Vi Khuẩn HP Có Lây Không? Tìm Hiểu Sâu Hơn Về Vi ... - Gastimunhp

Theo một nghiên cứu của bệnh viện Bạch Mai phối hợp với Đại học Nagoya (Nhật Bản), 70% dân số Việt Nam nhiễm vi khuẩn HP. HP là nguyên nhân chính gây viêm loét dạ dày vác nhiều bệnh lý khác. Vậy, vi khuẩn HP có lây không và cần làm gì để tránh lây nhiễm khuẩn HP?

Vi khuẩn HP có lây không? (Ảnh minh họa)

Nội dung chính

  • 1 Vi khuẩn HP có lây không?
    • 1.1 Lây nhiễm trong gia đình
    • 1.2 Nơi đông người, gia đình đông con
    • 1.3 Vệ sinh, phòng dịch kém
    • 1.4 Khi thực hiện nội soi dạ dày
  • 2 Làm thế nào để hạn chế lây nhiễm vi khuẩn HP?
  • 3 Cần làm gì nếu dương tinh với vi khuẩn HP?
    • 3.1 Nhận diện các triệu chứng nhiễm khuẩn HP
    • 3.2 Điều trị

Vi khuẩn HP có lây không?

Câu trả lời là CÓ. Vi khuẩn HP   có nhiều trong nước bọt, trong mảng cao răng, trong niêm mạc dạ dày của người bệnh nên rất dễ lây từ người bệnh sang người lành thông qua đường tiêu hóa như: miệng- miệng, phân- miệng, dạ dày- miệng, dạ dày- dạ dày cụ thể như sau:

Lây nhiễm trong gia đình

Nếu một thành viên trong gia đình bị nhiễm khuẩn HP thì rất dễ lây cho người khác. Đặc biệt ở Việt Nam, do thói quen và tập tục ăn uống (chấm chung nước chấm, dùng chung bát đĩa, vv) khiến tỉ lệ lây nhiễm rất cao.

Nơi đông người, gia đình đông con

Những gia đình đông con, hoặc những nơi tập trung sống đông người làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm HP trong cộng đồng. Đặc biệt là ở những nước có tập tục ăn uống chung như Việt Nam. Ngoài ra, những người bị nhiễm HP hầu như không được chẩn đoán, cho đến khi xuất hiện triệu chứng mới đi xét nghiệm dạ dày và phát hiện, trong thời gian bệnh chưa được phát hiện, vi khuẩn có thể lây nhiễm từ người bệnh sang người lành.

Vệ sinh, phòng dịch kém

Nếu đồ ăn thức uống không được đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, cơ thể không làm vệ sinh sạch sẽ (không rửa tay sau khi đi vệ sinh, không rửa sạch tay khi chuẩn bị chế biến thực phẩm, vv) sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập sang người khác và làm chính bản thân tăng nguy cơ lây nhiễm HP. Cùng với đó, nếu việc phòng dịch kém, vệ sinh kém còn làm tăng nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn trong gia đình, khu vực sinh sống và lớn hơn là cộng đồng.

Khi thực hiện nội soi dạ dày

Do đặc điểm kỹ thuật của phương pháp nội soi (sử dụng một ống soi nhỏ luồn qua đường thực quản vào dạ dày để kiểm tra mức độ thương tổn) mà bệnh nhân cũng có thể nhiễm HP qua con đường này. Bởi nếu việc vệ sinh ống nội soi không được đảm bảo, thực hiện không đúng quy trình sẽ làm ống nội soi nhiễm HP và bệnh nhân không có vi khuẩn HP có thể bị lây nhiễm trong quá trình khám bệnh. Đây được coi là nguyên nhân quan trọng nhất, nó có thể khiến việc chẩn đoán bị nhầm lẫn.

Đáp: 1
Con đường lây nhiễm của vi khuẩn HP (Ảnh minh họa)

Làm thế nào để hạn chế lây nhiễm vi khuẩn HP?

Dựa vào các nguyên nhân khiến vi khuẩn HP lây nhiễm, các bác sĩ khuyên nên thực hiện các biện pháp dưới đây để phòng ngừa:

  • Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng trước khi ăn, trước khi chế biến thực phẩm và sau khi đi vệ sinh
  • Giữ vệ sinh nơi ở, chỗ ăn uống, môi trường xung quanh
  • Thực hiện ăn chín uống sôi
  • Khi trong nhà có người nhiễm HP thì không nên dùng chung đồ cá nhân, nên sử dụng bát đũa và nước chấm riêng. (Bạn cũng nên giải thích với họ sự nguy hại của vi khuẩn HP để họ không có cảm giác bị xa lánh).
  • Nếu bạn bị nhiễm HP, nên kịp thời điều trị và tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ. Đồng thời, chú ý để tránh lây nhiễm cho các thành viên trong gia đình.

Ngoài ra, trẻ em là một đối tượng rất dễ lây nhiễm vi khuẩn HP từ cha mẹ. Vì thế, cần đặc biệt chú ý các biện pháp phòng ngừa cho trẻ:

  • Không nhá cơm để bón cho trẻ
  • Vệ sinh sạch sẽ núm vú giả, bình bú và thìa đũa của trẻ
  • Vệ sinh cơ thể trẻ sạch sẽ
  • Giáo dục tốt cho trẻ việc vệ sinh cá nhân
Cần thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa khuẩn HP (Ảnh minh họa)

Cần làm gì nếu dương tinh với vi khuẩn HP?

Nhận diện các triệu chứng nhiễm khuẩn HP

Hầu hết bệnh nhân nhiễm HP không có triệu chứng lâm sàng. Khi có triệu chứng, chúng có thể bao gồm những điều sau đây:

  • Khó chịu ở bụng, gồm:
  • Đau dai dẳng
  • Cơn đau bụng xuất hiện hai đến ba giờ sau bữa ăn
  • Các cơn đau xuất hiện cách nhau vài ngày hoặc vài tuần
  • Đau vào ban đêm khi dạ dày trống rỗng
  • Cảm thấy đỡ hơ khi ăn hoặc uống thuốc kháng acid
  • Giảm cân
  • Ăn mất ngon
  • Đầy hơi
  • Ợ hơi
  • Buồn nôn
  • Nôn mửa

Các triệu chứng của nhiễm HP có thể giống với các tình trạng bệnh lý khác. Vì thế cần đi khám để được chẩn đoán chính xác.

Điều trị

Không phải ai nhiễm HP cũng cần điều trị, khoảng 10–20% bệnh nhân nhiễm Hp sẽ phát triển thành loét dạ dày tá tràng và 1% sẽ phát triển thành ung thư dạ dày; điều này còn tùy thuộc vào cơ địa, chủng HP nhiễm phải, tuổi tác, chế độ ăn uống, sinh hoạt, vv. Những trường hợp bắt buộc phải tiệt trừ HP đó là:

  • Có bệnh lý về dạ dày (viêm, loét, viêm teo niêm mạc, ung thư dạ dày đã phẫu thuật một phần)
  • Có người thân mắc ung thư dạ dày
  • Thiếu máu đã loại trừ các nguyên nhân khác
  • Thường xuyên phải sử dụng các loại thuốc giảm đau kháng viêm không steriod, chống kết tập tiểu cầu
  • Sống ở khu vực có tỉ lệ ung thư dạ dày cao
  • Xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn
  • Quá lo lắng về vi khuẩn Hp.

Vi khuẩn HP có thể tiệt trừ thành công bằng phác đồ điều trị HP gồm 2 kháng sinh kết hợp với thuốc giảm tiết acid dịch vị, tuy nhiên thực tế hiện nay do vi khuẩn HP kháng thuốc  ngày càng cao cho nên dẫn đến thất bại trong điều trị HP. Trong tình thế đó các nhà khoa học tại Nhật Bản đã tìm ra loại kháng thể có tác động lên vi khuẩn HP thông qua việc ức chế đặc hiệu men urease của vi khuẩn HP – kháng thể OvalgenHP .

Trong hơn 1 thập kỷ qua tính từ khi được đưa vào chương trình quốc gia phòng chống vi khuẩn Hp, kháng thể OvalgenHP đã góp phần làm giảm tỉ lệ nhiễm Hp trong cộng đồng người Nhật, giảm tỉ lệ mắc bệnh dạ dày và ung thư dạ dày. Tính tới thời điểm năm 2011, tỉ lệ trẻ em dưới 12 tuổi nhiễm khuẩn Hp tại Nhật Bản chỉ còn 1,8% – một con số vô cùng ấn tượng. Và các chuyên gia hoàn toàn có cơ sở để tin rằng, trong vòng 20 năm tới, Nhật Bản sẽ có một thế hệ mới hoàn toàn không nhiễm khuẩn Hp.

Ngoài ra,tại Nhật Bản và một số nước châu Á, OvalgenHP đã được sử dụng trên 10 năm qua dưới dạng các sản phẩm khác nhau gồm sữa chua(dạng đặc, dạng uống), bột hoặc dưới dạng viên nén. Kháng thể này khi sử dụng đơn độc cho thấy hiệu quả tốt trên người tình  nguyện có dương tính trong các nghiên cứu lâm sàng khác nhau, bao gồm ức chế sự xâm lấn của HP trong dạ dày, giảm đau và các chỉ số viêm dạ dày. Tham khảo thêm TẠI ĐÂY

Hiện tại, OvalgenHP đã được ứng dụng tại nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

  • Để tìm hiểu thêm về kháng thể OvalgenHP, bạn có thể tham khảo bài viết: Kháng thể OvalgenHP là gì?
  • Để tìm hiểu rõ hơn về phương pháp điều trị vi khuẩn HP, bạn có thể tham khảo bài viết sau: Phác đồ điều trị vi khuẩn HPĐột phá mới từ Nhật Bản 1

Nhiễm H.pylori ở người hiện đang là mối quan tâm hàng đầu trong việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Tổ chức Y tế Thế giới WHO phân loại vi khuẩn này là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư dạ dày. Chính vì thế, mỗi người trong chúng ta cần ý thức trong việc bảo vệ sức khỏe của bản thân, đồng thời có những kiến thức đúng đắn về bệnh để phòng ngừa lây nhiễm cũng như tránh lây nhiễm cho người khác. Mọi thông tin chi tiết còn thắc mắc, các bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 0986 316 151 / 0903 294 739, hoặc để lại bình luận để các chuyên gia tư vấn giải đáp cụ thể hơn.

Viết bình luận

Từ khóa » Khuẩn Hp Có Lây Ko