Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm – Wikipedia Tiếng Việt

Thực phẩm tươi sạch

Vệ sinh an toàn thực phẩm hay an toàn thực phẩm hiểu theo nghĩa hẹp là một môn khoa học dùng để mô tả việc xử lý, chế biến, bảo quản và lưu trữ thực phẩm bằng những phương pháp phòng ngừa, phòng chống bệnh tật do thực phẩm gây ra. Vệ sinh an toàn thực phẩm cũng bao gồm một số thói quen, thao tác trong khâu chế biến cần được thực hiện để tránh các nguy cơ sức khỏe tiềm năng nghiêm trọng. Hiểu theo nghĩa rộng, vệ sinh an toàn thực phẩm là toàn bộ những vấn đề cần xử lý liên quan đến việc đảm bảo vệ sinh đối với thực phẩm nhằm đảm bảo cho sức khỏe của người tiêu dùng. Đây là một vấn đề và nguy cơ rất lớn mà các nước đang phát triển đã và đang phải đối mặt như Việt Nam, Trung Quốc....

Thực phẩm có thể truyền bệnh từ người sang người cũng như là một môi trường phát triển cho các vi khuẩn có thể gây ra ngộ độc thực phẩm. Cuộc tranh luận về an toàn thực phẩm biến đổi gen bao gồm các vấn đề như tác động của thực phẩm biến đổi gen đối với sức khỏe của các thế hệ xa hơn và ô nhiễm môi trường, di truyền mà có thể phá hủy đa dạng sinh học tự nhiên. Ở các nước phát triển có những tiêu chuẩn rất phức tạp và nghiêm ngặt cho việc chế biến, bảo quản và tiêu thụ thực phẩm, trong khi ở các nước đang phát triển và kém phát triển thì tiêu chuẩn này quá thấp và việc quản lý vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm tỏ ra quá lỏng lẽo, yếu kém và xã hội những nước này thường ngày phải đối mặt với nguy cơ ngộ độc thực phẩm, tử vong hàng ngày hàng giờ.

Tổng quan

[sửa | sửa mã nguồn]
Thực phẩm bảo quản chưa đúng cách

Một số điều cần biết về vệ sinh thực phẩm:

  • Đồ nhựa dùng lại:

Chai đựng nước ngọt và nước uống đóng chai thường được làm từ nhựa PET (#1), là loại nhựa chỉ đảm bảo chất lượng cho sử dụng một lần. Một nghiên cứu của Đại học Idaho (Hoa Kỳ) cho thấy, các hóa chất được sử dụng trong chế tạo loại nhựa này có thể thôi ra và ngấm vào nước nếu chúng ta đem sử dụng lại hoặc để chai tiếp xúc với ánh nắng, nhiệt độ và thời gian. Đây là loại nhựa xốp, những chai này trong quá trình sử dụng đã bị ngấm các hương liệu và vi khuẩn mà bạn không có cách nào rửa sạch chúng được.

  • Bọc thực phẩm bằng báo:

Trong mực in có các loại hóa chất, trong đó có chì. Chì sẽ bị thôi nhiễm từ báo chí sang thực phẩm. Khi theo thực phẩm vào cơ thể con người, chì khó bị đào thải mà lắng đọng lại và có thể gây hại khi đạt đến một mực độ nhất định. Ngoài ra một tờ báo thường trải qua nhiều khâu, từ nhà in, qua đường phố, đến tay bao người đọc và người thu gom. Trong quá trình đó, đã có rất nhiều bụi bám vào. Giấy báo lại là chất liệu dễ thấm hút, là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn, ký sinh trùng bám dính và phát triển.[1]

Nhân viên Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) kiểm tra vi sinh vật trong hải sản
Quan chức Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) và thanh tra bang New Jersey xem xét ngao vừa đánh bắt
  • Dùng các dụng cụ đun nấu, chứa đựng thực phẩm làm bằng nhôm:

