kim thần mại chủ … thê … đồng phu thê đẳng. Hỷ kiến ư … niên …. nguyệt …. nhật …. thời, sinh hoạch nam (nữ) tử niên phương … tuế. Lự kỳ hình xung, tướng khắc, quỉ mị vi nương. Tất bằng.

Thánh đức dĩ khuông phù; hạt ký duyên sinh vu tính mạnh. Vị thử, ý dục thọ tràng. Đẩu vu:

Phật Thánh toạ hạ mai quy. Cung duy:

Na mô thập phương vô lượng thường trụ Tam bảo kim liên toạ hạ.

Na mô Đại từ đại bi, linh cảm Quán Thế Âm Bồ Tát, Hồng liên toạ hạ.

Bản tự thập bát long thần già lam chúa tể vị tiền.

Vọng vi Thánh tộc chi môn; nguyện vi Minh linh chi tử. Kim khất ải tính danh vi … Cấm trừ chủ Quan sát sự. Thần phục vọng:

Đức đại khuông phù – Ân hoằng bảo hựu. Vận thần thông lực, tiễu trừ tà quỷ vu tha phương; khử chúng hung đồ tốc phó doanh châu ư ngoại cảnh. Tự tư hưởng hậu, bất đắc vãng lai. Nhược ngoan tà đẳng chúng bất tuân pháp luật chiếu lý thi hành. Túc mại chủ … cử tấu:

Thánh tiền y luật trị tội. Tu chí khoán giả.

Hữu khoán ngưỡng.

Tả thiên thiên lực sĩ.

Hữu vạn vạn hùng binh.

Trung sai ngũ hổ đại tướng quân.

Đẳng quan, chuẩn thử.

Kê: nhất phó phụ mẫu sở sinh dưỡng dục chí …. tuế thục khoán, tái mại bách tuế như nghi vi chiểu dụng giả.

Nhị viên chứng kiến:

Tả đương niên vương hành khiển chí đức Tôn thần. Hữu đương cảnh Thành hoàng bản thổ đại vương từ hạ vi bằng.

Tuế thứ … niên … nguyệt … nhật … thời lập khoán. Thích Ca như Lai di giáo đệ tử thần phụng hành.

Cách hành văn của văn khoán có vài bản khác nhau đôi chút nhưng nội dung là một: Tên tuổi cha mẹ địa chỉ năm tháng ngày giờ sinh con trai (gái). Hôm nay làm lễ Phật giao ước xin trẻ nhỏ tên là … làm con cái Phật Thánh và xin đổi họ tên thành … Nhờ ơn chư vị phù hộ độ trì cho trẻ nhỏ mạnh khoẻ, thông minh. Đến bao nhiêu tuổi xin lễ chuộc lại. Nếu thần ác quỷ nào xâm phạm đến mại tử (con bán) thì Phật Thánh chiếu theo pháp luật trị tội.

Chứng minh lễ khoán có:

– Vua … cai trị năm nay.

– Thần Thành hoàng Thổ Địa làm chứng

Lễ bán khoán tổ chức vào ngày ….. tháng ….. năm ……

Vị chủ lễ tên là ……… thực hiện.

Sớ bán khoán được đốt sau khi hành lễ. Mại chủ (người bán con) giữ văn khoán. Nơi làm lễ được giữ văn tự (nếu có). Đến khi làm lễ chuộc lại, lễ sắm như lúc bán và đốt văn tự cùng tờ khoán.

Nếu trường hợp bán trọn đời thì hàng tháng hoặc ngày lễ lớn, làm lễ khấn văn như sau:

VĂN KHẤN VÀO NHỮNG NGÀY TUẦN TIẾT

(Dành cho bán khoán)

Na Mô A Di Đà Phật (3 lạy)

Đệ tử mại chủ và mại tử chúng con thành tâm cúi lạy 9 phương trời 10 phương chư Phật.

Con cúi lạy đức Chúa ông bản tự thập bát long thần già lam chúa tể.

Hôm nay là ngày …… tháng ……. năm ……..

Mại chủ con là: ………….

Vợ ……………………..

Mại tử con là …………….

Chúng con chí thành chí thiết dâng lên lễ bạc hương hoa kim ngân phẩm vật. Cúi lạy Đức chúa ông linh thiêng soi xét xá tội xá lỗi, phù hộ độ trì cho gia đình chúng con cùng mại tử (con bán) ……………….. bốn mùa được yên vui tám tiết không vận hạn, thân tâm an lạc, gia đình bình yên, an khang thịnh vượng … cúi mong Ngài chứng minh, chứng giám cho chúng con được sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm. Chúng con xin chí thiết, chí thành, nhất tâm bái tạ.

Cẩn nguyện

DÂNG HƯƠNG NHẬP TRẠCH (KHÁNH THÀNH)

Trong cuộc sống không thể tránh được việc có lúc phải di chuyển nhà ở, đặc biệt là những người sống ở đô thị, phố xá, việc chuyển dịch nhà ở dễ xảy ra hơn, nhiều hơn, chuyển đến chỗ ở mới có một số vấn đề không thể không chú ý dưới đây:

1- Phải dọn ngày tốt, giờ tốt để dọn đến nhà mới.

2- Khi chuyển nhà, mọi việc chuyển đồ của mình đến nhà mới dứt khoát phải do tay mình hoặc người của gia đình chuyển, toàn gia đình không thể tay không đến ở nhà mới.

3- Bài vị cúng Tổ tiên, các thần phải được làm trước và phải do gia chủ tự tay cầm đến nhà mới. Những người khác trong gia đình đi theo sau vào, mỗi người đều phải cầm trong tay tiền tài của cải.

