Vì Sao Đức Phật Từ Bỏ Con đường Tu Khổ Hạnh Cực đoan?

Đến cuối thời kỳ sáu năm thực hành miên mật, Bồ Tát Tất Đạt Đa tự hỏi vì sao mình nỗ lực hành đạo theo con đường cực đoan? Con đường nào mới là con đường giải thoát? Con đường thoát khổ là con đường nào?

Bởi đạo khổ hạnh không hề cho thấy một chút khả năng nào mang lại hỷ lạc hay trợ duyên giác ngộ. Do vậy, Ngài đã từ bỏ lối tu khổ hạnh và sự hành xác tới gần như kiệt quệ. Ngài cũng nhận ra rằng nếu chỉ thiền định an trụ tâm trong hư không vô biên, như các bậc thầy tu khổ hạnh đã dạy Ngài, sẽ không bao giờ chấm dứt khổ đau trong ba cõi Dục giới, Sắc giới và Vô Sắc giới. Vì vậy, Thái tử quyết tâm đi theo con đường Trung đạo của chính mình.

Thời kỳ khổ hạnh khắc nghiệt, người như bộ xương khô

kho  hanh

Thái tử Tất Đạt Đa xuất gia tu học với hai vị thầy Bà la môn theo đạo Hindu danh tiếng là A-ra-la-ca-lan (Alara Kalama) và Uất-đà-ka-la-ma-tử  (Udaka Ramaputta). Họ hướng dẫn Ngài quán chiếu về sự hư ảo của vạn pháp và thiền tĩnh trụ. Nhưng chỉ sau một thời gian rất ngắn, Thái tử đã nhận ra rằng những giáo lý này sẽ không thể chấm dứt được khổ đau của ba cõi Dục giới, Sắc giới, Vô Sắc giới. Vậy nên Thái tử đi đến khu rừng bên bờ sông Ni Liên Thiền (Neranja) và nhập vào nhóm năm tu sỹ khổ hạnh gồm Kiều Trần Như (Anjanata), A Thuyết Thị (Ashvajit), Bà Sư Ba (Vaspa), Ma Ha Nam (Mahanama) và Bạt Đề (Badrika). Những người này về sau trở thành năm đại đệ tử đầu tiên của Đức Phật.

Thời gian này, Thái tử nghiêm ngặt áp dụng phương pháp tu tập ép xác khổ hạnh, thiền định về trạng thái tỉnh giác rộng lớn như hư không. Kinh điển ghi lại rằng, trong hai năm đầu, Ngài gần như không ăn gì ngoài vài hạt mè; trong hai năm kế tiếp, Ngài chỉ uống nước, và hai năm cuối Đức Phật không hề dùng thực phẩm gì.

Trong suốt thời kỳ khổ hạnh cực kỳ khắc nghiệt đó, thân thể Ngài trở nên gầy mòn, đen đúa như bộ xương khô, mọi người gọi Ngài là Hắc Mâu Ni. Ngài không hề dịch chuyển, chỉ ngồi thiền tĩnh lặng như một tảng đá, đến nỗi kiến còn làm tổ ngay dưới chỗ ngồi của Ngài. Trâu nước và tụi trẻ chăn trâu đều vô cùng ngạc nhiên khi thấy vị Hắc Mâu Ni kỳ quái này. Vài đứa nghịch ngợm còn đốt nóng que cời bằng sắt và đâm vào lỗ tai Ngài để trêu chọc.

Trong hai năm đầu, Ngài gần như không ăn gì ngoài vài hạt mè; trong hai năm kế tiếp, Ngài chỉ uống nước, và hai năm cuối Đức Phật không hề dùng thực phẩm gì. Trong suốt thời kỳ khổ hạnh cực kỳ khắc nghiệt đó, thân thể Ngài trở nên gầy mòn, đen đúa như bộ xương khô, mọi người gọi Ngài là Hắc Mâu Ni.

Trong hai năm đầu, Ngài gần như không ăn gì ngoài vài hạt mè; trong hai năm kế tiếp, Ngài chỉ uống nước, và hai năm cuối Đức Phật không hề dùng thực phẩm gì. Trong suốt thời kỳ khổ hạnh cực kỳ khắc nghiệt đó, thân thể Ngài trở nên gầy mòn, đen đúa như bộ xương khô, mọi người gọi Ngài là Hắc Mâu Ni.