Đồ nhôm vừa nhẹ, vừa sạch sẽ, tiện dụng. Nhưng nếu dùng các đồ nhôm được chế tạo từ nhôm phế liệu, gia công không đảm bảo công nghệ, xử lý không hết tạp chất, không tạo được bề mặt trơ với tác động của môi trường... thì khi dùng đun nấu, chứa đựng thực phẩm có thể các ion nhôm sẽ thôi nhiễm vào thực phẩm và người ăn phải sẽ bị ảnh hưởng. Đặc biệt khi nấu mặn, dễ tạo ra muối nhôm gây độc cho cơ thể. Dùng đồ nhôm để chứa đựng thức ăn nóng, chua (muối dưa, canh chua), mặn - bề mặt nhôm dễ bị rỗ, giải phóng các ion nhôm vào cơ thể, tích luỹ ở tế bào não, gây ra hội chứng "lú lẫn" sớm. Bình thường, tế bào thần kinh không có ion nhôm. Nhưng nếu trong thức ăn có nhiễm ion nhôm, thì ion nhôm vốn có ái tính với các tế bào thần kinh, sẽ tích tụ tại đó và làm cho tế bào thần kinh não bị biến tính, dẫn tới chứng "lú lẫn" (ngớ ngẩn). Biểu hiện là trí nhớ giảm sút, phản ứng trì trệ, trí năng giảm, cử động chậm chạp, cười khóc bất thường.

Cách phòng ngừa: Không dùng đồ nhôm để đựng thức ăn qua đêm; không dùng đồ nhôm để muối dưa, đánh trứng gà, làm nộm chua, canh chua, muối mặn, nóng…; không dùng đồ nhôm gia công không đảm bảo công nghệ. Hạn chế dùng đồ nhôm để chế biến, chứa đựng thực phẩm.

  • Phòng thôi nhiễm ở nồi nấu bằng kim loại nói chung:

Không nên lưu trữ thực phẩm quá lâu trong các nồi đựng bằng kim loại, bất kể nhôm, gang, đồng hay inox. Bởi trong các món ăn, nhất là các món chua đều có một lượng axit nhất định. Lượng axit này sau khi được "ngâm" trong nồi sẽ làm thôi ra một lượng kim loại hoặc làm oxy hóa lớp bề mặt vật đựng bằng kim loại. Nồng độ cũng như hàm lượng kim loại bị thôi nhiễm ra dù không nhiều nhưng lâu dần tích tụ trong cơ thể người dùng cũng sẽ ảnh hưởng không tốt cho sức khoẻ. Ngoài ra, cũng từ nhiều nghiên cứu khác cho thấy, nồi kim loại khi mới dùng đôi khi cũng thôi ra một lượng kim loại nhất định như Nickel, Chrome hoặc sắt. Lý do là bởi các bụi kim loại còn bám trên bề mặt sau quy trình đánh bóng. Do vậy, các nhà sản xuất khuyên người tiêu dùng, đối với nồi mới, nên cọ rửa sạch, cho nước vào nấu sôi, rửa sạch lại sau đó mới dùng.

Theo quy định hiện hành thì ngoài những trường hợp kinh doanh quy mô nhỏ lẻ thì cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.[2]

Nguyên nhân

[sửa | sửa mã nguồn] Bài chi tiết: Ngộ độc thực phẩm
Giòi bọ

Nhiều nguyên nhân dẫn tới ngộ độc thực phẩm:

  • Do thực phẩm bị nhiễm vi sinh vật (33-49%) – chủ yếu do các chủng Salmonella, E.Coli, Clostridium Perfringens, vi khuẩn Listeria.
    • Vi khuẩn Salmonella: là nguyên nhân của 70% vụ ngộ độc, có trong nhiều loại thực phẩm (đồ nguội, thịt nguội, nghêu sò, gà chưa nấu chín, chế phẩm từ sữa sống…) nhất là các món ăn chế biến từ trứng tươi hoặc còn hơi tươi sống.
    • Vi khuẩn Listeria: phát triển ngay cả ở nhiệt độ thấp (4-6oC) trong thịt ướp lạnh hay phô mai chưa tiệt trùng, thịt nguội (patê, chả lụa), lưỡi heo đông lạnh. Khuẩn Listéria tác hại nhiều nhất cho thai phụ, gây nhiễm trùng phôi thai và có thể dẫn đến sẩy thai.
    • Độc tố: chiếm 20-30% các vụ ngộ độc thực phẩm tập thể. Trong số này, khuẩn Staphylococcus Aureus hiện diện trong các món ăn làm bằng tay (bánh ngọt), khuẩn Clostridium Perfringens hay phát sinh trong các món được nấu nướng và hâm nóng.
  • Do thực phẩm bị ô nhiễm hóa chất (11-27%): CN-, As, Cl -, Hg, Pb, Benladol, hóa chất bảo quản thực phẩm, hóa chất bảo vệ thực vật. 27% số vụ ngộ độc là do ăn phải thực phẩm còn tồn đọng hóa chất.
  • Thực phẩm vốn hàm chứa các chất độc tự nhiên (6 – 37,5%):
    • Xyanua (CN) sẵn có nhiều trong sắn, măng… (liều tử vong đối với người 50–90 mg/kg). Măng chua, trong quá trình ngâm kết hợp với một số enzym trong ruột người tạo thành HCN (axit cyanhydric), gây ngộ độc cấp tính.
    • Phytat trong ngũ cốc (hàm lượng = 2-5gr/kg), là muối của Calci Phytic. Khi nhận 1g Phytat cơ thể lập tức bị mất đi 1g Calcium.
    • Ancaloit (Solamin và Chaconin) trong khoai tây đã mọc mầm hay khi vỏ đã chuyển sang màu xanh, tiếp xúc nhiều với tia cực tím, ánh nắng mặt trời thì hàm lượng Solanin (chất gây độc) tăng lên rất cao.
    • Axít Oxalic- chất chống calci thường có ở khế, me… (5g Acid Oxalic đủ gây tử vong cho người lớn trọng lượng 70 kg).
    • Nấm mốc thường gặp trong môi trường nóng ẩm ở nước ta, nhất là ở trong các loại ngũ cốc, quả hạt có dầu dự trữ. Nấm mốc gây hư hỏng thực phẩm, và còn sản sinh ra các độc tố nguy hiểm. Aflatoxin là độc tố do nấm Aspergillus Flavus và Aspergillus Parasiticus sản sinh ra trong ngô, đậu và lạc ẩm mốc rất độc và có thể gây ung thư gan.
    • Histamin trong thức ăn ôi thiu.
    • Nấm độc, cá nóc, thịt cóc… với độc tố Tetradotoxin.