4- Thời gian vào nhà phải là buổi sáng sớm, buổi giữa trưa, hoặc trước lúc mặt trời lặn, tránh đến nhà mới vào buổi tối.

5- Thủ tục nhập trạch

Khi vào nhà mới, vật đầu tiên mang vào là cái chiếu (hoặc đệm) đang sử dụng, sau đó là bếp lửa, (bếp ga, bếp dầu), không nên mang bếp điện thì bếp điện có tinh mà không có tướng (tức chỉ có nhiệt mà không có ngọn lửa), chổi quét nhà, gạo, nước … lễ vật để cúng Thần Linh trước để xin nhập trạch và xin phép Thần Linh rước vong linh gia tiên về nơi ở mới để thờ phụng.

Lễ vật được để lên bàn hoặc mâm kê vào chỗ nào đó mà có hướng đẹp với gia chủ, tự tay gia chủ thắp nhang vào một bát nhang làm tạm thời. Thắp nhang và khấn lễ, tiếp ngay sau đấy gia chủ châm bếp và đun nước. Khấn Thần Linh với nội dung sau:

a. Xin nhập vào nhà mới

b. Xin lập bát nhang thờ Thần Linh

c. Xin phép Thần Linh cho rước vong linh Gia Tiên nhà mình về nơi ở mới này để thờ phụng

Chú ý:

– Nước đun trên bếp lần đầu tiên ở nhà mới phải để cho sôi 5 – 10 phút, lâu hơn càng tốt, mới tắt lửa. Đun nước mục đích là để khai bếp, pha trà dâng Thần Linh và Gia Tiên. Nếu có khách có thể lấy nước đó để pha nước mời khách.

– Nếu chỉ nhập trạch lấy ngày tốt chưa có nhu cầu ở ngay thì gia chủ phải ngủ một đêm tại nhà mới.

– Sau khấn Thần Linh xong, gia chủ làm lễ cáo yết Gia Tiên rồi mới dọn dẹp đồ đạc.

6- Sau khi dọn xong, để cầu bình yên, toàn gia phải tổ chức lễ bái tạ các Tổ Tiên và Thần Phật.

7- Có người chửa, mang thai thì tốt nhất không nên dọn nhà. Trong trường hợp cấp bách không thể không dời nhà, nên mua một cái chổi mới tinh, để đích thân người chửa quét qua các đồ đạc một lượt rồi mới chuyển như vậy mới không phạm tội “Thần thai”.

8- Những người giúp dọn nhà không được là người cầm tinh con Hổ, còn lại không phải lo bàn gì nữa.

Trên đây là một số phép tắc giữ gìn sự hanh thông, bình an cho mọi nhà, bách bệnh không phát sinh, tài vận tiến đến, cả nhà vui vẻ.

VĂN KHẤN KHI BẮT ĐẦU DỌN Ở

(Còn gọi là phần sài hoặc quy hoả, tức là bắt đầu dọn vào ở, đun bếp tại nhà khi mới làm hoặc sửa chữa xong, nếu nhà có bàn thờ Phật thì cúng Phật trước).

Na mô A Di Đà Phật!

Kính lạy:

– Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị tôn Thần.

– Các ngài Thần Linh bản xứ cai quản trong khu vực này.

Hôm nay là ngày ……… tháng …….. năm …………….

Tín chủ con là: …………………..

Ngụ tại: ……………………………

Thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật và các thứ cúng dâng bày lên trên án, trước bản toạ chư vị tôn thần kính cẩn tâu trình:

Các Ngài Thần Linh thông minh chính trực giữ ngôi tam thai, nắm quyền tạo hoá, thể đức hiếu sinh của trời đất, phù hộ dân lành, bảo vệ sịn linh, nêu cao chính đạo.

Nay gia đình chúng con hoàn tất công trình, chọn được ngày lành dọn đến cư ngụ, phần sài nhóm lửa, kính lễ khánh hạ cầu xin chư vị minh thần, gia án tác phúc, độ cho gia quyến chúng con an ninh, khang thái, làm ăn tiến tới, tài lộc dồi dào. Người người được chữ bình an, xuất nhập hưởng phần lợi lạc. Cúi mong ơn đức cao dầy, thương xót, phù trì bảo hộ.

Tín chủ lại mời các vong linh tiền chủ, hậu chủ ở trong nhà này, đất này xin cùng về đây chiêm ngưỡng tôn thần, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ thịnh vượng an khang. Bốn mùa không hạn ách nào xâm, tám tiết có điều lành tiếp ứng.

Dãi tấm lòng thành cúi xin chứng giám. Cẩn cáo

VĂN KHẤN CÁO YẾT GIA TIÊN KHI NHẬP TRẠCH

Na mô A Di Đà Phật !

Kính lạy Tổ Tiên nội ngoại.

Hôm nay là ngày ……… tháng ……. năm ………….

Gia đình chúng con mới dọn đến đây là: (địa chỉ) …………………………………

Thiết lập linh sàng, sửa biện lễ vật, bày trên bàn thờ, trước linh toạ kính trình các cụ nội ngoại Gia Tiên. Nhờ hồng phúc Tổ Tiên, ông bà cha mẹ, chúng con đã tạo lập được ngôi nhà mới, hoàn tất công trình, chọn được ngày lành tháng tốt, thiết lập ấn thờ, kê giường nhóm lửa, kính lễ khánh hạ.

Cúi xin các cụ, ông bà cùng chư vị hương linh nội ngoại thương xót con cháu, chứng giám lòng thành, giáng phó linh sàng thụ hưởng lễ vật, phù hộ độ trì cho chúng con, lộc tài vượng tiến, gia đạo hưng long, cháu con được chữ bình an, xuất nhập hưởng phần lợi lạc.

