Xử Phạt Hành Vi Bán Hàng Rong, Lấn Chiếm Vỉa Hè Và Lòng đường
Có thể bạn quan tâm
Mục lục bài viết
- 1 1. Quy định về hoạt động sử dụng đường phố:
- 2 2. Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ:
- 2.1 2.1. Việc sử dụng tạm thời một phần vỉa hè không vào mục đích giao thông:
- 2.2 2.2. Sử dụng tạm thời một phần lòng đường không vào mục đích giao thông:
- 2.3 2.3. Sử dụng tạm thời một phần hè phố, lòng đường để trông, giữ xe:
1. Quy định về hoạt động sử dụng đường phố:
Tóm tắt câu hỏi:
Em là Đức Anh. Mưu sinh bằng nghề bán cá ở vỉa hè gần các cổng công ty trên địa bàn xã Thuận An, Bình Dương. hôm qua em bị 1 chú dân quân tự vệ bắt mất 2 mẹt đựng cá và cái cân (Chú dân quân đi xe máy 1 mình ) Diện tích bày bán của em 2 cái mẹt gần 1m. Công ty tư vấn giúp em bây giờ làm sao để em xin lại được đồ bán hàng. Với lại Em sẽ bị xử phạt biên bản hết bao nhiêu tiền ạ. ( Em nhận sai khi buôn bán dong trên vỉa hè ạ )
Luật sư tư vấn:
Quy định về sử dụng đường phố như sau:
“1. Lòng đường và hè phố chỉ được sử dụng cho mục đích giao thông.
2. Các hoạt động khác trên đường phố phải thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 35 của Luật này, trường hợp đặc biệt, việc sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố vào mục đích khác do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng không được làm ảnh hưởng đến trật tự, an toàn giao thông.
3. Không được thực hiện các hành vi sau đây:
a) Các hành vi quy định tại khoản 2 Điều 35 của Luật này;”
Theo Điểm a, khoản 2, điều 35 Luật Giao thông đường bộ có quy định như sau:
“2. Không được thực hiện các hành vi sau đây:
a) Họp chợ, mua, bán hàng hóa trên đường bộ;”
Như vậy, hành vi buôn bán trên vỉa hè của bạn là vi phạm Luật Giao thông đường bộ 2008 và việc nhân viên trật tự đô thị tịch thu hai mẹt đựng cá và cái cân của bạn là theo đúng quy định của pháp luật. Bạn chỉ có thể buôn bán trên vỉa hè hoặc đường đi bộ nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2, điều 35 Luật Giao thông đường bộ. Việc sử dụng hè phố vào việc kinh doanh buôn bán hàng hóa sẽ được ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành danh mục công trình và tuyến phố được phép sử dụng hè phố vào việc kinh doanh buôn bán và thời gian được buôn bán, nơi bạn sinh sống vỉa hè có được sử dụng vào việc buôn bán kinh doanh không phụ thuộc vào danh mục này, bạn có thể tự tham khảo quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương.
Về mức xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp của bạn được áp dụng theo căn cứ tại khoản 1, Điều 12 Nghị định 46/2016/NĐ-CP như sau:
“1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân, từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Bán hàng rong hoặc bán hàng hóa nhỏ lẻ khác trên lòng đường đô thị, trên vỉa hè các tuyến phố có quy định cấm bán hàng, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điểm c Khoản 2, Điểm b Khoản 4, Điểm e Khoản 5 Điều này;”
Như vậy, với hành vi buôn bán trên vỉa hè tại thị xã Thuận An của bạn thì bạn có thể bị phạt tiền cảnh cáo từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng. Nếu sau khi bị xử phạt mà bạn vẫn tiếp tục thực hiện hành vi buôn bán, lấn chiếm vỉa hè thì mức xử phạt vi phạm hành chính sẽ khác nhau.
2. Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ:
Theo quy định tại Nghị định 100/2013/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 11/2010/NĐ-CP quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ quy định về việc sử dụng vỉa hè như sau:
2.1. Việc sử dụng tạm thời một phần vỉa hè không vào mục đích giao thông:
Vỉa hè chỉ được phép sử dụng tạm thời không vào mục đích giao thông trong các trường hợp sau:
– Sử dụng trong thời gian ngắn về tiến hành tổ chức tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; thời gian sử dụng không quá 30 ngày. Trường hợp sử dụng vỉa hè trên 30 ngày phải được sự đồng ý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
– Trong trường hợp các nhà gần mặt đường nhưng vì điều kiện diện tích đất không cho phép để xe khi nhà có tang lễ thì có thể tổ chức đám tang và điềm trông giữ xe phục vụ đám tang của hộ gia đình, thời gian không quá 48 giờ, trường hợp đặc biệt không quá 72 giờ.
– Trong trường hợp nhà gần mặt đường, diện tích nhà quá hẹp thì có thể tổ chức đám cưới và điểm trông giữ xe phục vụ đám cưới của hộ gia đình, thời gian sử dụng không quá 48 giờ.
– Trong một năm ở các phố phường có thể diễn ra các hoạt động văn nghệ, văn hóa thể thao tổng một khoảng thời gian nhất định thì có thể láy vỉa hè là điểm trông giữ xe phục vụ các hoạt động văn hóa, thể thao, lễ hội, diễu hành, thời gian không quá thời gian tổ chức hoạt động đó.
– Trong trường hợp hộ gia đình đang thi công công trình xây dựng thì có thể mượn vỉa hè là điểm trung chuyển vật liệu, phế tải xây dựng để phục vụ thi công công trình của hộ gia đình trong khoảng thời gian từ 22 giờ đêm ngày hôm trước đến 6 giờ sáng ngày hôm sau.
Theo quy định về sử dụng vỉa hè tạm thời không vào mục đích giao thông phải đảm bảo các điều kiện như sau:
+ Phần vỉa hè còn lại dành cho người đi bộ có chiều rộng tối thiểu là 1,5 mét
+ Vỉa hè có kết cấu chịu lực phù hợp với trường hợp được sử dụng tạm thời.
2.2. Sử dụng tạm thời một phần lòng đường không vào mục đích giao thông:
Việc sử dụng tạm thời một phần lòng đường không vào mục đích giao thông không được gây mất trật tự, an toàn giao thông.
Lòng đường được phép sử dụng tạm thời không vào mục đích giao thông trong các trường hợp dưới đây:
– Hoạt động văn nghệ, thể thao có thể được diễn ra trong một khoảng thời gian cố định trong năm tại các phố, phường thì có thể mượn lòng đường điểm trông, giữ xe ô tô phục vụ các hoạt động văn hóa, thể thao, diễu hành, lễ hội; thời gian sử dụng tạm thời lòng đường không quá thời gian tổ chức hoạt động đó;
– Như chúng ta thấy, ở thành phố tại các điểm lòng đường thường sẽ có xe thu rác thải vào ban đêm, chính vì vậy lòng đường sẽ là điểm trung chuyển rác thải sinh hoạt của doanh nghiệp vệ sinh môi trường đô thị; thời gian sử dụng từ 22 giờ đêm ngày hôm trước đến 6 giờ sáng ngày hôm sau.
– Vị trí lòng đường được phép sử dụng tạm thời không vào mục đích giao thông phải đáp ứng đủ các điều kiện dưới đây:
+ Không nằm trên tuyến quốc lộ đi qua đô thị để tránh các trường hợp phương tiện đi lại quá đông, lòng đường hẹp ảnh hưởng đến an toàn giao thông;
+ Khi sử dụng tạm thời phần lòng đường thì người sử dụng cần chú ý đến việc phần lòng đường còn lại dành cho các loại phương tiện có bề rộng tối thiểu bố trí đủ 02 làn xe cho một chiều đi;
+ Lòng đường có kết cấu chịu lực phù hợp với trường hợp được phép sử dụng tạm thời.
– Thẩm quyền quản lý lòng đường thuộc về Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định thủ tục hành chính về cho phép sử dụng tạm thời lòng đường được quy định tại Điều này.
2.3. Sử dụng tạm thời một phần hè phố, lòng đường để trông, giữ xe:
Việc sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố để trông, giữ xe có thu phí không được gây mất trật tự, an toàn giao thông.
