Vi Khuẩn HP Có Lây Không Và Phương Pháp điều Trị Bệnh Hiệu Quả

1. Tỷ lệ lây nhiễm của vi khuẩn HP rất cao

Thực tế vi khuẩn HP là một trong những chủng khuẩn dễ dàng lây nhiễm nhất qua tiếp xúc trực tiếp lẫn gián tiếp. Theo số liệu thống kê, có tới 2/3 dân số thế giới bị nhiễm khuẩn HP, trong đó khoảng 10% là tiến triển thành viêm loét dạ dày, tá tràng. Có thể thấy tốc độ lây nhiễm của khuẩn HP vô cùng nhanh chóng.

Vi khuẩn HP có lây không thắc mắc chung của rất nhiều người trên toàn cầu

Có tới 2/3 dân số thế giới nhiễm khuẩn HP

Theo nghiên cứu đặc điểm sinh vật học, Vi khuẩn HP có thể cư trú tại nhiều bộ phận trong cơ thể người, tuy nhiên đường tiêu hóa, đặc biệt là dạ dày, ruột non, tá tràng là khu vực gây bệnh chính của chúng. Tại đây, chúng bám vào niêm mạc cơ quan, sinh sản gây bệnh. Vi khuẩn hoạt động càng mạnh, nguy cơ bệnh lý và lây nhiễm càng cao.

Vi khuẩn HP có trong dịch nước bọt hoặc dịch tiêu hóa phân tán ra ngoài môi trường và gây lây nhiễm cho người tiếp xúc. Ngoài ra, vi khuẩn HP cũng có trong chất thải rắn của con người, nếu không xử lý đúng cách có thể là nguồn lây nhiễm lớn cho cộng đồng. Trong môi trường tự nhiên, vi khuẩn HP ở dạng xoắn chỉ tồn tại được một vài giờ, tuy nhiên chúng có thể sống trong nước đến 1 năm nếu ở dạng cầu.

2. Các con đường lây nhiễm của vi khuẩn HP

Nếu bạn thắc mắc vi khuẩn HP có lây không thì câu trả lời là có. Con đường lây nhiễm vi khuẩn HP chủ yếu như:

2.1. Lây nhiễm qua đường miệng

Qua tiếp xúc gần, ăn uống chung với người bệnh, người lành tính hoàn toàn có thể bị lây nhiễm vi khuẩn HP. Trẻ em cũng là đối tượng nguy cơ cao bởi người lớn thường có thói quen hôn hít, mớm thức ăn cho trẻ.

Vi khuẩn HP có lây không chúng có thể lây nhiễm từ người lớn sang trẻ em

Trẻ em có thể lây nhiễm HP từ người lớn

2.2. Lây nhiễm qua đường dạ dày

Khi thực hiện các thủ thuật y tế liên quan đến dạ dày hoặc các bộ phận đường tiêu hóa khác như: Lấy mẫu thử dịch vị dạ dày, nội soi dạ dày, khám miệng, thực quản,… nếu dụng cụ y tế không được khử trùng đúng cách, vi khuẩn HP có thể tồn tại trên đó. Khi người bệnh sau sử dụng, chúng sẽ theo dụng cụ này xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh.

2.3. Lây nhiễm qua đường phân

Phân của người bệnh cũng chứa vi khuẩn HP, việc không xử lý đúng cách, không vệ sinh tay bằng xà phòng hoặc không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm có thể gây vô tình phát tán nguồn bệnh.

3. Bị nhiễm vi khuẩn HP có đáng lo không?

Chúng ta thường nghe tới vi khuẩn HP là nguyên nhân chủ yếu gây ra các bệnh lý đường tiêu hóa, đặc biệt là viêm loét dạ dày. Vì thế khi nhiễm khuẩn HP, người bệnh hoàn toàn có nguy cơ phải đối mặt với các vấn đề sức khỏe mà chủng vi khuẩn này gây ra.

Vi khuẩn HP là loại vi khuẩn đặc biệt, có khả năng tiết men Urease giúp chúng tồn tại được trong môi trường acid mạnh của dạ dày con người. Tuy nhiên chủng khuẩn HP có đến hơn 200 loại khác nhau, không phải loại nào cũng gây bệnh lý. Thực tế chỉ một số ít loại vi khuẩn HP mang gen CagA mới gây viêm loét dạ dày, tá tràng, nguy cơ tiến triển sang ung thư dạ dày.

Vi khuẩn HP có lây không câu trả lời là có

Khuẩn HP chứa gen CagA có thể gây bệnh lý dạ dày tá tràng

Nguyên nhân do loại vi khuẩn HP mang gen CagA này dễ dàng tấn công vào niêm mạc dạ dày người, gây tổn thương kéo dài. Acid trong dịch vị dạ dày khiến cho tổn thương này bị viêm loét nặng hơn, gây ra rối loạn tiêu hóa.