Anh linh chiếu giám, cảm niệm ơn dày.

Dãi tấm lòng thành cúi xin chứng giám.

Cẩn cáo

VĂN KHẤN LỄ THẦN LINH NGÀY RẰM THÁNG BẢY

(Tại nhà)

Kính lạy:

– Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát

– Đức Mục Kiền Liên Tôn Giả

Hôm nay là ngày rằm tháng bảy năm ………….

Tín chủ con là: ……………….

Ngụ tại: ……………………..

Thành tâm sửa biện hương hoa, lễ vật và các thứ cúng dâng bày lên trước án.

Chúng con thành tâm kính mời:

Ngài Địa Tạng Vương Bồ Tát; Ngài Mục Kiền Liên Tôn Giả.

– Chúng con thành tâm kính mời Ngài Kim Niên Đương cai Thái tuế chí đức tôn thần. Ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương. Ngài Bản xứ Thần Linh Thổ Địa. Ngài Bản gia Táo quân và tất cả các vị Thần Linh cai quản trong khu vực này.

Cúi xin các ngài giáng lâm án toạ, xét soi chứng giám. Nay gặp tiết Vu lan ngày vong nhân được xá tội. Chúng con đội ơn Tam bảo Phật trời phù hộ, Thần linh các đấng chở che, công đức lớn lao nay không biết lấy gì đền báo. Do vậy, kính dâng lễ bạc, dãi tỏ lòng thành nguyện mong nạp thụ. Phù hộ độ trì cho chúng con và cả gia đình, người người mạnh khoẻ, già trẻ bình an hướng về chính đạo. Lộc tài vượng tiến, gia đạo hưng long. Cứu giải thoát oan khiên thưa trước, lại cúng chiếu đế để tìm điều tốt đẹp cho đời sau.

Dãi tấm lòng thành cúi xin chứng giám.

Cẩn cáo

VĂN TẾ KHẤN LỄ TỔ TIÊN NGÀY RẰM THÁNG BẢY

Na Mô A Di Đà Phật

Kính lạy Tổ tiên nội ngoại và chư vị hương linh !

Hôm nay là ngày rằm tháng Bảy năm ………..

Gặp tiết Vu lan vào dịp Trung nguyên, nhớ đến Tổ tiên ông bà cha mẹ đã sinh thành ra chúng con, gây dựng cơ nghiệp, xây đắp nền nhân, khiến nay chúng con được hưởng âm đức. Do vậy cho nên nghĩ đức cù lao khôn báo, cảm công trời biển khó đền. Chúng con sửa sang lễ vật, hương hoa kim ngân và các thứ lễ nghi bầy trước linh toạ. Thành tâm kính mời:

Các cụ Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Bá thúc đệ huynh, cô di tỷ muội và tất cả hương hồn trong nội tộc, ngoại tộc của họ …

Cúi xin thương xót con cháu, linh thiêng giáng về linh sàng chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho con cháu mạnh khoẻ bình an, lộc tài vượng tiến gia đạo hưng long, hướng về chính giáo.

Tín chủ lại mời: các vị vong linh y thảo phụ mộc, phảng phất ở trong đất này. Nhân lễ Vu lan giáng tới linh toạ, chiêm ngưỡng tôn thần, hâm hưởng lễ vật, độ cho tín chủ muôn sự bình an, sở cầu xứng ý.

Dãi tấm lòng thành cúi xin chứng giám.

Cẩn cáo

VĂN KHẤN CÔ HỒN CHÚNG SINH

Văn Tế cô hồn thập loại chúng sinh của Đại Thi Hào Nguyễn Du

Na Mô A Di Đà Phật !

Kính lạy:           Đức địa tạng vương Bồ Tát

Đức mục Kiền liên Tôn giả

Kính lạy:           Ngài bản cảnh thành Hoàng

Ngài bản xứ Thần Linh thổ Địa

Ngài bản gia Táo quân và tất cả

Các vị Thần Linh cai quản trong xứ này

Tín chủ con là: …………………..

Ngụ tại: ……………..

Nhân ngày xá tội vong nhân 15/7 tín chủ con xin làm lễ tế các cô hồn.

Tiết tháng bảy mưa dầm sùi sụt

Toát hơi may lạnh buốt xương khô

Não người thay, buổi chiều thu

Ngàn lau nhuốm bạc, lá ngô rụng vàng

Đường bạch dương bóng chiều man mác

Dịp đường lê lác đác sương sa

Lòng nào lòng chẳng thiết tha,

Cõi dương còn thế nữa là cõi âm

Trong trường dạ tối tăm trời đất

Có khôn thiêng phảng phất u minh

Thương thay thập loại chúng sinh

Hồn đơn phách chiếch lênh đênh quê người

Hương lửa đã không nơi nương tựa

Hồn mồ côi lần lữa đêm đen

Còn chi ai quý ai hèn

Còn chi mà nói ai hiền ai ngu ?

Tiết đầu thu lập đàn giải thoát

Nước tịnh đàn rưới hạt dương chi

Muốn nhờ đức Phật từ bi

Giải oan cứu khổ, hồn về Tây Phương

Cũng có kẻ tính đường kiêu hãnh

Chí những lăm cướp gánh non sông

Nói chi những buổi tranh hùng

Tưởng khi thế khuất vận cùng mà đau

Bỗng phút đâu mưa sa ngói lở

Khôn đem mình làm đứa sất phu

Lớn sang giàu, nặng oán thù

Máu tươi lai láng, xương khô rã rời

Đoàn vô tự, lạc loài nheo nhóc

Quỷ không đầu, đớn khóc đêm mưa

Cho hay thành bại là cơ

Mà cô hồn biết bao giờ cho tan

Nào những kẻ màn lan trướng huệ

Những cậy mình cung quế Hằng Nga

Một phen thay đổi sơn hà

Mảnh thân chiếc lá, biết là về đâu ?