Ngoài ra còn rất nhiều trường hơp ngộ độc mà không thể xác định được nguyên nhân. Theo điều tra của cơ quan vệ sinh an toàn thực phẩm cho thấy:

    • Kem ăn có 55,2% không đạt chất lượng (với 75,4% E.coli; 70,3% Staphaurens).
    • Thực phẩm đường phố ăn ngay 87,5% nhiễm vi sinh.
    • Nước giải khát lề đường 85,7% không đạt tiêu chuẩn…

Đó là chưa kể các thức ăn bị nhiễm thuốc trừ sâu (phun hàm lượng cao, không cách ly với ngày thu hoạch), hay các chất phụ gia (hàn the, màu công nghiệp, đường hóa học).[3]

Giòi bọ trong thực phẩm

Do vậy để khỏi bị nhiễm độc, tốt nhất bạn nên ra chợ tự mua thực phẩm, chọn những con vật (cá, tôm, gà vịt…) đang còn sống. Với những thực phẩm đã giết mổ, pha chế sẵn thì nên mua ở những nơi có uy tín, có bảo hành chất lượng cho các sản phẩm của mình và dĩ nhiên nên lưu lại các hóa đơn mua hàng để sau đó nếu có ngộ độc xảy ra còn biết do loại nào, do ai bán… để làm các thủ tục pháp lý và đền bù thỏa đáng.

Cần lưu ý đến ngay cả khâu chế biến thực phẩm của mỗi cá nhân và gia đình. Đảm bảo các dụng cụ nhà bếp phải thật sạch. Sắn (khoai mì) chứa xyanua, cả trong phần thịt và phần vỏ (thường có hàm lượng cao hơn). Cách tốt nhất để loại bỏ xyanua trong khoai mì là phải lột vỏ, ngâm trong nước lạnh nhiều giờ trước khi luộc, trong lúc luộc nên mở nắp nồi để xyanua bay đi. Đối với khoai tây, khoai mì, đậu phộng, người tiêu dùng hoàn toàn không nên dự trữ lâu. Để tránh ngộ độc solanin có trong khoai tây, không nên ăn những củ khoai đã mọc mầm hay những củ có vỏ đã chuyển sang màu xanh, những củ đã đào khỏi mặt đất quá lâu. Nên thận trọng với những thức ăn để lâu hay bảo quản không tốt mà chuột, bọ, dán, ruồi… có thể động chạm đến.[3]

Ở Việt Nam

[sửa | sửa mã nguồn]

Tình hình chung

[sửa | sửa mã nguồn]
Ly cà phê sữa nóng bình dân có chứa phụ phẩm (bột bắp xay rang cháy khét)

Bảo đảm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm giữ vị trí quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ sức khỏe nhân dân, góp phần giảm tỷ lệ mắc bệnh, duy trì và phát triển nòi giống, tăng cường sức lao động, học tập, thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, văn hóa xã hội và thể hiện nếp sống văn minh. Mặc dù cho đến nay đã có khá nhiều tiến bộ về khoa học kỹ thuật trong công tác bảo vệ và an toàn vệ sinh thực phẩm, cũng như biện pháp về quản lý giáo dục như ban hành luật, điều lệ và thanh tra giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm, nhưng các bệnh do kém chất lượng về vệ sinh thực phẩm và thức ăn ở Việt Nam vẫn chiếm tỷ lệ khá cao.

Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam chuyển sang cơ chế thị trường. Các loại thực phẩm sản xuất, chế biến trong nước và nước ngoài nhập vào Việt Nam ngày càng nhiều chủng loại. Việc sử dụng các chất phụ gia trong sản xuất trở nên phổ biến. Các loại phẩm màu, đường hóa học đang bị lạm dụng trong pha chế nước giải khát, sản xuất bánh kẹo, chế biến thức ăn sẵn như thịt quay, giò chả, ô mai … Nhiều loại thịt bán trên thị trường không qua kiểm duyệt thú y. Tình hình sản xuất thức ăn, đồ uống giả, không đảm bảo chất lượng và không theo đúng thành phần nguyên liệu cũng như quy trình công nghệ đã đăng ký với cơ quan quản lý. Nhãn hàng và quảng cáo không đúng sự thật vẫn xảy ra.

Ngoài ra, việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật bao gồm thuốc trừ sâu, diệt cỏ, hóa chất kích thích tăng trưởng và thuốc bảo quản không theo đúng quy định gây ô nhiễm nguồn nước cũng như tồn dư các hóa chất này trong thực phẩm. Việc bảo quản lương thực thực phẩm không đúng quy cách tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm mốc phát triển đã dẫn đến các vụ ngộ độc thực phẩm. Các bệnh do thực phẩm gây nên không chỉ là các bệnh cấp tính do ngộ độc thức ăn mà còn là các bệnh mạn tính do nhiễm và tích lũy các chất độc hại từ môi trường bên ngoài vào thực phẩm, gây rối loạn chuyển hóa các chất trong cơ thể, trong đó có bệnh tim mạch và ung thư.

Một số loại

[sửa | sửa mã nguồn]

Với hoa quả, nhờ những chất bảo quản bị cấm, hay lượng quá cao, nho để tủ lạnh 3 tháng vẫn tươi; lê, táo, mận... cũng để cả tháng trời mà không hề hỏng, bề ngoài vẫn tươi, mặc dù thời tiết rất nóng.[4] năm loại trái cây nổi tiếng độc hại năm 2012: Táo Trung Quốc nhiễm độc. Nho Trung Quốc có hóa chất vượt ngưỡng 3-5 lần: Cục Bảo vệ thực vật cho biết, từ đầu năm 2012 đến cuối tháng 4 đã phân tích 315 mẫu hàng hóa nông sản có nguồn gốc thực vật nhập khẩu. Kết quả, phát hiện 71 mẫu có dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật nhưng đều thấp hơn mức dư lượng tối đa cho phép. Trong số đó có 1 mẫu lê nhập khẩu từ Trung Quốc chứa dư lượng endosulfan. Endosulfan là hóa chất độc hại thứ 22 trong danh sách cần loại trừ trên toàn cầu của Liên hợp quốc. Thuốc trừ sâu Endosulfan có tính độc cao và có thể gây các ảnh hưởng phá vỡ hệ nội tiết hoặc gây ảnh hưởng đến cơ quan sinh sản của con người. Lê Trung Quốc có chất gây vô sinh. Ô mai Trung Quốc: chứa chất ung thư. Giả hiệu cam Hà Giang siêu rẻ 10.000 đồng một kg[5]

Một số nguyên liệu được nêu như: Tôm được chích lấy ra hết đất cát, rồi tẩm hóa chất cho có màu đó, sau đó luộc, phơi khô trên nền đất.[6] Cá được các đầu nậu đưa từ biển về, nhúng vào thùng nước đá có pha đạm urê, sau đó vớt ra sạp bán. Công đoạn này được gọi là "tráng đạm".[7] Thịt heo được tiêm thuốc an thần Prozil để thịt không hôi, và nhìn tươi đỏ: dễ gây rối loạn tiêu hóa, ảnh hưởng đến tim mạch, run chân tay, thay đổi huyết áp, nhức đầu và chóng mặt. Dùng liên tục sẽ gây ra nhiều nguy cơ bệnh tật như ung thư xương, tác hại đến thần kinh gây ra các hội chứng đãng trí, trầm uất và run tay chân,[8] Ở Hà Nội, biến thịt lợn sề thành thịt bò [9]

