Vesak Day - Visit Singapore
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ
- Lễ hội & Sự kiện
- Vesak Day
Các Phật tử ở Singapore và trên khắp thế giới thường tưởng nhớ ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ra đời, giác ngộ và nhập Niết Bàn vào dịp Lễ Phật Đản (Vesak Day), khoảng thời gian dành cho niềm vui, sự bình an và quán chiếu.
Người phụ nữ đang làm lễ trong một ngôi chùa Phật giáo. Ảnh chụp bởi Colin Capelle (capelle79) qua Foter.comTrong Phật giáo, việc đốt nhang và hương được coi là lễ vật thiêng liêng dâng lên Đức Phật và những bài dạy của Ngài.
Mặt tiền của Chùa Răng Phật, công trình mang tính biểu tượng của Singapore Ảnh chụp bởi Riza Nugraha (riza) qua Foter.comChùa Răng Phật, một trong những nơi thờ phụng mang tính biểu tượng nhất của Singapore, được xây dựng theo phong cách kiến trúc gợi nhớ đến thời nhà Đường.
Thêm vào Bookmark - người đã thêm điều này InẢnh chụp bởi Nathaniel Hayag
Các hoạt động lễ hội trong Lễ Phật Đản (Vesak Day) bắt đầu từ sớm tinh mơ ở Singapore, khi những Phật tử mộ đạo tập trung ở các đền chùa để cử hành lễ.
Đây là lúc cờ Phật giáo được giăng lên, và các bài kinh được cất lên để ngợi ca Đức Phật, Phật Pháp (những lời dạy của ngài), và Tăng đoàn (những đệ tử của ngài).
Cúng đường và làm việc thiện
Người dân thường cúng đường hoa tươi, nến và nhang ở các đền chùa. Việc nến và nhang cháy hết và những bông hoa héo tàn nhằm nhắc nhở tất cả tín đồ rằng cuộc sống này chỉ là phù du thoáng qua, rằng tất cả mọi thứ đều mục rữa, và cuối cùng sẽ tan biến.
Phần còn lại của ngày dành cho những mục đích cao cả, vì các tín đồ tin rằng làm việc thiện trong Lễ Phật Đản (Vesak Day) sẽ nhân công đức lên rất nhiều lần.
Các Phật tử chỉ ăn đồ chay, ngay cả khi họ tổ chức các đợt hiến máu trên diện rộng tại các bệnh viện, thăm người già và tặng tiền cho những người khó khăn. Những người khác còn thả các con vật và chim bị nuôi nhốt, một biểu tượng của việc phóng sinh đối với các Phật tử, hoặc tụng kinh trong hàng giờ liền.
Lễ rước đèn
Các bức tượng Phật Tổ được chiếu sáng, và ngày lễ thường được kết thúc bằng lễ rước đèn dọc các con đường.
Hãy đến Khu đền Kong Meng San Phor Kark See Monastery trên đường Bright Hill Road để chiêm ngưỡng một lễ rước như vậy.
Đây là nơi bạn sẽ thấy các tín đồ thực hành nghi lễ ‘ba bước, một lạy’ kéo dài trong hai tiếng đồng hồ, họ đi bằng cả hai đầu gối, rồi cúi lạy ở bước thứ ba, trong lúc đó họ sẽ cầu khấn cho hòa bình thế giới, phước lành cho bản thân, và tự sám hối.
Bạn có biết?
Những Phật tử người Myanmar và Sri Lanka thường đánh dấu ngày này bằng cách nấu một nồi cơm với sữa, tái hiện bữa ăn cuối cùng của Đức Phật trước giai đoạn nhịn ăn kéo dài (tu khổ hạnh) đã giúp Ngài giác ngộ.
Điểm Độc Đáo
Những dòng chảy của cuộc sống
Một trong những nghi lễ phổ biến nhất mà bạn sẽ nhận thấy vào Lễ Phật Đản là tắm Đức Phật. Các Phật tử sẽ xúm quanh những chiếc chậu hoặc bể nước được trang trí bằng các vòng hoa, chính giữa là một bức tượng nhỏ nhô cao khắc họa Siddhartha (Thái tử Tất Đạt Đa) thời còn thơ ấu.
Những gáo nước đầy được múc từ chậu và dội lên tượng, để tưởng nhớ truyền thuyết về thái tử khi mới sinh ra được tắm bằng những dòng nước do chín con rồng phun ra.
Điểm đếnChùa Lian Shan Shuang Lin
Nằm trên khu đất rộng 50 mẫu, ngôi chùa này đã tồn tại hơn một thế kỷ nhưng phần lớn vẻ đẹp vẫn còn nguyên vẹn nhờ vào công cuộc trùng tu tỉ mỉ kéo dài 11 năm.
Bảo tàng & Chùa Răng Phật (Buddha Tooth Relic Temple & Museum)
Bạn nên ghé thăm nơi đây, vì ngôi chùa này lưu giữ Xá lợi Răng Phật Linh thiêng trong một tòa tháp phật nặng đến 3,5 tấn, trong đó 320 kilogram vàng là do các Phật tử cúng dường.
Đọc thêmChùa Sakya Muni Buddha Gaya
Hãy đến thăm “Ngôi chùa của 1000 Ngọn Đèn” này vào ban đêm, khi bức tượng Phật ở chính điện được thắp sáng bằng hàng trăm bóng đèn điện xung quanh.
Khám phá thêm
Cập nhật mới nhất 24 Tháng 7, 2023Từ khóa » Hình ảnh đức Phật Tu Khổ Hạnh
-
Vì Sao Đức Phật Từ Bỏ Con đường Tu Khổ Hạnh Cực đoan?
-
Đức Phật Tu Khổ Hạnh - Sai Lầm Lớn Nhất Giúp Ngài Bừng Tỉnh
-
Đức Phật Thích Ca Con Đường Từ Khổ Hạnh Đến Giác Ngộ
-
Từ Khổ Hạnh Lâm đến Giác Thành
-
Lối Tu Khổ Hạnh Và Sự Hành Xác Không Phải Là Con đường Thoát Khổ ?
-
Thích-ca Mâu-ni – Wikipedia Tiếng Việt
-
Chùa Linh Quang - 164. Chư Phật Quá Khứ Có Tu Khổ Hạnh Không?
-
Quán Niệm 6 Năm Khổ Hạnh Của Đức Phật Mà Vững Bước Tiến Tu
-
TÔN TƯỢNG THÍCH CA KHỔ HẠNH - Pham Nghiem Trai
-
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni (Phần 6): Độc Tu Khổ Hạnh, Mục Nữ Hiến ...
-
Núi Khổ Hạnh (Dungeswari), Nơi Đức Phật Tu ép Xác Gần 6 Năm
-
Cuộc đời Đức Phật - Chiến Đấu Để Thành đạt Đạo Quả
-
13 Pháp Hạnh đầu đà: Những Lợi ích Tối Thượng Mang Lại Cho Hành ...