Trên lầu cao, dưới cầu nước chảy

Phận đã đành trâm gãy bình rơi

Khi sao đông đúc vui cười

Mà khi nhắm mắt không người nhặt xương

Đau đớn nhẽ ! Không hương không khói

Luống ngẩn ngơ, dòng suối, rừng sim

Thương thay chân yếu tay mềm

Càng năm càng yếu, một đêm một rầu

Kìa những kẻ mũ cao áo rộng

Ngọn bút son, thác sống ở tay

Kinh luân găm một túi đầy

Đã đêm Quản Nhạc, lại ngày Y, Chu

Thịnh mãn lắm, oàn thù càng lắm

Trăm loài ma, mồ nấm chung quanh

Nghìn vàng khôn đổi được mình

Lầu ca, viện hát, tan tành còn đâu ?

Kẻ thân thích vắng sau vắng trước

Biết lấy ai bát nước nén nhang ?

Cô hồn thất thểu dọc ngang

Nặng oan khôn nhẽ tìm đường hoá sinh

Kìa những kẻ bài binh bố trận

Dấn mình vào cướp ấn nguyên chung

Gió mưa sấm sét đùng đùng

Dãi thây trăm họ, làm công một người

Khi thất thế tên rơi lạc đạn

Bãi sa trường thịt nát máu trôi

Mênh mông góc bể bên trời

Nắm xương vô chủ biết nơi chốn nào ?

Trời xây xẩm, mưa gào gió thét

Khí âm huyền mờ mịt trước sau

Ngàn cây nội cỏ rầu râu

Nào đâu điếu tế, nào đâu chưng thường

Cũng có kẻ tính đường trí phú

Mình làm mình nhịn ngủ kém ăn

Ruột rà không kẻ chí thân

Dẫu làm nên, dễ dành phần cho ai ?

Khi nằm xuống, không người nhắn nhủ

Của phù vân, dẫu có như không

Sống thời tiền chảy, bạc ròng

Thác không đem được một đồng nào đi

Khóc ma mướn, thương gì hàng xóm

Hòm gỗ đa, bó đóm đưa đêm

Ngẩn ngơ trong quãng đường chiêm

Nén hương giọt nước biết tìm vào đâu ?

Cũng có kẻ sắp cầu chữ quý

Dấn mình vào thành thị lân la

Mấy thu lìa cửa, lìa nhà

Văn chương đã chắc đâu mà chen thân

Dọc hàng quán phải tuần mưa nắng

Vợ con nào nuôi nấng, khem kiêng

Vội vàng liệm sấp, chôn nghiêng

Anh em thiên hạ, láng giềng người dưng

Bóng phần tử, xa chừng hương khúc

Bãi tha ma kẻ dọc người ngang

Cô hồn nhờ gửi tha hương

Gió Trắng hiu hắt, lửa hương lạnh lùng

Cũng có kẻ vào sông ra bể

Cánh buồm bay chạy xế gió đông

Gặp cơn giông tố giữa dòng

Đem thân chôn rấp vào lòng kình nghê

Cũng có kẻ đi về buôn bán

Đòn gánh tre chín rạn hai vai

Gặp cơn mưa nắng giữa trời

Hồn đường phách sá, lạc loài nơi nao ?

Cũng có kẻ mắc vào khoá lính

Bỏ cửa nhà đi gánh việc quan

Nước khe, cơm ống gian nan

Dãi dầu nghìn dặm, lầm than một đời

Buổi chiến trận, mạng người như rác

Phận đã đành đạn lạc tên rơi

Lập loè ngọn lửa ma trơi

Tiếng oan văng vẳng tối trời càng thương

Cũng có kẻ lỡ làng một kiếp

Liều tuổi xanh, buôn nguyệt bán hoa

Ngẩn ngơ khi trở về già

Ai chồng con tá biết là cậy ai ?

Sống đã chịu một đời phiền não

Thác lại nhờ hớp cháo lá đa

Đau đớn thay phận đàn bà

Kiếp sinh ra thế, biết là tại đâu ?

Cũng có kẻ nằm cầu gối đất

Dõi tháng ngày hành khất ngược xuôi

Thương thay cũng một kiếp người

Sống nhờ hàng xứ, chết vùi đường quan

Cũng có kẻ mắc oan tù rạc

Gửi mình vào chiến lác một manh

Nắm xương chôn rấp góc thành

Kiếp nào cởi được oan tình ấy đi ?

Kìa những kẻ tiểu nhi tấm bé

Lỗi giờ sinh lìa mẹ lìa cha

Lấy ai bồng bế vào ra

U ơ tiếng khóc, thiết tha nỗi lòng ?

Kìa những kẻ chìm sông, lạc suối

Cũng có người leo giếng đứt dây

Người trôi nước lũ, kẻ vây lửa thành

Người thì mắc sơn tinh, thủy quái

Người thì vương nanh khái ngà voi

Có người có đẻ không nuôi

Có người sa sẩy, có người vong thương

Gặp phải lúc đi đường nhỡ bước

Câu “Nại hà” kẻ trước người sau

Mỗi người một nghiệp khác nhau

Hồn xiêu phách lạc biết đâu bây giờ ?