Thịt heo được tiêm thuốc an thần Prozil để thịt không hôi, và nhìn tươi đỏ.[8] Vận chuyển, buôn bán nội tạng thối: Tháng 1 năm 2013, cơ quan chức năng tỉnh Bình Dương đã phát hiện hàng chục tấn thịt quá hạn trữ trong kho lạnh của Công ty liên doanh đông lạnh Panasato, Bình Dương.[10] Các công nhân Công ty Freewell (Bình Phước) phát hiện có dòi bò ra từ lòng đỏ trứng gà,[11] dự trữ thịt hàng chục tấn quá hạn, hoặc không có ghi hạn sử dụng[10]

Bánh mì của cửa hàng bánh mì Đồng Tiến (Đà Nẵng) nhiễm vi sinh gây ngộ độc gần 80 người ở Đà Nẵng. 4/5 loại thực phẩm thu mẫu tại cửa hàng này bị nhiễm vi sinh. Cụ thể là mẫu rau sống, jăm bông, thịt nguội, pa tê nhiễm Coliforms và E.Coli vượt quá giới hạn cho phép từ 2 đến 15 lần. Cửa hàng bánh mì này thuộc Công ty TNHH Đồng Tiến, quận Hải Châu.[12]

Các loại trái cây như chuối, chôm chôm, sầu riêng, mít, xoài… thường được ủ chín bằng phương pháp thủ công như rơm, lúa. Gần đây nhà nông sử dụng hóa chất bán trôi nổi trên thị trường để ép hoa quả chín nhanh.[13] Bỏ vài muỗng hóa chất và một viên pin vào nồi luộc 200 trái bắp (ngô), chưa đến 2 giờ sau toàn bộ bắp sẽ chín, thơm, ngọt và để lâu mà không bị ôi thiu.[14] Đậu đỗ, dưa chuột, rau cải tiềm ẩn nguy cơ nhiễm hóa chất.[15] Người dân có thể tìm thấy đủ các loại hương liệu được bày bán tại khu vực chợ Kim Biên.[16]

Ở thành phố Thủ Dầu Một, Bình Dương, chiều 23 tháng 2, Đoàn kiểm tra liên ngành An toàn vệ sinh thực phẩm phát hiện một số điểm kinh doanh ăn uống phục vụ tại lễ hội Chùa Bà Thiên Hậu có nhiều loại thực phẩm chứa chất hàn the. 16 cơ sở bị nhắc nhở, 4 cơ sở bị lập biên bản, phạt tiền. Kiểm tra nhanh 27 mẫu thức ăn thì đã phát hiện 12 mẫu dương tính chứa hàn the, như mì sợi, bánh đúc, nem, chả lụa.[17]

Kết quả giám sát chất lượng thực phẩm đối với hoa quả sấy khô (xí muội, ô mai) có nguồn gốc từ Trung quốc bị nghi ngờ có chứa hóa chất phụ gia gây độc hại có nguy cơ đe dọa sức khỏe người tiêu dùng. Theo báo cáo của Viện kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia và Viện Vệ sinh Y tế công cộng TP. Hồ Chí Minh đến thời điểm hiện nay đã có 90 mẫu ô mai xí muội được lấy tại các địa phương gồm Hà Giang, Lai Châu, Khánh Hòa, Cà Mau, Tiền Giang, Phú Thọ, Bắc Ninh, Kiên Giang, Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Bình Định, Hải Phòng, Lâm Đồng Bắc Giang, Quảng Nam. Kết quả cụ thể như sau: 65/90 mẫu xét nghiệm có sử dụng đường Sarcarine vượt quá giới hạn cho phép, 13/90 mẫu xét nghiệm có sử dụng Cyclamate, 1/90 mẫu có sử dụng Natri Benzoic, 23/90 mẫu có sử dụng Axit Benzoic, 9/90 mẫu xét nghiệm có hàm lượng chì cao hơn giới hạn cho phép, 90/90 mẫu không phát hiện có sử dụng phẩm màu không được phép sử dụng.[18]

