Vi Phạm Hành Chính Là Gì, Lấy Ví Dụ Minh Họa? - Luật Hùng Sơn
Có thể bạn quan tâm
Vi phạm hàng chính là gì? Xử phạt vi phạm hành chính là cụm từ thường xuyên được nhắc đến trong cuộc sống, thế nhưng không phải ai cũng hiểu rõ vi phạm hành chính là gì. Bài viết dưới đây sẽ giúp cho bạn đọc hiểu rõ hơn về các vấn đề pháp lý liên quan đến câu hỏi “Vi phạm hành chính là gì?”
- Vi phạm hành chính là gì, lấy ví dụ minh họa?
- Vi phạm hành chính trong tiếng anh là gì?
- Đặc điểm của vi phạm hành chính
- Nguyên tắc khi xử lý vi phạm hành chính
- Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính: (điều 3)
- Nguyên tắc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính:
- Đối tượng bị xử lý vi phạm hành chính
- Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính gồm:
- Các đối tượng bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính gồm:
- Trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính
- Các hình thức xử lý vi phạm hành chính
- Xử phạt vi phạm hành chính
- Biện pháp xử lý hành chính
- Biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính
Vi phạm hành chính là gì, lấy ví dụ minh họa?
Theo quy định tại Điều 2 Luật xử lý vi phạm hành chính thì hiểu rằng: Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt về vi phạm hành chính.
Ví dụ minh họa về vi phạm hành chính:
- Chị B bán trái cây trên vỉa hè, tại nơi có quy định cấm bán hàng rong. Việc chị B bán trái cây là hành vi vi phạm hành chính, cụ thể là vi phạm kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Hành vi của chị B sẽ bị phạt tiền theo quy định pháp luật.
- Anh C điều khiển xe mô tô khi tham gia giao thông nhưng không đội mũ bảo hiểm. Hành vi của anh C là hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và sẽ bị phạt tiền theo quy định pháp luật.
Vi phạm hành chính trong tiếng anh là gì?
Những thuật ngữ về vi phạm hành chính trong tiếng anh như:
- Vi phạm hành chính: Administrative violation;
- Xử phạt vi phạm hành chính: Sanctioning of an administrative violation;
- Xử lý vi phạm hành chính: Administrative violation handling;
- Quyết định xử phạt vi phạm hành chính: Administrative sanctioning decision
- Biên bản vi phạm hành chính: The written record of the administrative violation.
Đặc điểm của vi phạm hành chính
- Vi phạm hành chính là hành hành vi trái pháp luật xâm hại đến các quy tắc quản lý nhà nước. Các hành vi vi phạm thể hiện qua hành động hoặc không hành động.
- Lỗi trong vi phạm hành chính là lỗi cố ý hoặc vô ý. Lỗi cố ý là lỗi mà chủ thể có hành vi vi phạm hành chính viết được tính nguy hại của hành vi của mình, biết được hậu quả nhưng vẫn cố ý thực hiện. Lỗi vô ý là lỗi mà chủ thể vi phạm không nhận thức được tính chất nguy hiểm của hành vi đó, không nhận thức được hậu quả xảy ra hoặc nhận thức được nhưng cho rang hậu quả không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được.
- Các hành vi phạm hành chính phải bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
Nguyên tắc khi xử lý vi phạm hành chính
Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính: (điều 3)
- Mọi vi phạm hành chính đều phải được phát hiện và ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo quy định.
- Việc xử phạt vi phạm hành chính phải được tiến hành nhanh chóng, tiến hành công khai, khách quan, đúng với thẩm quyền, đảm bảo được công bằng và đúng theo quy định của pháp luật. Phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm và các tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng.
- Chỉ được xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính. Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần. Nếu trường hợp nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mọi người sẽ đều bị xử phạt về hành vi hành chính đó. Nếu một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm, trừ trường hợp hành vi vi phạm nhiều lần được coi là tình tiết tăng nặng.
- Những người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh hành vi vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt hoặc tự mình hoặc thông qua người đại diện chứng minh mình không vi phạm.
- Cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 2 lần so với cá nhân.
Nguyên tắc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính:
- Áp dụng biện pháp xử lý hành chính đối với cá nhân nếu thuộc một trong các đối tượng theo quy định của pháp luật.
- Việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính phải được tiến hành một cách nhanh chóng, tiến hành công khai, khách quan, đúng với thẩm quyền, đảm bảo được công bằng và đúng theo quy định của pháp luật.
- Việc quyết định thời hạn áp dụng các biện pháp xử lý hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm và các tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng.
- Người có thẩm quyền áp dụng biện pháp hành chính có trách nhiệm chứng minh hành vi vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính hoặc tự mình hoặc thông qua người đại diện chứng minh mình không vi phạm.