Hoặc là ẩn ngang bờ dọc bụi

Hoặc là nương ngọn suối chân mây

Hoặc là bãi cỏ bóng cây

Hoặc là quán nọ cầu này bơ vơ

Hoặc là nương Thần từ Phật tự

Hoặc là nhờ đầu chợ cuối sông

Hoặc là trong khoảng đồng không

Hoặc nơi gò đống, hoặc vùng lau tre,

Sống đã chịu nhiều bề thảm thiết

Ruột héo khô da rét căm căm

Dãi dầu trong mấy mươi năm

Thở than dưới đất, ăn nằm trong sương

Nghe gà gáy tìm đường lánh ẩn

Lặn mặt trời lẩn thẩn tìm ra

Lôi thôi bồng trẻ dắt già

Có khôn thiêng nhẽ, lặng mà nghe kinh

Nhờ phép Phật siêu sinh tịnh độ

Phóng hào quang cứu khổ, độ u

Rắp hoà tứ hải quần chu

Não phiền rũ sạch, oán thù rửa trong

Nhờ đức Phật thần thông quảng đại

Chuyển Pháp luân tam giới thập phương

Nhơn nhơn Tiêu Diện đại vương

Linh kỳ một lá, dẫn đường chúng sinh

Nhờ phép Phật uy linh dũng mãnh

Trong giấc mê khuya tỉnh chiêm bao

Mười loài là những loài nào

Gái trai già trẻ, đều vào nghe kinh

Kiếp phù sinh như hình bào ảnh

Có chữ rằng “vạnh cảnh giai không”

Ấy ai lấy Phật làm lòng

Tự nhiên siêu thoát khỏi trong luân hồi

Đàn chẩn tế vâng lời Phật giáo

Của có chi ? Bát cháo nén hương

Gọi là manh áo thỏi vàng

Giúp cho làm của ăn đường thăng thiên

Ai đến đây, dưới trên ngồi lại

Của làm duyên chớ ngại bao nhiêu

Phép thiêng biến ít thành nhiều

Trên nhờ Tôn giả chia đều chúng sinh

Phật hữu tình từ bi phổ độ

Chớ ngại rằng: có có không không

Na mô Phật, Na mô Pháp, Na mô Tăng

Na mô ! Nhất thiết siêu thăng thượng đài

Cẩn cáo

Dâng hương vào Tết Nguyên Đán?

Lễ Tết Nguyên đán là lễ lớn nhất trong số các lễ, Tết cổ truyền của người Việt Nam. Về mặt triết lý, lễ Tết này là thời điểm giao thái Âm – Dương (Hai quẻ Kiền – Khôn) là thời điểm giao hoà của Thiên – Địa – Nhân, là bước chuyển vận “Tổng cựu Nghinh tân” (cái cũ, vận cũ qua đi, cái mới vận mới đương lại). Như thế Tết Nguyên Đán là chuyển giao chu kỳ giữa hai năm: Cũ – Mới.

Tết Nguyên Đán là dịp Tết của sự sum họp trong mỗi gia đình Việt Nam: Sự sum họp của các thành viên mỗi gia đình, sự gặp gỡ của các Gia Thần: Táo quân, Thổ Công, Tiên sư, sự trở về của các vong linh Tiên Tổ. Cái quan niệm văn hoá – tín ngưỡng của người Việt Nam về dịp Tết Nguyên Đán là như thế.

Vì sao ăn tết mọi người thích dán chữ “Phúc”?

Theo truyền thuyết, Minh Thái Tổ là Chu Nguyên Chương thường ăn mặc giả dạng để đi thăm dân. Có một tết ông mặc giả 1 người dân thường đến một thị trấn đông dân, khi nhìn thấy 1 đám đông đang túm lại, đầu người nhấp nhô chuyển động tiếng cười nói huyên náo. Nhà vua chen vào xem thì hoá ra đám đông đang chế nhạo về bức hoạ. Bức hoạ vẽ 1 người con gái tay ôm quả dưa hấu, để lộ đôi chân trần rất to. Nhà vua nghĩ là hình ảnh cô gái Hoài Tây, với đôi chân to để chỉ các cô gái nhà nghèo không có điều kiện để bó chân theo phong tục bấy giờ. Mà Hoàng Hạu ta cũng chính là người con gái chân to Hoài Tây đó, hẳn rằng họ cười chê ác độc đối với Hoàng Hậu ?

Nhà vua dấu mình trở về cung rồi phái mấy quan viên thân tín đến thị trấn với nhiệm vụ ghi vào sổ đen tên người vẽ tranh và những người đứng chễ giễu bức tranh đó. Sau đó dán tờ giấy có chữ “Phúc” trước cửa những nhà không tham gia. Các quan viên hoàn thành nhiệm vụ trở về. Chu Nguyên Chương lập tức phái đại binh tiến về thị trấn, phàm tất cả những nhà không có dán chữ Phúc đều bị bẻ cửa, cướp sạch của cải. Từ đó về sau, cứ đến Tết mùa xuân, mọi người đều dán chữ Phúc lên cửa nhà mình và dần trở thành tập tục.

Giải thích tập tục Tết mùa xuân dán chữ “Phúc”, đầu tiên phải hiểu nội dung chữ Phúc là gì. Sách “Thượng thư – Hồng Phạm” viết rằng: “Nhất viết Thọ, nhị viết Phúc, tam viết Khang ninh, tứ viết du hảo đức, ngũ viết khảo chung mệnh”.

