Vi Bằng Là Gì? Giá Trị Pháp Lý Của Vi Bằng? - AZLAW

Vi bằng là gì? Giá trị pháp lý của vi bằng?

Mẹo nhỏ: Tham gia nhóm hỗ trợ của AZLAW để được hỗ trợ và tư vấn MIỄN PHÍ các vấn đề liên quan trên Facebook tại đây hoặc liên hệ dịch vụ qua Zalo tại đây.

Vi bằng là gì? Giá trị pháp lý của vi bằng trong giao dịch. Các trường hợp được phép và không được phép lập vi bằng

Hằng ngày, chúng ta đều thấy nhiều trường hợp nói về vi bằng, mua nhà qua vi bằng… Vậy vi bằng là gì? Việc sử dụng vi bằng trong trường hợp nào, một số rủi ro khi sử dụng vi bằng trong các giao dịch là như thế nào? Theo quy định tại điều 2 nghị định 08/2020/NĐ-CP giải thích

Điều 2. Giải thích từ ngữTrong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:3. Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định này.

Theo quy định này, vi bằng có giá trị “chứng cứ” trong tố tụng và trong các quan hệ pháp lý khác cần phải chứng minh, chứng cứ thì vi bằng có thể được sử dụng như một loại chứng cứ để chứng minh.

Khác với việc công chứng chỉ có tác dụng với các trường hợp công chứng hợp đồng thuê nhà, văn bản, giấy tờ, xác nhận chữ ký thì vi bằng ghi lại sự kiện, hành vi…Theo khoản 3 điều 36 nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định:

Điều 36. Thẩm quyền, phạm vi lập vi bằng, giá trị pháp lý của vi bằng2. Vi bằng không thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính khác.3. Vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

Dù vi bằng có tác dụng chứng cứ trong hoạt động tố tụng, tuy nhiên cũng có một số nội dung không được phép lập vi bằng theo quy định tại điều 37 nghị định 08/2020/NĐ-CP

Điều 37. Các trường hợp không được lập vi bằng1. Các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 4 của Nghị định này.2. Vi phạm quy định về bảo đảm an ninh, quốc phòng bao gồm: Xâm phạm mục tiêu về an ninh, quốc phòng; làm lộ bí mật nhà nước, phát tán tin tức, tài liệu, vật phẩm thuộc bí mật nhà nước; vi phạm quy định ra, vào, đi lai trong khu vực câm, khu vực bảo vệ, vành đai an toàn của công trình an ninh, quốc phòng và khu quân sự; vi phạm quy định về bảo vệ bí mật, bảo vệ công trình an ninh, quốc phòng và khu quân sự.3. Vi phạm đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật Dân sự; trái đạo đức xã hội.4. Xác nhận nội dung, việc ký tên trong hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định thuộc phạm vi hoạt động công chứng, chứng thực; xác nhận tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt; xác nhận chữ ký, bản sao đúng với bản chính.5. Ghi nhận sự kiện, hành vi để chuyển quyền sử dụng, quyền sở hữu đất đai, tài sản không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu theo quy định của pháp luật.6. Ghi nhận sự kiện, hành vi để thực hiện các giao dịch trái pháp luật của người yêu cầu lập vi bằng.7. Ghi nhận sự kiện, hành vi của cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân đang thi hành công vụ.8. Ghi nhận sự kiện, hành vi không do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến.9. Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Việc lập vi bằng có thể áp dụng với một số giao dịch vô hiệu về mặt hình thức theo điều 129 Bộ luật dân sự 2015 như sau:

Điều 129. Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thứcGiao dịch dân sự vi phạm quy định điều kiện có hiệu lực về hình thức thì vô hiệu, trừ trường hợp sau đây:1. Giao dịch dân sự đã được xác lập theo quy định phải bằng văn bản nhưng văn bản không đúng quy định của luật mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó;2. Giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực.

Theo đó các giao dịch mà các bên đã thực hiện ít nhất 2/3 nghĩa vụ thì tòa án vẫn có thể công nhận hiệu lực. Tuy vậy vẫn cần lưu ý một số vấn đề, ví dụ đối với giao dịch được công nhận các bên sẽ tốn án phí cho tòa án, thủ tục mất nhiều thời gian, đối với một số trường hợp người bán chết sau khi làm vi bằng có thể xảy ra tranh chấp thừa kế và giao dịch có thể bị tuyên vô hiệu. Khi đó hai bên hoàn trả lại cho nhau những gì đã nhận thì lúc đó người mua thường sẽ là người chịu thiệt.

Liên hệ để được hỗ trợ

Yêu cầu gọi lại Tư vấn qua Facebook Tư vấn qua Zalo Bài trước Thành lập văn phòng đại diện (hồ sơ, trình tự, thủ tục) Bài tiếp Hiệu lực trở về trước (hồi tố) là gì?

Bài viết liên quan

  • Tư cách pháp nhân là gì? Ví dụ về pháp nhân?

  • Thủ tục xác minh điều kiện thi hành án

  • Tài sản là gì? Quy định pháp luật về tài sản?

  • Tuyên bố một người là đã chết

  • Áp dụng tương tự pháp luật là gì? Tại sao cần áp dụng tương tự pháp luật?

  • Mức án phí, lệ phí tòa án theo quy định hiện hành

  • Các biện pháp thi hành án

  • Thi hành án đối với tài sản chung

Tìm kiếm

Tìm kiếm cho:

AZLAW trên mạng xã hội

Theo dõi Facebook

Theo dõi Youtube

Tham gia AZLAW Group

Thông tin liên hệ

  • 0966899263
  • lienhe@azlaw.vn
  • https://azlaw.vn
  • V2-A02, Khu đô thị An Hưng, phường Dương Nội, quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội

  • 8h00 - 18h00

Từ khóa » Ví Dụ Về Vi Bằng Và Văn Bản Công Chứng