Về Nơi “Đám Lá Tối Trời” « Đài Phát Thanh

(THTG) Ở gần làng Gia Thuận, (nay thuộc xã Gia Thuận, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang), cách nay hơn 150 năm là vùng đất hoang vu, cây cối um tùm với nhiều dã thú. Tại đây có một khu dừa nước rậm rạp. Vào bên trong khu này, dù là ngày nắng, người ta vẫn thấy tối om nên người dân địa phương gọi là “Đám Lá Tối Trời”. Lâu ngày, tên này trở thành địa danh.

Tháng 2-1859, quân Pháp tiến công đại đồn Chí Hòa. Trương Định chống cự dưới ngọn cờ của Nguyễn Tri Phương. Đại đồn thất thủ, Trương Định rút quân về vùng Gò Công tiếp tục chiến đấu. Ông đã tổ chức nhiều cuộc phục kích tiêu hao lực lượng địch. Ông được triều đình Huế phong Phó lãnh binh rồi Lãnh binh. Năm 1863, Pháp đánh chiếm Gò Công. Trước sức giặc mạnh bạo với vũ khí tối tân, lãnh tụ nghĩa quân Trương Định chọn Đám Lá Tối Trời làm nơi ẩn binh. Trong đám thuộc hạ của Trương Định có Huỳnh Công Tấn – cha của Tấn cộng tác với Pháp – ra đầu hàng Pháp rồi dẫn binh vào Đám Lá Tối Trời để bắt ông. Ông bị thương nhưng nhất định không hàng giặc mà rút gươm tự sát (1864).

Nói về Anh hùng dân tộc Trương Định, Nguyễn Liên Phong – một người thân Pháp, tác giả cuốn Nam Kỳ phong tục nhân vật diễn ca (1909) đã viết:

Tiếng đồn Đám Lá Tối Trời

Có ông Trương Định trải phơi gan vàng

Hiền vi cơ chưởng nan minh

Lưỡi gươm đâm bụng liều mình như chơi

Nên hư số hệ ở trời

Khá đem thành bại luận người hùng anh…

P.H

Từ khóa » Di Tích đám Lá Tối Trời