– Thọ chỉ trường thọ

– Phúc chỉ sự giàu có về vật chất

– Khang ninh chỉ thân thể khoẻ mạnh không có bệnh tật

– Du hảo đức chỉ đạo đức cao đẹp

– Khải chung mệnh là đạt được cái thiện mãi mãi

– Người xưa cho rằng muốn đạt được “ngũ phúc” (tức là 5 điều nói trên) có một số mặt có thể định được nhờ sự cố gắng của bản thân ví dụ như cầu phúc, tu đức, nhưng tuổi thọ dài ngắn của một đời người và cách chết là không thể quyết định được. Muốn được trường thọ và thiên chung chỉ có thể cầu xin Thần Linh và tổ tiên cho mà thôi. Hàng năm vào dịp Tết đầu mùa xuân là lúc cúng tế tổ tiên và Thần linh và dán chữ Phúc ở cửa nhà là thể hiện nguyện vọng cầu xin Thần Linh và tổ tiên ban cho mọi nhà mọi người có được hạnh phúc trong năm mới. Lâu rồi trở thành tục lệ.

a. Dâng hương Tất niên (chiều 30 Tết)

Vào chiều ngày cuối cùng tháng Chạp (tháng đủ là ngày 30, tháng thiếu là ngày 29), các gia đình Việt Nam thường làm lễ dâng hương Tất niên (kết thúc năm cũ, chuẩn bị đón năm mới).

Đơn giản thì gia chủ soạn một mâm cơm cúng dâng lên Gia Thần, Gia Tiên gọi là lễ mọn dâng cúng tạ ơn Gia Thần, Gia Tiên đã phù hộ, độ trì cho gia đình mọi bề tốt đẹp trong năm đã qua.

Điều quan trọng, trước khi cúng lễ Tất niên cần phải đi thăm mộ phần Tiên tổ; đắp, sửa lại mộ phần, cắm mấy nén nhang rồi khấn mời Gia Tiên về nhà hoặc Từ đường ăn Tết cùng gia đình (gọi là lễ Chạp).

VĂN KHẤN LỄ TẠ MỘ VÀO NGÀY 30 TẾT

Kính lạy

– Ngài Kim niên Đương cai Thế tuế Chí đức Tôn thần, Kim niên hành binh, Công tào Phán quan.

– Ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương.

– Ngài Bản xứ Thần Linh Thổ Địa tôn thần.

– Các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ long mạch Tôn thần. Tiền Chu tước, hậu Huyền vũ, tả Thanh Long, hữu Bạch Hổ cùng liệt vị Tôn thần cai quản ở trong xứ này.

Kính lạy hương linh cụ ………

Hôm nay là ngày 30 tháng Chạp, nhằm tiết cuối đông sắp sang năm mới.

Chúng con là …………………

Sắm sanh phẩm vật, hương hoa phù tửu lễ nghi, trình cáo Tôn thần, kính rước vong linh bản Gia Tiên tổ chúng con là ……………………..

Có phần mộ tại đây về với gia đình đón mừng năm mới, để cho cháu con phụng sự trong tiết xuân thiên, báo đáp ân thâm, tỏ lòng hiếu kính. Cúi xin Tôn thần, phù thuỳ doãn hứa. Âm dương cách trở, bát nước nén nhang, biểu tấm lòng thành, cúi xin chứng giám. Cẩn cáo

Dâng hương Giao thừa

Lễ Giao thừa là lễ quan trọng nhất trong dịp Tết Nguyên Đán. Đó là lễ dâng hương vào giây phút chuyển vận giữa giờ cuối cùng (giờ Hợi) của ngày cuối cùng thuộc tháng Chạp năm cũ với giờ khởi đầu (giờ Tý) của ngày đầu tiên thuộc tháng Giêng năm mới. Ý nghĩa “tống cựu nghinh tân” được thực hiện triệt để vào giây phút này. Đây là giây phút rất thiêng liêng trong dịp Tết Nguyên Đán. Người ta tin rằng mọi điềm hay, dở xảy ra vào giây phút này có liên quan tới mọi sự hay, dở của mọi người trong gia đình trong cả năm mới. Vào giây phút ấy mọi người đều quên đi tất cả những gì không hay trong năm mới. Mọi sự kiêng kị được thực hiện triệt để từ giây phút giao thừa tới sáng sớm ngày mồng một Tết

Vì sao đêm trừ tịch (đêm 30 Tết) lại phải giữ năm ?

Đêm trừ tịch, cả nhà đoàn tụ, ngồi quanh đống lửa ăn bữa cơm đoàn viên uống rượu hoa tiên, làm lễ tiễn đưa năm cũ, phát tiền mừng tuổi. Mọi người chuốc rượu vui vẻ suốt đêm đến sáng tục gọi là giữ năm (thủ thế).

Tục truyền ngày xưa, ông trời muốn cho dân chúng sống sung sướng cứ đến đêm 30 tháng chạp bèn mở toang cửa nhà trời, đem vàng bạc trong kho rắc xuống trần gian, cho người nhặt. Nhưng có một quy định nhất nhất phải tuân theo: là không ai được có lòng tham, vàng bạc nhặt được, trước tiên phải đem vào nhà, chờ đến trời sáng mới được mửa cửa nhà.

Có hai anh em nhà họ Lý, người anh tham lam vô cùng, người em trung hậu thật thà. Người anh khi cửa trời mở, nhặt được vàng, quên hết tất cả, khi trời chưa sáng đã mở cửa nhà thế là tất cả số vàng ấy đều biến thành đá. Người em thì giữ vàng lại trong nhà, chờ đến khi trời sáng rõ mới mở cửa. Nhờ có được số vàng mà người em từ đó sống rất sung sướng.

Về sau, ông trời phát hiện ra rằng những kẻ tham như ông anh nọ ngày càng nhiều, liền tức mình đóng cửa trời lại, không bao giờ ném vàng xuống trần gian nữa. Nhưng mọi người vẫn mong mỏi được sống sung sướng và hễ cứ đến tối ngày 30 tháng Chạp đều nóng lòng chờ điều may mắn đến – cửa trời mở ra. Cả nhà ngồi đoàn tụ một nơi châm lửa, thắp nến chờ đến khi trời sáng, như vậy năm liền năm, dần dần hình thành tục lệ giữ năm.