Với thời gian dài khổ hạnh kéo dài như vậy, tuy chưa đạt được giác ngộ tối hậu nhưng Bồ-tát Siddhartha đã thành tựu kinh nghiệm về thiền định, nhất là thiền Chỉ với các thiền chứng của Tứ không định rất sâu xa, tịch tịnh.

Lúc rời xa vị thầy Uddaka Ràmaputta danh tiếng nhất, kỳ thật Bồ tát cũng không biết phải nương tựa vào ai. Trong tận cùng của niềm cô độc, tiếng gọi khổ hạnh bỗng trở nên réo rắt gọi mời. Trong tín niệm đương thời, các đạo sĩ luôn đề cao khổ hạnh, xem đó là cửa ngõ duy nhất để diệt trừ tất cả tội lỗi cũng như phiền não, mở toang cánh cửa u tối vô minh, thành tựu giải thoát tối hậu.

Thêm sáu năm trường khổ ải, đạo sĩ Gotama đã tận lực đi theo con đường khổ hạnh, tự đọa đày. Ngài tinh tấn đến độ vượt thắng tất cả mọi hình thức khổ hạnh của các đạo sĩ đương thời, có thể nói là bậc đệ nhất khổ hạnh và đỉnh cao là ngấp nghé bờ vực của sự tự hủy diệt.

Trong tình trạng sắp đối diện với cái chết, đạo sĩ Gotama chợt nhận ra rằng: Khổ hạnh không đưa đến giác ngộ. Đời sống vương giả của bậc đế vương hưởng thọ dục lạc là chìm đắm trong sanh tử thì đã đành nhưng đời sống khổ hạnh đến tận cùng cũng chỉ làm thân thể suy kiệt, tinh thần héo úa và nhất là bế tắc trong việc khai mở tuệ giác, chỉ phí công vô ích mà thôi.

Sau này, khi giảng thuyết Bốn Đế ở vườn Lộc Uyển gần Bénarés, Phật khuyên tu theo phép Trung Đạo, một mặt không được đam mê thú vui nhục dục, mặt khác cũng không được ép xác khổ hạnh đến nỗi thân bị yếu sức, tinh thần mỏi mệt. PHẬT GIÁO KHÔNG CHỦ TRƯƠNG TỊCH CỐC:

 “Chí tôi muốn tới lâm tuyền,

Quyết phương tịch cốc,

Liễu đường tử sinh.” (Toàn Nhật – Hứa Sử Truyện Văn).

Quyết định hướng nội và xả ly, không theo con đường khổ hạnh

Trong suốt 12 năm, hai nàng giữ gìn phẩm hạnh đoan trang, khuôn phép lễ giáo và âm thầm cầu nguyện rằng một ngày nào đó sẽ được tuyển làm phi tần của Thái tử mà không hay biết rằng Thái tử đã xuất gia xả bỏ đời sống thế tục.

Trong suốt 12 năm, hai nàng giữ gìn phẩm hạnh đoan trang, khuôn phép lễ giáo và âm thầm cầu nguyện rằng một ngày nào đó sẽ được tuyển làm phi tần của Thái tử mà không hay biết rằng Thái tử đã xuất gia xả bỏ đời sống thế tục.

Bài liên quan Bồ Tát: Vị giác ngộ vẫn còn trong vòng luân hồi Giác ngộ Tam giới sinh tử luân hồi để sớm được giải thoát

Bên bờ sông Ni Liên Thiền, gần nơi Đức Phật tu khổ hạnh suốt sáu năm, có một ngôi làng lớn. Hai thiếu nữ xinh đẹp, nhỏ tuổi hơn Thái tử Tất Đạt Đa một chút, tên gọi Sujata và Supriya, sống trong làng. Họ đã được nghe kể rất nhiều điều kỳ diệu về Thái tử Tất Đạt Đa, ví dụ như Thái tử  dung mạo tuấn tú phi phàm, tài năng xuất chúng trong tất cả sáu mươi tư loại hình nghệ thuật và có tấm lòng vô cùng nhân từ, độ lượng.

Trong suốt 12 năm, hai nàng giữ gìn phẩm hạnh đoan trang, khuôn phép lễ giáo và âm thầm cầu nguyện rằng một ngày nào đó sẽ được tuyển làm phi tần của Thái tử mà không hay biết rằng Thái tử đã xuất gia xả bỏ đời sống thế tục.