Đối tượng bị xử lý vi phạm hành chính
Đối tượng bị xử lý vi phạm hành chính chia ra đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính và đối tượng bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính:
Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính gồm:
- Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi: đối tượng này bị xử phạt vi phạm hành chính về các hành vi vi phạm hành chính do cố ý;
- Người từ đủ 16 tuổi trở lên sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính đối với mọi hành vi vi phạm hành chính;
- Người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân vi phạm hành chính thì cũng bị xử lý như đối với các công dân khác, trong trường hợp cần áp dụng hình thức phạt tước quyền sử dụng giấy phép, các chứng chỉ hành nghề hoặc bị đình chỉ hoạt động có thời hạn liên quan đến quốc phòng, an ninh thì người xử phạt đề nghị cơ quan, đơn vị Quân đội nhân dân hoặc Công an nhân dân có thẩm quyền xử lý;
- Tổ chức bị sẽ xử phạt vi phạm hành chính về mọi hành vi vi phạm hành chính do mình gây ra;
- Cá nhân, tổ chức nước ngoài nếu vi phạm hành chính trong lãnh thổ, vùng tiếp giáp hành thổ, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; trên tàu bay mang quốc tịch Việt Nam, tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật Việt Nam, (trừ những trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác)
Các đối tượng bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính gồm:
- Đối tượng bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn gồm:
- Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý
- Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng do cố ý
- Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi đã bị 02 lần xử phạt về vi phạm hành chính và trong thời hạn 6 tháng đã bị lập biên bản vi phạm hành chính tại lần vi phạm thứ ba về một trong các hành vi gây rối trật tự công cộng, trộm cắp tài sản, đánh bạc, đua xe trái phép, lừa đảo.
- Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi đã 02 lần bị xử phạt vi phạm hành chính và trong thời hạn 6 tháng bị lập biên bản vi phạm hành chính tại lần vi phạm thứ 3 về một trong các hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác, gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe của người khác hoặc chiếm giữ trái phép tài sản, hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác hoặc gây rối trật tự công cộng, trộm cắp tài sản, lừa đảo, đánh bạc, đua xe trái phép nhưng không phải là tội phạm.
- Người từ đủ 14 tuổi trở lên đã bị xử phạt 2 lần và trong thời hạn 6 tháng bị lập biên bản vi phạm hành chính tại lần vi phạm thứ 3 về hành vi sử dụng trái phép chất ma túy.
- Người từ đủ 18 tuổi trở lên đã 02 lần bị xử phạt vi phạm hành chính và trong thời hạn 6 tháng bị lập biên bản vi phạm hành chính tại lần vi phạm thứ 3 về một trong các hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác, gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc chiếm giữ trái phép tài sản, hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác hoặc gây rối trật tự công cộng, trộm cắp tài sản, lừa đảo, đánh bạc, đua xe trái phép, ngược đãi hoặc có hành vi hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người đã có công nuôi dưỡng mình nhưng không phải là tội phạm.
- Đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng:
- Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng theo quy định của pháp luật.
- Người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng theo quy định.
- Người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi thực hiện một trong các hành vi có dấu hiệu một tội phạm nghiêm trọng do cố ý theo quy định pháp luật, một trong các hành vi gây rối trật tự công cộng, trộm cắp tài sản, đánh bạc, lừa đảo, đua xe trái phép và đã bị áp dụng các biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
- Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thực hiện một trong các hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác, gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe của người khác hoặc chiếm giữ trái phép tài sản, hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác hoặc gây rối trật tự công cộng, trộm cắp tài sản, lừa đảo, đánh bạc, đua xe trái phép nhưng không phải là tội phạm. và đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
- Lưu ý: Biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng không áp dụng đối với: Người không có năng lực trách nhiệm hành chính; đang mang thai có chứng nhận của cơ sở khám bệnh từ tuyến huyện trở lên; phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi đã được UBND cấp xã xác nhận.
- Đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc:
- Người từ đủ 18 tuổi trở lên đã bị xử phạt vi phạm hành chính 2 lần và trong vòng 6 tháng bị lập biên bản vi phạm hành chính tại làn vi phạm thứ 3 về một trong các hành vi xúc phạm đến nhân phẩm và danh dự của người khác, gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe của người khác hoặc chiếm giữ trái phép tài sản, hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác hoặc gây rối trật tự công cộng, trộm cắp tài sản, lừa đảo, đánh bạc, đua xe trái phép, ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình nhưng không phải là tội phạm và không có nơi cư trú ổn định.