Chân gà nguyên liệu được bày bán tại Sài Gòn trong điều kiện không được gói bọc

Tại Hà Nội, có những quán ăn chế biến chân gà nướng không phù hợp và đảm bảo vệ sinh chế biến. Từng túi chân cánh gà đông đá không rõ nguồn gốc đã được các chủ nhà hàng chế biến ngay cạnh cống rãnh, thùng rác và ướp tại những xô chậu phẩm màu gia vị bằng những bàn tay trần không găng tay những quán chân gà nướng như thế này chính là điều kiện để dịch bệnh lây lan, không thể kiểm soát. Cũng tại Hà Nội, nguồn chân gà được nhập vào thành phố để chế biến có nguồn gốc từ Trung Quốc, được nhập lậu vào Việt Nam và sau khi tháo ở thùng ra thì đều phải ngâm trong nước lã từ 1h - 2h cho sạch những hóa chất. Sau đó tiếp tục đổ dấm vào để tẩy, rửa cho chân gà trắng thêm. Sau đó là cho chân gà vào các xô chậu rồi tưới bia hơi lên trên vì chân gà nhập từ Trung Quốc sang để lâu trong kho nên chân gà khô như củi, muốn ngon thì phải ngâm trong bia, phần nước thải thì mùi hăng hắc bốc lên do hóa chất chảy ra. Có những đốt ngón chân gà thì thấy bên trong các ống xương đã rỗng, mục nát, nhiều chiếc còn có mùi thum thủm lẫn mùi hăng hắc của hoá chất.[19]

Ngay tại Trung Quốc cũng có thông tin cho rằng một chiếc chân gà nướng độc bằng 60 điếu thuốc lá vì khi thịt được nướng chín ở nhiệt độ cao, chất béo bị phân giải nhỏ giọt xuống lớp than hoa, sau đó lại bốc hơi quyện vào chất protein trong thịt tạo thành benzopyrene, một chất hydrocarbon thơm và có khả năng gây ung thư cao. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, nếu thường xuyên ăn đồ nướng có benzopyrene, chất này sẽ tích tụ dần trong cơ thể, gây ung thư dạ dày, ung thư đại trực tràng.[20] Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng hàm lượng chất benzopyrene trong đồ nướng là 5.000 ng/kg (nanogram/kilogram). Một chiếc chân gà nướng có trọng lượng 100 gr, như vậy lượng benzopyrene trong đó chỉ có khoảng 500 ng. Như vậy, hàm lượng chất này trong một chiếc chân gà nướng chỉ tương đương với 5 điếu thuốc. Dù vậy chân gà nướng vẫn là món ăn chứa chất độc hại, vì vậy nếu không muốn bị ung thư thì không nên ăn món này quá nhiều.[20]

Xem thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Ngộ độc thực phẩm
  • Thịt bẩn
  • Bảo quản thực phẩm
  • Vệ sinh