Có người bảo rằng tục ngữ năm là bắt nguồn từ tục lệ đuổi bách quỷ xa xưa để cầu an Tết bình an.

Từ xưa đến nay thường không gia đình Việt Nam nào bỏ qua lễ dâng hương vào giây phút Giao thừa.

Thời điểm giao thừa người ta thường cúng lễ ngoài trời và cúng lễ trong nhà.

Lễ vật cúng Giao thừa ngoài trời: những phẩm vật không thể thiếu như: hương, đăng (nến) trầu rượu, vàng, tiền (hàng mã) .v.v… Còn cần có thêm đồ chín như thủ lợn luộc (cả cái), hoặc gà trống luộc (cả con, đủ bộ), xôi nếp, bánh chưng .v.v…

Lễ vật được chuẩn bị từ trước thời điểm Giao thừa, đặt trên bàn hay mâm lớn rồi kê trên một cái đôn (không để trên mặt đất).

Tới đúng thời điểm Giao thừa thì thắp đèn, nhang. Nếu viết văn khấn ra giấy để đọc thì ngay sau khi đọc xong sẽ hoá (đốt) ngay cùng với tiền, vàng dâng cúng.

Tại sao lại có tục dâng hương cúng lễ ngoài trời vào thời điểm giao thừa?

Tục xưa tin rằng “Mỗi năm có một vị Hành Khiển coi việc nhân gian, hết năm thì vị thần này giao ban công việc cho vị thần kia, cho nên cúng tế để tiễn đưa thần cũ, đón rước thần mới”.

Thời điểm bàn giao công việc giữa hai vị Hành khiển cùng các Phán quan (giúp việc cho quan Hành khiển) diễn ra hết sức khẩn trương, hơn nữa các vị này là các vị thần cai quản không phải riêng cho một gia đình nào đó mà là mọi công việc dưới trần gian, nên việc làm lễ “Tống cựu nghênh tân” các vị Hành khiển và Phán quan giữa năm cũ và năm mới phải được tiến hành không phải ở trong nhà mà là ngoài trời (sân, cửa). Có 12 vị Hành khiển – hay còn gọi là các vị thần Thời gian. Mỗi vị làm một năm dưới dương gian và cứ sau 12 năm thì lại có sự luân phiên trở lại.

Năm Tý: Chu Vương Hành khiẻn, Thiên Ôn hành binh chi thần, Lý Tào phán quan.

Năm Sửu: Triệu Vương Hành khiển, Tam thập lục phương hành binh chi thần, Khúc Tào phán quan.

Năm Dần: Nguỵ Vương Hành khiển, Mộc Tinh chi thần, Tiêu Tào phán quan.

Năm Mão: Trịnh Vương Hành khiển, Thạch Tinh chi thần, Liễu Tào phán quan.

Năm Thìn: Sở Vương Hành khiển, Hoả Tinh chi thần, Biểu Tào phán quan

Năm Tỵ: Ngô Vương Hành khiển, Thiên Hải chi thần, Hứa Tào phán quan

Năm Ngọ: Tần Vương Hành khiển, Thiên Hải chi thần, Hứa Tào phán quan.

Năm Mùi: Tống Vương Hành khiển, Ngũ Đạo chi thần, Lâm Tào phán quan.

Năm Thân: Tề Vương Hành khiển, Ngũ Miếu chi thần, Tống Tào phán quan

Năm Dậu: Lỗ Vương Hành khiển, Ngũ Nhạc chi thần, Cựu Tào phán quan

Năm Tuất: Việt Vương Hành khiển, Thiên Bá chi thần, Thành Tào phán quan

Năm Hợi: Lưu Vương Hành khiển, Ngũ Ôn chi thần, Nguyễn Tào phán quan

Trong các bài văn khấn giao thừa khi dâng hương ngoài trời đều khấn danh vị của các vị quan Hành khiển cùng các vị Phán quan nói trên. Năm nào thì khấn danh vị của vị quan ấy.

VĂN KHẤN LỄ GIAO THỪA NGOÀI TRỜI

Na Mô A Di Đà Phật (3 lần)

Kính lạy:

– Đức Đương lại hạ sinh Di Lặc Tôn Phật

– Hoàng Thiên, Hậu Thổ, chư vị Tôn thần

– Ngài Cựu niên Đương cai Hành khiển

– Đương niên Thiên quan (năm nào thì khấn danh vị của vị quan hành khiển năm ấy – Xem ở phần 12 vị hành khiển) ……………… năm …….

– Các Ngài Ngũ phương, Ngũ hổ, Long mạch, Táo quân, chư vị Tôn thần.

Nay là phút giao thừa năm ………………………….

Chúng con là: ……………………..

Ngụ tại: ……………..

Phút thiêng giao thừa vừa tới, năm cũ qua đi, đón mừng năm mới, tam dương khai thái, vạn tượng canh tân. Nay ngài Thái Tuế tôn thần trên vâng lệnh Thượng đế giám sát vạn dân, dưới bảo hộ sinh linh tảo trừ yêu nghiệt. Quan cũ về triều để khuyết, lưu phúc lưu ân. Quan mới xuống thay, thể đức hiếu sinh, ban tài tiếp lộc. Nhân buổi tân xuân, tín chủ chúng con thành tâm, sửa biện hương hoa phẩm vật, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án. Cúng dâng Phật Thánh dâng hiến Tôn thần, đốt nén tâm hương dốc lòng bái thỉnh.

