Vết Lõm Xương Cùng Là Gì? Nó Có ảnh Hưởng đến Sức Khỏe Không?
Có thể bạn quan tâm
Nội dung bài viết
- Vết lõm vùng xương cùng là gì?
- Những dấu hiệu và triệu chứng
- Nguyên nhân
- Phân biệt vết lõm vùng xương cùng và u nang lông
- Chẩn đoán như thế nào?
- Những biến chứng nào có thể xảy ra từ vết lõm xương cùng?
- Những phương pháp nào dùng để điều trị vết lõm vùng xương cùng?
- Có thể ngăn ngừa được không?
- Vết lõm xương cùng ảnh hưởng lên cuộc sống như thế nào?
Vết lõm xương cùng là một vết lõm xuất hiện lúc sinh, ở trên da vùng xương cùng. Nó thường nằm ngay phía trên nếp gấp giữa hai mông. Khoảng 3 – 8% dân số có vết lõm này. Phần lớn những vết lõm này không có hại và không yêu cầu điều trị. Một số rất ít người có vết lõm này có thể có sự biến dạng của tủy sống. Việc trang bị những kiến thức cơ bản về vết lõm vùng cụt này phần nào giúp giải tỏa những thắc mắc và lo âu của bạn. Vì vậy, hãy cùng tìm hiểu những thông tin đó trong bài viết sau đây của Bác sĩ Nguyễn Thanh Xuân nhé!
Vết lõm vùng xương cùng là gì?
Khi trẻ sinh ra, bạn có thể thấy một vết lõm nhỏ khoảng vài mm, nông ở vùng xương cùng. Như đã nói, vết lõm này hầu như không yêu cầu một điều trị nào.
Trong số ít trường hợp, vết lõm này có thể liên quan đến một vài biến dạng tủy sống. Ví dụ như nó kèm theo một nhúm lông, mảng da thừa hoặc sự đổi màu da nào đó. Những vấn đề có thể tiềm tàng như tật nứt đứt sống, hội chứng tủy sống bám thấp.
Vàng da là tình trạng hay gặp ở bé sơ sinh. Liệu bạn đã hiểu rõ về tình trạng này? Tìm hiểu thêm: Vàng da sơ sinh: Những điều cần biết.
Một bác sĩ nhi khoa sẽ nhìn kỹ vào vết lõm xương cùng này. Dựa vào kích thước và đặc điểm đi kèm, bác sĩ sẽ xem đây có phải là dấu hiệu của sự bất thường không. Trong những trường hợp bất thường, bác sĩ có thể đề nghị sử dụng thêm một phương tiện chẩn đoán hình ảnh. Nếu sự bất thường được phát hiện, việc điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản.
Những dấu hiệu và triệu chứng
Triệu chứng duy nhất là sự xuất hiện của vết lõm. Đó là vết lõm nông thường ở cuối xương sống và ngay trên đỉnh mông.
Nguyên nhân
Các nhà khoa học vẫn chưa biết chính xác nguyên nhân thật sự của vết lõm này. Đó có thể là tình trạng dị tật bẩm sinh, nghĩa là một người sinh ra đã có. Nó hình thành cho những lý do chưa biết trong quá trình phát triển của thai nhi. Không có những yếu tố nguy cơ để phát triển thành vết lõm này.
Phân biệt vết lõm vùng xương cùng và u nang lông
Vết lõm vùng xương cùng có thể bị lầm lẫn với u nang lông. Nguyên nhân là do chúng thường xuất hiện ở cùng vị trí trên cơ thể, cuối xương cột sống và ngay trên mông. U nang lông là một túi chứa đầy dịch, lông tóc và mảnh vụn. Nếu bị nhiễm trùng, nó có thể bị sưng và gây đau. Đôi khi mủ và máu sẽ chảy ra tư nang này.
Vết lõm vùng xương cùng thường có khi trẻ được sinh ra. Trong khi đó, u nang lông thường phát triển sau khi sinh. Bất kỳ ai cũng có thể có u nang lông, nhưng nó thường xuất hiện ở người nam trẻ tuổi. Khi lông cơ thể mọc cuộn vào trong cùng với sự ẩm ướt quá mức có thể tạo ra môi trường cho sự nhiễm trùng.
Chẩn đoán như thế nào?
Vết lõm xương cùng được các bác sĩ dễ dàng quan sát thấy khi kiểm tra sức khỏe cho trẻ sơ sinh. Nếu vết lõm này không có đặc điểm gì khác thường, nó được coi là một vết lõm đơn giản. Tình trạng này thường không ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, các bác sĩ thường không có khuyến cáo nào.
Nếu vết lõm này rất lớn hoặc liên quan đến một búi lông, mảng da hay đổi màu da, bác sĩ sẽ đề nghị làm thêm xét nghiệm. Xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh học có thể được chỉ định để loại trừ những vấn đề về tủy sống.
Những xét nghiệm này có thể là:
- Siêu âm: Phương pháp không xâm lấn này sử dụng sóng âm tần số cao để tạo ra những hình ảnh cấu trúc của cơ thể.
- Cộng hưởng từ MRI: Nếu cần chi tiết hơn, bác sĩ của bạn có thể khuyến cáo chụp cộng hưởng từ. Phương tiện này dùng sóng radio và một từ trường mạnh để tạo ra những hình ảnh cắt ngang cơ thể.