Một hôm, hai nàng nhận được lời sấm cát tường từ chư thiên, mách bảo họ hãy cúng dường thực phẩm lên hai vị tu sĩ khổ hạnh, để được viên mãn ước nguyện. Hai cô gái vô cùng hân hoan khi nghe được lời truyền dạy, vì ước mơ của họ sắp trở thành sự thực. Họ liền vắt sữa từ 500 con bò lông đỏ, nấu một nồi cháo sữa và ủ nóng trọn một đêm trong một góc nhà sạch sẽ. Sáng hôm sau, nồi cháo sữa thơm ngon tuyệt hảo, trên bề mặt kem sữa mịn màng nổi lên hình Tám tướng Cát tường linh thiêng thù thắng.

Nếu các cô cúng dường thực phẩm này lên Bồ Tát Tất Đạt Đa, người đang tu hành khổ hạnh bên bờ sông Ni Liên Thiền, công đức tích lũy được sẽ tăng lên gấp bội và mọi ước nguyện đều sẽ được viên mãn

Nếu các cô cúng dường thực phẩm này lên Bồ Tát Tất Đạt Đa, người đang tu hành khổ hạnh bên bờ sông Ni Liên Thiền, công đức tích lũy được sẽ tăng lên gấp bội và mọi ước nguyện đều sẽ được viên mãn

Hai vị Thiên Vương là Phạm Thiên và Đế Thích liền hóa thành hai vị tu sĩ khổ hạnh, và hai cô gái tưởng họ chính là những người cần được cúng dường thực phẩm theo lời sấm truyền. Khi hai cô gái hoan hỷ cúng cháo sữa lên Đế Thích Thiên Vương, Ngài liền dạy: «Các cô cần cúng dường Thiên Vương Phạm Thiên trước», nhưng Ngài Phạm Thiên lại dạy: «Nếu các cô cúng dàng thực phẩm này lên một vị thiên nam hoặc thiên nữ, cô sẽ tích lũy được nhiều công đức hơn”.

Sau đó, hai vị thiên tử liền hiện nguyên hình và đồng giảng: "Nếu các cô cúng dường thực phẩm này lên Bồ Tát Tất Đạt Đa, người đang tu hành khổ hạnh bên bờ sông Ni Liên Thiền, công đức tích lũy được sẽ tăng lên gấp bội và mọi ước nguyện đều sẽ được viên mãn”. Vâng lời, hai nàng đựng cháo sữa vào một chiếc tô quý báu nhất để cúng dường Bồ Tát. Khi họ tìm thấy Ngài, thân xác gầy gò, kiệt quệ, hai mắt nhắm nghiền, hơi thở mong manh, yếu ớt.

dang chao cho duc Phat

Hai nàng vô cùng hoan hỷ vì họ biết đã tìm được đúng vị Bồ Tát như chư thiên mách bảo, họ liền dâng cúng chiếc tô quý báu đựng đầy cháo sữa thơm ngon. Sau khi thọ nhận xong bát cháo sữa, Ngài liền đặt cái bát xuống dòng Ni Liên mà thệ nguyện: “Ta nguyện đạt được giác ngộ rốt ráo, nếu lời nguyện của ta thành sự thật thì chiếc bát này sẽ trôi ngược dòng.” Ngay lúc ấy một luồng nước xoáy đã làm cho chiếc bát trôi ngược dòng. 

duc Phat tha bat chao xuong dong song

Sau đó Bồ tát đã băng qua bên kia dòng Ni Liên Thiền, có một người nông dân cúng dường bó cỏ Kusa (một loại cỏ thơm), Ngài bèn dùng bó cỏ làm gối lót tọa thiền, rồi đến ngồi tại một gốc cây Bồ đề mà phát nguyện: “Nếu không đạt thành đạo quả, ta quyết không đứng dậy và không rời khỏi chỗ này.”

49 ngày đêm Thiền định dưới gốc Bồ Đề

Đạo sĩ Gotama liền quyết định từ bỏ khổ hạnh, thọ dụng bát sữa của Sujata, tắm rửa ở dòng sông Neranjara, bắt đầu một phương pháp thực tập hướng nội theo tinh thần Trung đạo, tránh xa hai cực đoan. Sau khi sức khỏe được hồi phục, tinh thần minh mẫn, định tỉnh trở lại, Bồ-tát Siddhartha đến cội Bồ-đề hạ quyết tâm thiền định.