Vị trí hè phố, lòng đường được phép sử dụng tạm thời có kết cấu chịu lực phù hợp với trường hợp được phép sử dụng tạm thời và phải đáp ứng đủ các điều kiện dưới đây:
+ Phần lòng đường sử dụng không nằm trên tuyến quốc lộ đi qua đô thị bởi lẽ các tuyến đường này có rất nhiều phương tiện di chuyển, việc sử dụng lòng đường nằm trên trục đường này ảnh hưởng rất lớn trong việc đi lại và an toàn giao thông
+ Người sử dụng phần lòng đường tạm thời cần chú ý đến phần lòng đường còn lại dành cho các loại phương tiện có bề rộng tối thiểu bố trí đủ 02 làn xe cơ giới và 01 làn xe thô sơ cho một chiều đi;
+ Người sử dụng lòng đường cần chú để đến phần lòng đường cho còn lại dành cho người đi bộ có bề rộng tối thiểu đạt 1,5 mét.
– Thẩm quyền quản lý thực hiện các thủ tục hành chính được giao Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lập, phê duyệt và tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng tạm thời hè phố, lòng đường; quy định thủ tục hành chính về cho phép sử dụng tạm thời hè phố, lòng đường theo quy định
– Giao toàn bộ trách nhiệm, quyền hạn cho Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý, khai thác sử dụng tạm thời một phần hè phố, lòng đường để trông giữ xe, việc thu phí và nộp ngân sách nhà nước.
Như vậy, trong nghị định này đã quy định rất rõ ràng về các trường hợp, điều kiện chung được sử dụng lòng đường, vỉa hè ở những nơi tại thành phố khu đô thị. Người sử dụng phải tuân theo những quy định đó và phải đảm bảo việc sử dụng lòng đường hay vỉa hè đều phải đảm bảo không gây ảnh hưởng đến trật tự, an toàn giao thông và được sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền, tránh việc cố ý lạm dụng vỉa hè, lòng đường để buôn bàng các mặt hàng kiếm thu nhập theo đúng với pháp luật đã quy định. Trường hợp cố ý sử dụng trái phép sẽ bị thu giữ và xử lý theo thủ tục hành chính.
Cơ sở pháp lý:
– Căn cứ theo Luật Giao thông đường bộ năm 2008 về sử dụng đường phố và các hoạt động khác trên đường phố
– Nghị định 100/2013/NĐ-CP
Từ khóa » Hàng Rong Vỉa Hè
-
Bán Hàng Rong, Lấn Chiếm Vỉa Hè Có Bị Xử Phạt Hay Không ?
-
Hàng Rong Mưu Sinh Trên Vỉa Hè Huế - VnExpress
-
Vi Phạm Bán Hàng Rong Vỉa Hè Có Thể Bị Tịch Thu Phương Tiện?
-
Bán Hàng Rong, Bán Hàng Hóa Nhỏ Lẻ Trên Vỉa Hè Các Tuyến Phố Có Bị ...
-
Quá Khủng Gánh Hàng Rong Của Chị Gái Gốc Huế Một Ngày Bán ...
-
Dân được Phường Bố Trí Chỗ Bán Hàng Rong Miễn Phí - PLO
-
Lấn Chiếm Vỉa Hè, Lòng đường Tái Diễn: Chẳng Lẽ Bó Tay?
-
Bán Hàng Rong ở Vỉa Hè - Thư Viện Pháp Luật
-
Sau Hơn 1 Năm Thí điểm, Mô Hình Bán Hàng Rong Vỉa Hè Tại TP.HCM ...
-
Cận Cảnh Nơi Thí điểm Mô Hình Bán Hàng Rong Vỉa Hè Sau Hơn 1 Năm ...
-
Hàng Rong Chiếm Dụng Vỉa Hè đường Giải Phóng - Hànộimới
-
Xử Phạt Hành Vi Bán Hàng Rong, Lấn Chiếm Vỉa Hè - Hànộimới
-
TP. Huế Thí điểm Cho Người Dân Bán Hàng Rong Trên Vỉa Hè Từ Tháng 4