- Người từ đủ 18 tuổi trở lên thực hiện một trong các hành vi xúc phạm đến nhân phẩm và danh dự của người khác, gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc chiếm giữ trái phép tài sản, hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác hoặc gây rối trật tự công cộng, trộm cắp tài sản, lừa đảo, đánh bạc, đua xe trái phép, ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình nhưng không phải là tội phạm và trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã.
- Lưu ý biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc không áp dụng đối với các trường hợp: người không có năng lực trách nhiệm hành chính; người chưa đủ 18 tuổi; nữ trên 55 tuổi và nam trên 60 tuổi; người đang mang thai có chứng nhận của cơ sở khám bệnh từ tuyến huyện trở lên; phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi đã được UBND cấp xã xác nhận.
- Đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc:
- Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên.
- Lưu ý biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc không áp dụng đối với: Người không có năng lực trách nhiệm hành chính; người đang mang thai có chứng nhận của cơ sở khám bệnh từ tuyến huyện trở lên; phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi đã được UBND cấp xã xác nhận.
- Lưu ý: Đối tượng bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính không bao gồm người nước ngoài.
Trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính
Luật cũng có quy định về các trường hợp không bị xử phạt vi phạm hành chính sau:
- Thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong tình thế cấp thiết;
- Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do phòng vệ chính đáng;
- Thực hiện hành vi vi phạm hành chính vì có sự kiện bất ngờ;
- Thực hiện hành vi vi phạm hành chính vì có sự kiện bất khả kháng;
- Người thực hiện hành vi vi phạm hành chính không có năng lực trách nhiệm hành chính;
- Người thực hiện hành vi vi phạm hành chính thực hiện hành vi vi phạm hành chính chưa đủ tuổi bị xử phạt hành chính theo quy định.
Các hình thức xử lý vi phạm hành chính
Xử phạt vi phạm hành chính
Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính gồm:
- Cảnh cáo;
- Phạt tiền;
- Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
- Tịch thu các tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính
- Trục xuất
Biện pháp xử lý hành chính
Các biện pháp xử lý hành chính gồm:
- Biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn: là biện pháp để giáo dục, quản lý các đối tượng theo quy định tại nơi cư trú trong trường hợp nhận thấy không cần thiết phải cách ly họ khỏi cộng đồng.
- Biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng: là biện pháp áp dụng đối các trường hợp theo quy định nhằm mục đích giúp họ học văn hóa, học nghề, sinh hoạt và lao động dưới sự quản lý của nhà trường.
- Biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc: là biện pháp áp dụng đối với các trường hợp theo quy định để lao động, học văn hóa, học nghề và sinh hoạt dưới sự quản lý của cơ sở giáo dục bắt buộc.
- Biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc: là biện pháp áp dụng đối với các đối tượng theo quy định để chữa bệnh, làm lao động, học văn hóa, học nghề dưới sự quản lý của cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính
Các biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính gồm:
- Nhắc nhở;
- Quản lý tại gia đình;
- Giáo dục dựa vào cộng đồng.
Trên đây là quan điểm của Luật Hùng Sơn xoay quanh các vấn đề pháp lý liên quan đến “Vi phạm hành chính là gì?”. Hy vọng bài viết mang đến nhiều thông tin hữu ích cho bạn đọc.
5/5 - (1 bình chọn)Từ khóa » Ví Dụ Phạt Hành Chính
-
Vi Phạm Hành Chính Là Gì ? Cho Ví Dụ Về Vi Phạm Hành Chính ?
-
Vi Phạm Hành Chính Là Gì? Ví Dụ Về Vi Phạm Hành Chính
-
Ví Dụ Về Vi Phạm Hành Chính 2022 - Pháp Luật
-
Vi Phạm Hành Chính Là Gì, Lấy Ví Dụ Minh Họa? | Vạn Luật
-
Những Ví Dụ Về Vi Phạm Hành Chính Hay Nhất
-
Ví Dụ Về Vi Phạm Hành Chính 2022 - Luật Hoàng Phi
-
Vi Phạm Hành Chính Là Gì? Đặc điểm Của Vi Phạm Hành Chính?
-
Vi Phạm Hành Chính Là Gì? Các Hình Thức, Nguyên Tắc Xử Phạt?
-
[DOC] 19 TÌNH HUỐNG HỎI ĐÁP VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH ...
-
Vi Phạm Hành Chính Nhiều Lần Là Gì? Cho Ví Dụ Cụ Thể.
-
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH NÓI CHUNG
-
Sự Khác Biệt Giữa Xử Phạt Và Xử Lý Vi Phạm Hành Chính - Trang Chủ
-
Vi Phạm Hành Chính Là Gì? Mức Phạt Tối đa Là Bao Nhiêu?