Vi Phạm Hành Chính Là Gì? Ví Dụ Về Vi Phạm Hành Chính
Có thể bạn quan tâm
Mục lục bài viết
- 1. Vi phạm hành chính là gì?
- 2. Đặc điểm của vi phạm hành chính
- 2.1 Thứ nhất, vi phạm hành chính là hành vi trái pháp luật.
- 2.2 Thứ hai, vi phạm hành chính là hành vi có lỗi, do chủ thể có năng lực trách nhiệm hành chính thực hiện.
- 2.3 Thứ ba, vi phạm hành chính phải bị xử lý theo quy định của pháp luật.
- 2.4 Ví dụ về vi phạm hành chính:
- 3. Các trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính
1. Vi phạm hành chính là gì?
Khái niệm vi phạm hành chính được quy định tại khoản 1 điều 2 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 như sau: “Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.”
Theo đó, các hành vi vi phạm hành chính phải là hành vi có lỗi, xâm phạm đến quy tắc quản lý nhà nước mà chưa đến mức được coi là tội phạm và theo quy định pháp luật phải bị xử phạt hành chính.
2. Đặc điểm của vi phạm hành chính
Từ định nghĩa trên, có thể thấy vi phạm hành chính gồm 3 đặc điểm sau:
Thứ nhất, vi phạm hành chính là hành vi trái pháp luật.
Một hành vi của cá nhân, tổ chức được coi là vi phạm hành chính khi nó trái quy định pháp luật và xâm phạm đến các nguyên tắc quản lý nhà nước. Hành vi này được thể hiện dưới dạng hành động (chủ thể thực hiện những hành vi mà pháp luật hành chính ngăn cấm) hoặc không hành động (chủ thể không thực hiện những hành vi mà pháp luật hành chính bắt buộc phải làm).
Bên cạnh đó, những hành vi vi phạm hành chính sẽ không được coi là tội phạm và không phải chịu trách nhiệm hình sự.
Thứ hai, vi phạm hành chính là hành vi có lỗi, do chủ thể có năng lực trách nhiệm hành chính thực hiện.
Lỗi là dấu hiệu quan trọng nhất để xác định hành vi của chủ thể, thể hiện mặt chủ quan, ý chí của người thực hiện. Lỗi trong vi phạm hành chính bao gồm lỗi cố ý hoặc vô ý:
- Lỗi cố ý: chủ thể nhận thức được tính chất nguy hại của hành vi, thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi của mình gây ra nhưng vẫn cố tình thực hiện và mong muốn điều đó xảy ra hoặc tuy không mong muốn nhưng có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.
- Lỗi vô ý: chủ thể không nhận thức được tính chất nguy hại của hành vi mặc dù có thể hoặc cần phải nhận thức được hoặc nhận thức được nhưng cho rằng hậu quả không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được hậu quả xảy ra.
Thứ ba, vi phạm hành chính phải bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 sửa đổi, bổ sung năm 2020 đã quy định cụ thể các nguyên tắc (điều 3), đối tượng (điều 5) và hình thức xử phạt các hành vi vi phạm hành chính. Trong đó, các hình thức xử phạt hành chính theo điều 21 bao gồm:
- Cảnh cáo;
- Phạt tiền;
- Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
- Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính (sau đây gọi chung là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính);
- Trục xuất.
Các cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính có thể bị áp dụng các biện pháp xử phạt nêu trên. Theo đó, biện pháp cảnh cáo và phạt tiền chỉ được quy định và áp dụng là hình thức xử phạt chính, trong khi đó những biện pháp còn lại có thể là hình thức xử phạt chính hoặc hình thức xử phạt bổ sung. Ngoài ra, mức phạt cụ thể đối với từng hành vi vi phạm được quy định tại các văn bản pháp luật khác nhau thuộc từng lĩnh vực.
Ví dụ về vi phạm hành chính:
- Anh A, 20 tuổi, điều khiển xe máy chạy quá tốc độ quy định 5km/h trên đường bộ và bị CSGT tạm dừng phương tiện để xử phạt. Hành vi này của anh A đã vi phạm vào điểm c khoản 2 điều 6 Nghị định 100/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Như vậy, anh A sẽ bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền từ 300.000 – 400.000 đồng, theo quy định tại điểm k khoản 34 điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP sửa đổi bổ sung điểm c khoản 2 điều 6 Nghị định 100/NĐ-CP.
- Chị B là chủ kinh doanh một quán ăn nhỏ trên địa bàn thành phố. Do tình hình dịch bệnh nên Uỷ ban nhân dân tỉnh đã có quy định yêu cầu các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống chỉ được mở bán đến 21h. Tuy nhiên, thời điểm cơ quan chức năng vào kiểm tra, quán ăn của chị B vẫn đang phục vụ khách hàng lúc 22h. Trong trường hợp này, chị B đã vi phạm hành chính theo quy định tại khoản c điều 8 Nghị định 144/2021/NĐ-CP:
"Điều 8. Vi phạm quy định về bảo đảm sự yên tĩnh chung
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
c) Bán hàng ăn uống, giải khát quá giờ quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.”
Như vậy, mức xử phạt hành chính đối với hành vi của chị B là phạt tiền từ 500.000 đến 1.000.000 đồng.
3. Các trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính
Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính nhưng không bị xử phạt nếu thuộc các trường hợp sau, theo điều 11 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012:
"Điều 11. Những trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính
Không xử phạt vi phạm hành chính đối với các trường hợp sau đây:
1. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong tình thế cấp thiết;
2. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do phòng vệ chính đáng;
3. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất ngờ;
4. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất khả kháng;
5. Người thực hiện hành vi vi phạm hành chính không có năng lực trách nhiệm hành chính; người thực hiện hành vi vi phạm hành chính chưa đủ tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 của Luật này.”
Từ khóa » Ví Dụ Phạt Hành Chính
-
Vi Phạm Hành Chính Là Gì, Lấy Ví Dụ Minh Họa? - Luật Hùng Sơn
-
Vi Phạm Hành Chính Là Gì ? Cho Ví Dụ Về Vi Phạm Hành Chính ?
-
Ví Dụ Về Vi Phạm Hành Chính 2022 - Pháp Luật
-
Vi Phạm Hành Chính Là Gì, Lấy Ví Dụ Minh Họa? | Vạn Luật
-
Những Ví Dụ Về Vi Phạm Hành Chính Hay Nhất
-
Ví Dụ Về Vi Phạm Hành Chính 2022 - Luật Hoàng Phi
-
Vi Phạm Hành Chính Là Gì? Đặc điểm Của Vi Phạm Hành Chính?
-
Vi Phạm Hành Chính Là Gì? Các Hình Thức, Nguyên Tắc Xử Phạt?
-
[DOC] 19 TÌNH HUỐNG HỎI ĐÁP VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH ...
-
Vi Phạm Hành Chính Nhiều Lần Là Gì? Cho Ví Dụ Cụ Thể.
-
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH NÓI CHUNG
-
Sự Khác Biệt Giữa Xử Phạt Và Xử Lý Vi Phạm Hành Chính - Trang Chủ
-
Vi Phạm Hành Chính Là Gì? Mức Phạt Tối đa Là Bao Nhiêu?