Chúng con kính mời: Ngài Cựu niên đương cai, Ngài tân niên đương cai Thái tuế chí đức Tôn thần; Ngài bản cảnh Thành Hoàng Chư vị Đại Vương, Ngài bản xứ Thần Linh Thổ Địa, Phúc đức chính thần, các ngài Ngũ phương, Ngũ hổ, Long mạch Tài thần, các bản gia Táo quân và chư vị Thần linh cai quản ở trong xứ này. Cúi xin giáng lâm trước án thụ hưởng lễ vật.

Nguyện cho tín chủ: Minh niên khang thái, trú dạ cát tường. Thời thời được chữ bình an, gia đạo hưng long thịnh vượng.

Dãi tấm lòng thành cúi xin chứng giám. Cẩn cáo

VĂN KHẤN LỄ GIAO THỪA TRONG NHÀ

Na Mô A Di Đà Phật (3 lần)

Kính lạy:

– Đức Đương lại hạ sinh Di Lặc Tôn Phật

– Hoàng Thiên, Hậu Thổ, chư vị Tôn thần

– Long mạch, Táo quân, chư vị Tôn thần

– Các cụ Tổ Tiên nội, ngoại chư vị tiên linh

Nay phút giao thừa năm ……………………………..

Chúng con là: ………………………….. Ngụ tại: …………………………..

Phút giao thừa vừa tới, nay theo vận luật, tống cựu nghênh tân, giờ tí đầu xuân, đón mừng Nguyên Đán, tín chủ chúng con thành tâm, sửa biện hương hoa phẩm vật, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án, cúng dân Phật Thánh dâng hiến tôn thần, tiến cúng Tổ Tiên, đốt nén tâm hương dốc lòng bái thỉnh.

Chúng con xin kính mời:

Ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương, Ngài Bản xứ Thần Linh Thổ Địa, Phúc đức chính thần, các ngài Ngũ phương, Ngũ hổ, Long mạch Tài thần, các ngài bản gia Táo quân và chư vị Thần Linh cai quản ở trong xứ này. Cúi xin giáng lâm trước án thụ hưởng lễ vật. Con lại kính mời các cụ tiên linh Cao Tằng Tổ khảo, Cao Tằng Tổ tỷ, Bá thúc huynh đệ, Cô di tỷ muội, nội ngoại tộc chư vị hương linh cúi xin giáng về linh sàng hâm hưởng lễ vật.

Tín chủ lại kính mời các vị vong linh tiền chủ hậu chủ, y thảo phụ mộc ở trong đất này.

Nhân tiết giao thừa, giáng lâm trước án chiêm ngưỡng tân xuân, thụ hưởng lễ vật.

Nguyện cho tín chủ: Minh niên khang thái, trú dạ cát tường. Thời thời được chữ bình an, gia đạo hưng long thịnh vượng.

Dãi tấm lòng thành cúi xin chứng giám. Cẩn cáo

VĂN KHẤN THẦN LINH TRONG NHÀ

Na Mô A Di Đà Phật (3 lần)

Kính lạy:

– Đức Đương lai hạ sinh Di Lặc Tôn Phật

– Phật Trời, Hoàng thiên Hậu thổ

– Chư vị Tôn thần

Hôm nay là ngày mồng 1 tháng Giêng, nhằm ngày Tết Nguyên Đán đầu xuân, giải trừ gió đông lạnh lẽo, hung nghiệt tiêu tan, đón mừng Nguyên Đán xuân thiên, mưa móc thấm nhuần, muôn vật tưng bừng đổi mới. Nơi nơi lễ tiết, chốn chốn tường trình.

Tín chủ con là: ……………………

Ngụ tại: …………..

Nhân tiết minh niên sắm sửa hương hoa, cơm canh lễ vật bầy ra trước án, dâng cúng Thiên Địa Tôn Thần. Thiết nghĩ Tôn thần hào khí sáng loà, ân đức rộng lớn. Ngôi cao vạn trượng uy nghi, vị chính mười phương biến diện. Lòng thành vừa khởi, Tôn đức cảm thông. Cúi xin giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật. Nguyện cho chúng con mọi người hoan hỉ vinh xương, con cháu cát tường khang kiện. Mong ơn Đương cảnh Thành hoàng, đội đức Tôn thần bản xứ. Hộ trì tín chủ, gia lộc gia ân, xá quá trừ tai. Đầu năm chí giữa, nửa năm chí cuối, sự nghiệp hanh thông, sở cầu như ý.

Dãi tấm lòng thành cúi xin chứng giám .Cẩn cáo

Chia sẻ:

  • Facebook
  • X
Thích Đang tải...

Có liên quan

from → Sưu tầm ← Ca dao- Tục ngữ Hán Việt- Việt Nam theo chủ đề Văn sớ, điệp, biểu, trạng, hịch… khoa cúng … st P2 → No comments yet

Bình luận về bài viết này Hủy trả lời

Δ

Blog tại WordPress.com.

Trang này sử dụng cookie. Tìm hiểu cách kiểm soát ở trong: Chính Sách Cookie
  • Bình luận
  • Đăng lại
  • Theo dõi Đã theo dõi
    • Phật pháp dân gian
    • Theo dõi ngay
    • Đã có tài khoản WordPress.com? Đăng nhập.
    • Phật pháp dân gian
    • Tùy biến
    • Theo dõi Đã theo dõi
    • Đăng ký
    • Đăng nhập
    • URL rút gọn
    • Báo cáo nội dung
    • Xem toàn bộ bài viết
    • Quản lý theo dõi
    • Ẩn menu
%d Tạo trang giống vầy với WordPress.comHãy bắt đầu

Từ khóa » Sớ Biểu âm