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • 10 món ăn ngậm hóa chất gây xôn xao thị trường thực phẩm Lưu trữ 2013-12-13 tại Wayback Machine
  • M. Satin, Food Alert: The Ultimate Sourcebook for Food Safety, September 2008, 2nd ed. ISBN 0-8160-6969-7, Facts on File, Inc. [1] Lưu trữ 2016-03-04 tại Wayback Machine
  • Comprehensive Reviews in Food Science and Food Safety, ISSN: 1541-4337 (electronic) 1541–4337 (paper), Blackwell Publishing
  • Food Control, ISSN: 0956-7135, Elsevier
  • Food and Chemical Toxicology, ISSN: 0278-6915, Elsevier
  • Food Policy, ISSN: 0306-9192, Elsevier
  • Journal of Food Protection, ISSN 0362-028X, International Association for Food Protection
  • Journal of Food Safety, ISSN: 1745-4565 (electronic) ISSN: 0149-6085 (paper), Blackwell Publishing
  • Journal of Foodservice, ISSN: 1745-4506 (electronic) ISSN: 1748-0140 (paper), Blackwell Publishing
  • Sensing and Instrumentation for Food Quality and Safety, ISSN: 1932-9954 (electronic) ISSN: 1932-7587 (paper), Springer
  • Internet Journal of Food Safety, ISSN: 1930-0670, International Association for Food Safety/Quality
  • Mark Clute (2008). Food Industry Quality Control Systems. [CRC Press]. ISBN 978-0-8493-8028-0.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Bọc thực phẩm bằng báo: Nguy cơ thôi nhiễm hóa chất độc hại”. Người Lao động. 24 tháng 12 năm 2006. Truy cập 1 tháng 2 năm 2016.
  2. ^ “Thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP”. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 26 tháng 8 năm 2020.
  3. ^ a b Thống kê ngộ độc thực phẩm tại Việt Nam Lưu trữ 2013-08-31 tại Wayback Machine vesinhantoanthucpham, TS Bùi Mạnh Hà
  4. ^ Nho để tủ lạnh 3 tháng vẫn tươi
  5. ^ năm loại trái cây nổi tiếng độc hại năm 2012
  6. ^ 'Công nghệ' chế biến tôm khô tẩm hóa chất
  7. ^ Làm tươi, trắng hải sản bằng cách ngâm urê
  8. ^ a b Phẫn nộ thịt heo "ngậm" thuốc an thần Dân Trí, 06/10/2012
  9. ^ Biến thịt lợn sề thành... thịt bò
  10. ^ a b Hàng chục tấn thịt quá hạn trữ trong kho lạnh
  11. ^ Phát hiện thức ăn có dòi, hơn 2.000 công nhân bỏ việc
  12. ^ Bánh mì nhiễm vi sinh gây ngộ độc hàng loạt ở Đà Nẵng
  13. ^ Kỹ nghệ' ép trái cây chín nhanh
  14. ^ 'Công nghệ' luộc bắp bằng pin và hóa chất
  15. ^ Đậu đỗ, dưa chuột, rau cải tiềm ẩn nguy cơ nhiễm hóa chất
  16. ^ Khu chợ ‘thần chết’ giữa lòng Sài Gòn bán gì?
  17. ^ Thức ăn phục vụ khách lễ hội chứa hàn the
  18. ^ Kết quả giám sát sản phẩm ô mai, xí muội lưu thông trên thị trường VFA, 20/06/2012
  19. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên autogenerated2
  20. ^ a b “BAODATVIET.VN | Một chiếc chân gà nướng độc bằng 60 điếu thuốc?”. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2018.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
  • THÔNG TƯ 30/2012/TT - BYT Quy định về điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố của Bộ Y tế (Việt Nam)
  • x
  • t
  • s
Y tế công cộng
Chung
  • Can thiệp sức khỏe cộng đồng
  • Chính sách dược phẩm
  • Chính sách y tế
    • Chính sách dược phẩm
    • Hệ thống y tế
    • Health care reform
    • Luật y tế công cộng
  • Euthenics
  • Hệ gen học y tế công cộng
  • Hiểu biết sức khỏe
  • Khoa cải tiến điều kiện sinh sống
  • Kinh tế học y tế
  • Lệch lạc
  • Nguy hiểm sinh học
  • Nhân học y tế
  • Phòng thí nghiệm y tế công cộng
  • Sức khỏe tâm thần
  • Sức khỏe bà mẹ
  • Sức khỏe môi trường
  • Sức khỏe sinh sản
  • Sức khỏe tâm thần
  • Tăng trưởng học
  • Tâm lý học xã hội
  • Toàn cầu hóa và bệnh tật
  • Xã hội học sức khỏe và bệnh tật
  • Xã hội học y học
Y tế dự phòng
  • An toàn bệnh nhân
  • An toàn và sức khỏe nghề nghiệp
    • Công thái học
    • Điều dưỡng
    • Phòng ngừa chấn thương
    • Vệ sinh
    • Y học
  • Ăn uống lành mạnh
  • Cai thuốc lá
  • Cách ly
  • Cải thiện vệ sinh
    • Bệnh lây truyền qua đường nước
    • Đại tiện ngoài trời
    • Đường lây truyền phân – miệng
    • Hệ thống thoát nước
    • Khẩn cấp
  • Cảnh giác dược
  • Dinh dưỡng cho con người
