Về Cơ Cấu Bữa ăn Truyền Thống Của Người Việt | Tuệ Lãng

Khi nói về cơ cấu bữa ăn truyền thống của người Việt, người ta thường đưa tháp: Cơm – Rau – Cá – Thịt. Tháp cơ cấu này hãy còn rất chung chung và không có tính định lượng thuyết phục để tiệm cận hơn về mặt khoa học.

21150139_10155240326968929_4054040269278073319_n

Chẳng hạn khi nói về CÁ, các cuốn sách về văn hóa ẩm thực cũng chưa định lượng rõ loại cá phân bố ở môi trường nào được sử dụng nhiều nhất. Khai thác từ môi trường tự nhiên, cá có thể thấy ba loại: cá nước ngọt (ở vùng nội địa), cá nước lợ ở vùng cửa sông, cá nước mặn ven bờ và ngoài đại dương. Cơ hồ người Việt chỉ quen khai thác những chỗ dễ nhất nên chủ yếu vẫn dùng cá nước ngọt, hoặc nước lợ. Chắc là “sợ biển”, hoặc thiếu các phương tiện khai thác cá ở đại dương (xa bờ) nên bữa ăn tuyệt nhiên người Việt không có cá loại này để sử dụng.

Và chẳng hạn nữa, về sử dụng THỊT, người Việt đa phần chỉ sử dụng các loại gia cầm hơn là gia súc. Chẳng biết vì sao họ chỉ nuôi và sử dụng các loại con vật hai chân này hơn là các con vật bốn chân ? Có lẽ con hai chân (gà, vịt, ngan, ngỗng, bồ câu,…) này thì dễ nuôi, thả rông, tiêu tốn lương “đầu tư” thức ăn ít hơn, vòng đời ngắn, và đặc biệt là rất dễ giết thịt, dễ nấu và xơi… Còn loại gia súc thì vòng đời dài, nuôi nấng tốn kém nhiều, giết thịt cũng mệt hơn…

“Thắng bờm có cái quạt mo (…) Phú ông xin đổi cục xôi Bờm cười”. Có cục xôi để ăn liền, nhanh đoảng, thực dụng và cả sự lười biếng khiến người Việt như vậy chăng ?

Chia sẻ:

  • Facebook
  • X
Thích Đang tải...

Có liên quan

Từ khóa » Cơm Rau Cá Thịt