Tuy nhiên, vi khuẩn HP không gây bệnh lý ngay khi bị viêm nhiễm mà phá hủy, gây bệnh âm thầm trong nhiều năm liền. Đôi khi cần đến 30 năm kể từ khi nhiễm khuẩn HP mang gen gây bệnh, các triệu chứng tổn thương mới bắt đầu xuất hiện.

Không thể phủ nhận một số loại vi khuẩn HP không những không gây bệnh viêm loét dạ dày tá tràng mà còn giữ vai trò như vi khuẩn cộng sinh giúp tiêu diệt tác nhân gây bệnh cho đường ruột. Như vậy không phải tất cả các trường hợp nhiễm khuẩn HP đều có nguy cơ tiến triển thành bệnh, tuy nhiên vẫn cần thường xuyên sàng lọc, kiểm tra và điều trị bệnh sớm nếu vi khuẩn gây hại.

Triệu chứng nhiễm khuẩn HP thường không rõ ràng, người bệnh rất khó phát hiện để sàng lọc điều trị. Hầu như chỉ khi chúng gây ra những triệu chứng bệnh lý đường tiêu hóa như: đầy bụng, khó tiêu, đau bụng vùng thượng vị, rối loạn tiêu hóa,… người bệnh mới đi thăm khám và kiểm tra. Các xét nghiệm vi khuẩn HP sẽ được bác sĩ xem xét chỉ định để xác định người bệnh có nhiễm vi khuẩn này không, từ đó tìm được liệu trình điều trị thích hợp.

Vi khuẩn HP có lây không cần thực hiện xét nghiệm

Xét nghiệm HP giúp chẩn đoán điều trị bệnh hiệu quả hơn

4. Điều trị vi khuẩn HP như thế nào?

Chỉ các trường hợp bệnh nhân nhiễm khuẩn HP bị viêm dạ dày kết hợp loét dạ dày, u MALT hoặc ung thư dạ dày. Ngoài ra các đối tượng nguy cơ cao cũng được điều trị tiêu diệt vi khuẩn như: có polyp dạ dày, viêm teo niêm mạc dạ dày, gia đình có tiền sử ung thư dạ dày,…

Hiện nay, biện pháp tiêu diệt vi khuẩn HP trong dạ dày là sử dụng kết hợp kháng sinh trong hai tuần, hiệu quả với khoảng 90% trường hợp bệnh nhân. Vì HP là loại vi khuẩn nên cần kết hợp điều trị kháng sinh với thuốc ức chế tiết acid dạ dày. Liệu trình dùng kháng sinh điều trị này có thể khiến bệnh nhân gặp phải một số tác dụng phụ như: lưỡi đen, tiêu chảy, rối loạn vị giác, ra phân đen,…

Vi khuẩn HP rất dễ kháng thuốc, vì thế bệnh nhân cần tuân thủ đúng liệu trình điều trị, thăm khám kiểm tra theo yêu cầu của bác sĩ. Vi khuẩn kháng thuốc thì việc điều trị gặp rất nhiều khó khăn, chúng cũng dễ dàng hoạt động gây bệnh hơn. Vi khuẩn HP hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu bệnh nhân tuân thủ phác đồ điều trị và thực hiện lối sống, sinh hoạt lành mạnh.

Vi khuẩn HP có lây không nên thăm khám bác sĩ

Có thể chữa khỏi nhiễm khuẩn HP nếu tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ

Như vậy, MEDLATEC đã thông tin đến bạn đọc trả lời thắc mắc vi khuẩn HP có lây nhiễm không, mức độ nguy hiểm cũng như liệu pháp điều trị hiệu quả.

Hiện MEDLATEC là địa chỉ thực hiện xét nghiệm và điều trị bệnh lý do vi khuẩn HP uy tín nhất cả nước hiện nay. Bệnh viện hội tụ các ưu điểm mà ít cơ sở y tế nào có thể sánh kịp như:

- Cơ sở y tế hiện đại bậc nhất như máy Test HUBT - 20 của hãng Headway, công nghệ Úc với đồng vị C13 an toàn, cho giá trị chẩn đoán cao (trên 95%), giúp kiểm tra vi khuẩn HP chính xác.

- Đội ngũ y bác sĩ nhiều năm trong nghề, tận tình và chuyên môn cao.

- Bệnh viện còn áp dụng thanh toán qua Bảo hiểm y tế và Bảo lãnh viện phí với gần 40 công ty Bảo hiểm khác nhau, giúp khách hàng tiết kiệm tối đa chi phí điều trị.

Nếu vẫn thắc mắc vi khuẩn HP có lây không, hãy liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 hoặc tới trực tiếp hệ thống Bệnh viện MEDLATEC trên toàn quốc để được các chuyên gia giải đáp.

Từ khóa » Khuẩn Hp Có Lây Ko