Những biến chứng nào có thể xảy ra từ vết lõm xương cùng?
Ở vài trường hợp hiếm gặp, vết lõm vùng xương cùng có thể là một khiếm khuyết tủy sống tiềm ẩn. Có thể kể đến như tật nứt đốt sống hoặc hội chứng tủy sống bám thấp.
Tật nứt đốt sống xảy ra khi cột sống không đóng hoàn toàn xung quanh tủy sống. Hội chứng tủy sống bám thấp là tình trạng một phần tủy sống bám vào mô, hạn chế hoạt động của nó.
Một vết lõm vùng xương cùng nên được đánh giá bằng siêu âm hoặc MRI nếu nó:
- Đường kính có kích thước lớn hơn 5 mm.
- Đi kèm với những vết lõm khác.
- Cách lỗ hậu môn lớn hơn 2.5 cm.
- Đi kèm với những búi lông tóc, da đổi màu, hoặc mảnh da thừa.
- Vết lõm này sâu. Có nghĩa là dường như có một lỗ hổng bên trong vết lõm này mà bạn không thể thấy đáy của nó.
Trong một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Lưu trữ bệnh tật trẻ em, những vết lõm với đặc tính nêu trên có khả năng liên quan đến các vấn đề tủy sống cao gấp 6 lần so với những vết lõm đơn thuần.
Những phương pháp nào dùng để điều trị vết lõm vùng xương cùng?
Không có một phương pháp nào để điều trị vết lõm vùng xương cùng. Thỉnh thoảng, vết lõm này có thể tích tụ bụi bẩn, phân và mồ hôi. Điều này làm tăng nguy cơ nhiễm trùng hoặc kích ứng da. Giữ cho vùng da nơi này được sạch sẽ sẽ làm giảm các nguy cơ.
Nếu bạn có vết lõm xương cùng có bất kỳ dấu hiệu nào liên quan đến tủy sống, hãy đến gặp một bác sĩ chuyên khoa thần kinh. Những dấu hiệu liên quan đến tủy sống có thể là yếu cơ hoặc tê ở chân, mất sự kiểm soát bàng quang hoặc ruột.
Có thể ngăn ngừa được không?
Bởi vì khi sinh ra đã có nên không biện pháp nào có thể ngăn ngừa được.
Vết lõm xương cùng ảnh hưởng lên cuộc sống như thế nào?
Hẳn là bạn sẽ rất lo lắng khi thấy vết lõm bất thường này xuất hiện trên cơ thể con mình. Tuy nhiên, hãy yên tâm vì con của bạn sẽ được bác sĩ nhi khoa khám và đánh giá.
Vết lõm xương cùng khá phổ biến và thường không có vấn đề gì trong đa số trường hợp. Hiếm khi chúng là dấu hiệu cho thấy những khiếm khuyết tủy sống tiềm ẩn. Ngay cả khi những khiếm khuyết đó xảy ra, chúng thường nhẹ và không có triệu chứng. Hầu hết những người có vết lõm vùng xương cùng đều có cuộc sống bình thường và khỏe mạnh. Do đó, nó không ảnh hưởng đến hoạt động và lối sống của bạn.
Những thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu có bất kỳ thắc mắc hay lo lắng gì, hãy liên hệ ngay với bác sĩ của bạn.
Tóm lại, vết lõm xương cùng là một vết lõm nhỏ, nông. Vị trí thường gặp là ngay trên nếp giữa hai mông. Vết lõm này thường vô hại, không cần điều trị gì. Tuy nhiên, một số ít trường hợp, nó liên quan đến bất thường tủy sống. Hy vọng bài viết cung cấp được những thông tin hữu ích về vết lõm vùng xương cùng nhằm giải tỏa bớt lo âu của bạn đọc.
Từ khóa » đầu Lõm ở Giữa
-
Đỉnh đầu Lõm, ấn Vào Thấy đau Là Bệnh Gì? | Vinmec
-
Đỉnh đầu Bị Lõm, Dấu Hiệu Cảnh Báo Bệnh Gì? - AloBacsi
-
BS ơi, đỉnh đầu Của Em Có Vết Lõm? - AloBacsi
-
Đầu Bị Lõm ở Giữa - Tee 8 Academy
-
Join - Facebook
-
Top 14 đầu Lõm ở Giữa
-
Đầu Trẻ Sơ Sinh Bị Lõm Phía Sau Có Sao Không Và Cách Khắc Phục?
-
Thóp Trẻ Sơ Sinh Bị Lõm Nguy Hiểm Không & Cách Khắc Phục
-
Những Kiểu đau đầu Báo động Bệnh Cực Kỳ Nguy Hiểm - Tiền Phong
-
Hộp Sọ Bị Lõm Dần Là Bệnh Gì? - Cộng đồng Tâm Sự & Hỏi đáp Sức Khoẻ
-
Bị Lõm ở đỉnh đầu - Hỏi Đáp
-
Sự Thật Về Mũi Lõm Và Cách Khắc Phục Mũi Lõm Hiệu Quả
-
Đánh Giá Bệnh Nhân Hô Hấp - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Chấn Thương Đầu Nhẹ - Bệnh Viện FV - FV Hospital
-
Người Trung Niên Tự Nhiên Bị Lõm Trên đỉnh đầu, Vì Sao? - Finizz
-
Day ấn Huyệt Chữa đau đầu - Báo Sức Khỏe & Đời Sống