Trong lúc Bồ-tát phát đại nguyện dù thịt nát xương tan, nếu chưa giác ngộ thì không rời khỏi cội Bồ Đề thì nhóm đạo sĩ Kondanna từ bỏ Ngài ra đi. Họ khinh ghét Ngài vì đã thối thất, không đi đến tận cùng con đường khổ hạnh. Còn lại một mình trong rừng thiêng nước độc, bốn bề hoang lạnh, đối diện với vô vàn hiểm nguy, Bồ-tát thể nhập thiền định với quyết tâm sắt đá, ý chí kim cương. 49 ngày đêm tọa thiền dưới cội bồ-đề là cuộc chiến hàng phục nội ma và ngoại chướng vô cùng cam go và cuối cùng Ngài đã chiến thắng.

Còn lại một mình trong rừng thiêng nước độc, bốn bề hoang lạnh, đối diện với vô vàn hiểm nguy, Bồ-tát thể nhập thiền định với quyết tâm sắt đá, ý chí kim cương. 49 ngày đêm tọa thiền dưới cội bồ-đề là cuộc chiến hàng phục nội ma và ngoại chướng vô cùng cam go và cuối cùng Ngài đã chiến thắng.

Còn lại một mình trong rừng thiêng nước độc, bốn bề hoang lạnh, đối diện với vô vàn hiểm nguy, Bồ-tát thể nhập thiền định với quyết tâm sắt đá, ý chí kim cương. 49 ngày đêm tọa thiền dưới cội bồ-đề là cuộc chiến hàng phục nội ma và ngoại chướng vô cùng cam go và cuối cùng Ngài đã chiến thắng.

Bài liên quan 8 tướng thành đạo của Đức Phật Thích Ca Con đường lần đầu tiên mà Đức Phật nói ra sau khi Ngài thành Đạo

Trong đêm cuối cùng, trước khi tuệ giác bùng vỡ, kinh sách ghi rằng Bồ-tát hướng đến giác ngộ tối hậu bằng cách tuần tự nhập Sơ thiền, Nhị thiền, Tam thiền và Tứ thiền. Trên nền tảng Tứ thiền, Bồ-tát vận dụng “tâm định tỉnh, thanh tịnh, không còn ô nhiễm, nhu nhuyến, dễ uốn nắn, dễ xử dụng, giác tỉnh, vững chắc và không thể lay chuyển”, hướng tâm ấy về tuệ giác “Hồi nhớ những kiếp sống quá khứ”. Ngài liền nhớ lại nhiều kiếp sống quá khứ với đầy đủ các chi tiết. Ðó là tuệ giác đầu tiên, Túc mạng minh, Bồ-tát Siddhartha chứng ngộ vào lúc canh Đầu, đêm Thành đạo.

Tuệ giác và tịnh lạc đã phát sanh, nhưng Bồ-tát vẫn giữ chánh niệm, tự giác tỉnh, tiếp tục hướng tâm ấy về “Sự hiểu biết hiện tượng sanh và diệt của chúng sanh”. Ngài thấy rõ chính hành vi tạo tác của mỗi người là tác nhân đưa họ sanh tử luân hồi trôi lăn trong ba cõi. Bồ-tát chứng Thiên nhãn minh, tuệ giác thứ hai vào canh Giữa, đêm Thành đạo.

Ngài tiếp tục hướng tâm ấy đến “Tuệ hiểu biết sự chấm dứt các lậu hoặc”. Vào canh Cuối của đêm Thành đạo, lúc sao Mai vừa mọc, Bồ-tát chứng được Lậu tận minh. Màn đêm tăm tối của dục lậu, hữu lậu và vô minh lậu đã bị phá tan và trí tuệ bùng phát.

Ngài biết rằng: “Ta đã được giải thoát. Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, các việc cần làm đã làm xong, không còn trở lại đời này nữa”. Ngài chứng đắc Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.

Từ đây, Ngài được tôn xưng là Đức Phật với mười danh hiệu: Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật-Thế Tôn.

Trải qua vô lượng kiếp hành Bồ-tát đạo, và trong kiếp hiện tại Bồ-tát Siddhartha cũng phải bao phen khó nhọc, dám hy sinh cả thân mạng mới có ngày huy hoàng, thành Bậc Giác Ngộ, Thế Tôn, Phật Thích Ca Mâu Ni dưới cội bồ-đề.

Có thể xem Tam minh (Túc mạng minh, Thiên nhãn minh và Lậu tận minh) là nội dung chứng ngộ của Bồ-tát Siddhartha trong đêm Thành đạo. Tam minh là tuệ giác của thiền Quán được Đức Phật phát triển và thành tựu dựa trên nền tảng thiền Chỉ của Tứ thiền. Chính sự khám phá này của Thế Tôn, về sau đã trở thành nguyên tắc cơ bản cho sự tu tập và thăng chứng của các Tỷ-kheo đệ tử.

Kinh Đại Sư Tử Hống (Trung Bộ I) tóm tắt lộ trình tu tập của vị Tỷ-kheo bằng cách chứng nhập từ Sơ thiền đến Tứ thiền, rồi từ Tứ thiền chuyên tâm tu tập thiền Quán vô ngã, vô thường, loại trừ mười kiết sử để lần lượt chứng đắc bốn Thánh quả và đạt Niết-bàn tối hậu.

Chứng đắc bốn Thánh quả và đạt Niết bàn tối hậu

Có một đạo lộ khác để thành tựu giác ngộ là từ Tứ thiền, hành giả tiếp tục đi sâu vào Tứ không định. Tuy nhiên, Thế Tôn thường cảnh tỉnh phải xuất Phi tưởng phi phi tưởng xứ để nhập cảnh giới Diệt thọ tưởng định trước khi vào Niết bàn tối hậu. Tốt nhất là nên dừng lại ở Vô sở hữu xứ, rồi tu tập Tứ vô lượng tâm (Từ, Bi, Hỉ, Xả) để băng đến Diệt thọ tưởng định trước khi vào Niết bàn tối hậu (Thích Chơn Thiện, Tăng già thời Đức Phật, tr.229).

Chính thiền Quán với tuệ minh sát có năng lực soi chiếu phá tan si ám về tự ngã, thường hằng để thấu triệt sự thật vô ngã, vô thường của vạn pháp đồng thời làm sụp đổ những kiết sử căn bản vốn là thành trì của sanh tử luân hồi nhằm chứng đạt giải thoát tối hậu, chính là phát kiến vĩ đại của Bồ-tát Siddhartha.

Chính thiền Quán với tuệ minh sát có năng lực soi chiếu phá tan si ám về tự ngã, thường hằng để thấu triệt sự thật vô ngã, vô thường của vạn pháp đồng thời làm sụp đổ những kiết sử căn bản vốn là thành trì của sanh tử luân hồi nhằm chứng đạt giải thoát tối hậu, chính là phát kiến vĩ đại của Bồ-tát Siddhartha.

Như vậy, dù Bồ tát Siddhartha đã trải qua vô lượng kiếp tu tập Bồ tát đạo, mang trong mình năng lực và bản nguyện của vị Bồ tát Nhất sinh bổ xứ nhưng nội dung tu tập và chứng ngộ của Ngài thật cụ thể, rõ ràng mà hàng đệ tử hậu thế có thể lần theo dấu xưa để thành tựu Thánh quả A-la-hán.

Mặt khác Tứ thiền và Tứ không định (thiền chứng của ngoại đạo) là những dạng thức thiền Chỉ nhưng có vai trò rất quan trọng, làm nền tảng cho thiền Quán để phát huy tuệ giác nhằm thành tựu giải thoát, chứng đắc Niết-bàn.

Chính thiền Quán với tuệ minh sát có năng lực soi chiếu phá tan si ám về tự ngã, thường hằng để thấu triệt sự thật vô ngã, vô thường của vạn pháp đồng thời làm sụp đổ những kiết sử căn bản vốn là thành trì của sanh tử luân hồi nhằm chứng đạt giải thoát tối hậu, chính là phát kiến vĩ đại của Bồ-tát Siddhartha.

Nếu không có phát kiến thiền Quán thì Bồ tát Siddhartha không thể thành đạo, thành Phật cũng như không có đạo Phật ở thế gian này.

Cho nên, Phật không thành đạo mà chỉ có Bồ tát Siddhartha thành đạo. Và thiền định Chỉ Quán từ ngàn xưa cho đến ngàn sau vẫn là tinh túy, cốt tủy của pháp hành trong Phật giáo có tác dụng chuyển hóa, đưa hành giả từ phàm phu lên Thánh.

------------

Tư liệu tham khảo: 

- Lộ trình Thành đạo của Bồ-tát Siddhartha (Quảng Tánh)

- Journey to Liberation - A life story of Buddha in Mahayana tradition (Nhóm ĐBT biên dịch)

Từ khóa » Hình ảnh đức Phật Tu Khổ Hạnh