  • Kế hoạch hóa gia đình
  • Tăng cường sức khỏe
  • Thay đổi hành vi
  • Tiêm chủng
  • Tình dục an toàn
  • Vệ sinh
    • Tay
    • Nhiễm trùng
    • Răng miệng
    • Thực phẩm
Sức khỏe dân số
  • Các yếu tố xã hội quyết định sức khỏe
    • Chủng tộc và sức khỏe
    • Công bắng y tế
  • Dịch tễ học
  • Đánh giá tác động sức khỏe
  • Hệ thống y tế
  • Sức khỏe cộng đồng
  • Sức khỏe toàn cầu
  • Thống kê sinh học
  • Tin học y tế công cộng
  • Tử vong ở trẻ em
    • Trẻ sơ sinh
Thống kê sinh họcvà dịch tễ học
  • Kiểm định giả thuyết thống kê
    • Đường cong ROC
    • Phân tích hồi quy
    • Phân tích phương sai
    • Kiểm định t
    • Kiểm định Z
  • Nghiên cứu bệnh – chứng
  • Phần mềm thống kê
  • Thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên
  • Tỷ số nguy cơ
Phòng chống bệnh dịch
  • Bệnh đáng chú ý
    • Danh sách
  • Bệnh lây truyền qua đường tình dục
  • Bệnh nhiệt đới
  • Cách ly xã hội
  • Dịch bệnh
    • Danh sách
  • Giám sát y tế công cộng
    • Giám sát dịch bệnh
  • Người mang mầm bệnh không triệu chứng
  • Phong tỏa dịch bệnh
  • Thử nghiệm vắc-xin
Vệ sinh thực phẩmvà quản lý an toàn
  • Thực hành nông nghiệp tốt
  • Thực hành sản xuất tốt
    • HACCP
    • ISO 22000
  • Thực phẩm
    • An toàn
      • Bê bối
    • Chế biến
    • Hóa thực phẩm
    • Kỹ thuật
    • Phụ gia
    • Vi sinh vật học
  • Thực phẩm biến đổi gen
Khoa họchành vi sức khỏe
  • Khuếch tán đổi mới
  • Mô hình niềm tin sức khỏe
  • Mô hình PRECEDE–PROCEED
  • Lý thuyết hành vi có kế hoạch
  • Lý thuyết nhận thức xã hội
  • Tâm lý học sức khoẻ
  • Tiếp cận chuẩn mực xã hội
  • Truyền thông sức khỏe
Tổ chức và chi nhánh
  • Ấn Độ
    • Bộ Y tế và Phúc lợi Xã hội
  • Vùng Caribe
    • Cơ quan Sức khỏe Cộng đồng vùng Caribe
  • Châu Âu
    • Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh châu Âu
    • Ủy ban Môi trường, Sức khỏe Cộng đồng và An toàn Thực phẩm Nghị viện châu Âu
  • Hoa Kỳ
    • Dịch vụ Sức khỏe Cộng đồng Hoa Kỳ
    • Hội đồng Giáo dục Sức khỏe Cộng đồng
    • Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh
  • Tổ chức Toilet Thế giới
  • Tổ chức Y tế Thế giới
Giáo dục
  • Giáo dục sức khỏe
  • Cử nhân Khoa học Sức khỏe Cộng đồng
  • Thạc sĩ Sức khỏe Cộng đồng
  • Tiến sĩ Sức khỏe Cộng đồng
Lịch sử
  • Sara Josephine Baker
  • Samuel Jay Crumbine
  • Carl Rogers Darnall
  • Joseph Lister
  • Margaret Sanger
  • John Snow
  • Mary Mallon
  • Phong trào vệ sinh xã hội
  • Lý thuyết mầm bệnh
  • x
  • t
  • s
Thịt
Bài viết chính Thịt Cá Gia cầm (Chăn nuôi gia cầm) Gia súc (Chăn nuôi) Thủy sản Hải sản
Gia cầm
  • Thịt gà
  • Thịt gà tây
  • Thịt vịt
  • Thịt bồ câu
  • Thịt chim cút
  • Thịt đà điểu
Food MeatSeafood Meat
Gia súc
  • Thịt bò và Thịt bê
  • Thịt lợn
  • Thịt cừu
  • Thịt dê
  • Thịt ngựa
  • Thịt trâu
Vật nuôiThú săn
  • Thịt chó
  • Thịt thỏ
  • Thịt kangaroo
  • Thịt chuột
  • Thịt ếch
  • Thịt rừng
  • Thịt nai
  • Thịt voi
  • Thịt rắn
  • Thịt khỉ
  • Thịt dơi
  • Thịt cá sấu
  • Thịt cá voi
Cá vàhải sản
  • Thịt cá hồi
  • Thịt cá tuyết
  • Thịt cua
  • Thịt hải sâm
  • Tôm hùm
  • Giáp xác
  • Cá Cơm
  • Cá ba sa
  • Bộ Cá da trơn
  • Cá chép
  • Cá trứng
  • Cá heo
  • Cá chình
  • Bơn
  • Cá mú
  • Cá trích
  • Cá thu vua
  • Cá thu
  • Cá nục heo cờ
  • Cá măng sữa
  • Cá kiếm
  • Cá rô phi
  • Cá ngừ đại dương
Phân loại
  • Thịt tươi
  • Thịt sống
  • Thịt bẩn
  • Thịt đỏ
  • Thịt trắng
  • Thịt mỡ
  • Thịt nạc
  • Thịt trong ống nghiệm
Chế biến
  • Thịt chế biến
  • Thịt nguội
  • Thịt muối
  • Thịt xông khói
  • Thịt nướng hun khói
  • Thịt viên
  • Thịt hộp
  • Quay
  • Xúc xích
  • Bít tết
Liên quan
  • Lát thịt
  • Đồ tể
  • Giết mổ động vật
  • Mổ lợn
  • Ăn thịt đồng loại
  • Đạo đức ăn thịt
  • Bảo quản thực phẩm
  • Ngộ độc thực phẩm
  • Vệ sinh an toàn thực phẩm
  • Ngộ độc thịt
Hình tượng sơ khai Bài viết liên quan đến Sức khỏe này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s

Từ khóa » Trình Bày Khái Niệm An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm