Vi Phạm Bán Hàng Rong Vỉa Hè Có Thể Bị Tịch Thu Phương Tiện?
Có thể bạn quan tâm
Tóm tắt câu hỏi
Vi phạm bán hàng rong vỉa hè có thể bị tịch thu phương tiện?
Chào luật sư, mấy hôm trước anh tôi đi bán rong ở vỉa hè bị công an tịch thu xe đạp, phương tiện . Tôi muốn hỏi luật sư, việc tịch thu tài sản của công an có đúng không? Việc xử phạt của anh tôi về việc vi phạm bán hàng rong vỉa hè thi bị xử lý thế nào? Mong luật sư giải đáp. Xin cám ơn.
Người gửi: Thu Hoài ( Hải Phòng)
( Ảnh minh họa:Internet) Tư vấn luật: 1900 6589
Luật sư tư vấn:
Xin chào bạn! cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới luật Việt Phong. Về câu hỏi của bạn, công ty luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn cho bạn như sau:
Theo Điều 12.1 Nghị định 71/2013 về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt.
Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người bán hàng rong hoặc bán hàng hóa nhỏ lẻ khác trên lòng đường đô thị, trên vỉa hè các tuyến phố có quy định cấm bán hàng, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điểm c Khoản 3, Điểm e Khoản 4 Điều này
Ngoài ra, cũng trong Nghị định này người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây mà tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần, ngoài việc xử phạt hành chính bằng tiền, tịch thu Giấy phép lái xe (tùy trường hợp) còn bị tịch phương tiện:
– Buông cả hai tay khi đang điều khiển xe; dùng chân điều khiển xe; ngồi về một bên điều khiển xe; nằm trên yên xe điều khiển xe; thay người điều khiển khi xe đang chạy; quay người về phía sau để điều khiển xe hoặc bịt mắt điều khiển xe;
– Điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị;
– Điều khiển xe chạy bằng một bánh đối với xe hai bánh, chạy bằng hai bánh đối với xe ba bánh;
– Điều khiển xe thành nhóm từ 02 xe trở lên chạy quá tốc độ quy định.
– Điều khiển xe đuổi nhau trên đường;
– Đi xe bằng một bánh đối với xe đạp, xe đạp máy; đi xe bằng hai bánh đối với xe xích lô;
– Điều khiển loại xe sản xuất, lắp ráp trái quy định tham gia giao thông;
– Điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng sản xuất, lắp ráp hoặc cải tạo trái quy định tham gia giao thông.
– Cải tạo các xe ô tô khác thành xe ô tô chở khách.
– Để phương tiện, thiết bị, vật liệu, hàng hóa, chất phế thải hoặc các vật phẩm khác trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt, hành lang an toàn giao thông đường sắt (trừ phương tiện, thiết bị, vật liệu phục vụ thi công, sửa chữa công trình đường sắt)
Tuy nhiên, người bán hàng trên vỉa hè sẽ bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm nếu có hành vi phạm hành chính nghiêm trọng do lỗi cố ý của cá nhân, tổ chức (Điều 26 Luật xử lý vi phạm hành chính). Ngoài ra, theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 81/2013/NĐ-CP thì việc quy định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm hành chính phải trên cơ sở các căn cứ sau đây:
+ Vi phạm nghiêm trọng được thực hiện do lỗi cố ý;
+ Vật, tiền, hàng hóa, phương tiện là tang vật trực tiếp của vi phạm hành chính hoặc được trực tiếp sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính, mà nếu không có vật, tiền, hàng hóa, phương tiện này, thì không thể thực hiện được hành vi vi phạm.
Hiện nay, pháp luật hiện nay chưa giải thích rõ thế nào là vi phạm hành chính nghiêm trọng. Thông thường, mức độ nghiêm trọng của tội phạm và vi phạm hành chính được xác định thông qua mức độ của hình phạt.
Ngoài ra, việc tạm giữ đối với tang vật, phương tiện: Theo quy định tại khoản 3 Điều 119 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định trong trường hợp cần ngăn chặn kịp thời vi phạm hành chính, hoặc để đảm bảo việc xử lý vi phạm hành chính, người có thẩm quyền có thể tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Cụ thể hơn tại khoản 1 Điều 125 luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 nêu rõ việc tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm chủ được thực hiện “trong trường hợp thật cần thiết”, bao gồm: nếu không tạm giữ thì không có cơ sở xử phạt hoặc nếu không tạm giữ thì tiếp tục gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội.
Việc tạm giữ tang vật, phương tiện phải được chấm dứt ngay sau khi xác minh được tình tiết làm căn cứ quyết định xử phạt, hành vi vi phạm không còn gây nguy hiểm cho xã hội hoặc quyết định xử phạt được thi hành.
Trên đây là tư vấn của công ty Luật Việt Phong về Vi phạm bán hàng rong vỉa hè có thể bị tịch thu phương tiện? Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.
Từ khóa » Hàng Rong Vỉa Hè
-
Xử Phạt Hành Vi Bán Hàng Rong, Lấn Chiếm Vỉa Hè Và Lòng đường
-
Bán Hàng Rong, Lấn Chiếm Vỉa Hè Có Bị Xử Phạt Hay Không ?
-
Hàng Rong Mưu Sinh Trên Vỉa Hè Huế - VnExpress
-
Bán Hàng Rong, Bán Hàng Hóa Nhỏ Lẻ Trên Vỉa Hè Các Tuyến Phố Có Bị ...
-
Quá Khủng Gánh Hàng Rong Của Chị Gái Gốc Huế Một Ngày Bán ...
-
Dân được Phường Bố Trí Chỗ Bán Hàng Rong Miễn Phí - PLO
-
Lấn Chiếm Vỉa Hè, Lòng đường Tái Diễn: Chẳng Lẽ Bó Tay?
-
Bán Hàng Rong ở Vỉa Hè - Thư Viện Pháp Luật
-
Sau Hơn 1 Năm Thí điểm, Mô Hình Bán Hàng Rong Vỉa Hè Tại TP.HCM ...
-
Cận Cảnh Nơi Thí điểm Mô Hình Bán Hàng Rong Vỉa Hè Sau Hơn 1 Năm ...
-
Hàng Rong Chiếm Dụng Vỉa Hè đường Giải Phóng - Hànộimới
-
Xử Phạt Hành Vi Bán Hàng Rong, Lấn Chiếm Vỉa Hè - Hànộimới
-
TP. Huế Thí điểm Cho Người Dân Bán Hàng Rong Trên Vỉa Hè Từ Tháng 4