Vì Sao Có Cảm Xúc Giận Dữ? Cách Kiểm Soát Cơn Giận Dữ Như Thế Nào?

1. Cảm xúc giận dữ là gì?

Theo nghiên cứu của những chuyên gia về tâm lý học thì họ định nghĩa cảm xúc giận dữ là sự biến đổi trạng thái theo tùy từng cường độ, mức độ, từ hơi hơi khó chịu đến cảm giác bực mình, khó chịu rồi đến mức điên tiết và phẫn nộ.

vì sao có cảm xúc giận dữ

Vì sao có cảm xúc giận dữ - Cảm xúc giận dữ là gì?

Khi mà trạng thái cảm xúc của chúng ta thay đổi thì nó cũng đi kèm theo đó những thay đổi cảm nhận về mặt sinh học như nhịp tim tăng nhanh, nóng người, huyết áp tăng cao, một số chỉ số loại hooc - môn sẽ tăng cao một cách nhanh chóng.

2. Vì sao có cảm xúc giận dữ?

Con người chúng ta luôn có những biểu hiện trạng thái cảm xúc khác nhau khi có tác động của hoàn cảnh, yếu tố bên ngoài để chúng ta thể hiện những trạng thái đó. Vậy chúng ta vì sao có cảm xúc giận dữ?

Nơi cảm xúc bắt đầu là từ não bộ của chúng ta. Trong cấu trúc bộ não của chúng ta có một hệ thống được gọi là limbic. Hệ thống này sẽ phân tích, diễn giải những tình huống phát sinh của chúng ta để thiết lập lên giai điệu của cảm xúc và gửi thông tin đến vỏ não để định hướng về cảm xúc và hành vi dẫn tới hành động của chúng ta. Cảm xúc được hình thành sơ khai từ cách chúng ta phân tích, suy nghĩ về tình huống, trải nghiệm của bản thân trong quá khứ lẫn hiện tại.

Não bộ đưa ra phân tích thiết lập giai điệu cảm xúc

Não bộ đưa ra phân tích thiết lập giai điệu cảm xúc

Khi hệ thống limbic phân tích yếu tố, tình huống đó là tiêu cực thì trạng thái cảm xúc giận dữ sẽ được bật công tắc hoạt động.

3. Sự thể hiện của cảm xúc giận dữ

Cảm xúc giận dữ luôn hiện hữu trong mỗi chúng ta nếu xét về bản năng tự nhiên nhất của con người. Nó là sự phản ứng mạnh mẽ khi đối diện với sự việc mà não bộ chúng ta phân tích về sự không hài lòng, thỏa đáng, cảm thấy sự nguy hiểm. Tuy nhiên, trạng thái cảm xúc giận dữ không phải lúc nào cũng xấu. Nó thể hiện được cá tính của mình, sự phòng vệ, tính chiến đấu của bản thân.

Cảm xúc giận dữ có thể không thể hiện ra ngoài

Cảm xúc giận dữ có thể không thể hiện ra ngoài

Cảm xúc giận dữ không được thể hiện ra ngoài. Có thể do nhiều yếu tố ngoại cảnh mà cảm xúc giận dữ không được thể hiện rõ ràng ra ngoài. Nhưng nó có thể được thể hiện ở một vài hành động mang tính gián tiếp. Ví dụ thể hiện sự giận dữ một cách gián tiếp thông qua hành động đối với người thứ ba như than phiền, nói xấu, chỉ trích,…

Cảm xúc giận dữ được thể hiện ra ngoài khi người có cảm xúc này đối mặt trực tiếp với hành vi tác động. Nó được thể hiện một cách mạnh mẽ từ hành động từ thấp đến cao như cãi vã, đập phá đồ đạc, hoặc nặng hơn là làm bị thương người khác, hoặc gây thương tổn trực tiếp tới người khiến họ không thể kiềm chế cơn giận dữ.

4. Ảnh hưởng của cảm xúc giận dữ bị nén lại lâu ngày

Như vậy, phần nào các bạn đã hiểu vì sao có cảm xúc giận dữ. Khi bạn đang rơi vào cảm xúc giận dữ mà không thể bày tỏ, giải quyết nó. Để trạng thái cảm xúc này ngày càng gặm nhấm sâu hơn thì sẽ dễ bị ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe cả về thể chất lẫn tinh thần.

Dễ bị rơi vào trạng thái rối loạn tinh thần, có thể dẫn tới bị trầm cảm. Làm xấu đi các mối quan hệ xã hội, có thể dẫn tới sự ảnh hưởng tiêu cực nghiêm trọng trong lối suy nghĩ và hành vi hành động.

Giận dữ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và hành động

Giận dữ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và hành động

Ngoài ra, có thể dẫn tới bị huyết áp cao, stress nặng, đau nhức đầu thường xuyên, rối loạn về việc kiểm soát cảm xúc.

5. Có thể kiểm soát cơn giận dữ như thế nào

Khi đã hiểu được vì sao có cảm xúc giận dữ, chúng ta có thể bắt nguồn từ đâu. Nhờ vậy chúng ta sẽ dễ dàng hơn trong việc tập kiềm chế cơn giận của mình. Những gợi ý sau sẽ phần nào giúp bạn kiểm soát được cơn giận dữ của mình. Từ đó sẽ cải thiện được các cách xử lý tình huống trong công việc cũng như trong cuộc sống.

5.1. Tập thiền - kiểm soát hơi thở

Trong yoga có riêng bộ môn thiền. Thiền giúp kiểm soát hơi thở, từ đó chúng ta sẽ có thể điều hòa, điều chỉnh lại tâm trí của mình. Tập hít thở sâu còn có thể giúp điều chỉnh lại nhịp thở chậm dãi, đều hơn, giúp tim trở nên khỏe hơn.

Khi tập thở hãy học cách tưởng tượng những khung cảnh khiến tâm trí bỏ lại những phiền muộn, hướng đến sự thanh tịnh, trong lành hơn.

Thiền định giúp cải thiện, kiểm soát được cơn giận dữ

Thiền định giúp cải thiện, kiểm soát được cơn giận dữ

5.2. Thay đổi cấu trúc suy nghĩ, ý thức

Thay đổi cấu trúc suy nghĩ, ý thức nói đơn giản là thay đổi lối suy nghĩ. Khi bản thân gặp phải những chuyện tồi tệ thì họ thường có xu hướng chửi thề, chửi bậy. Bước đầu hãy thay đổi từ bước chỉnh lại những câu từ xuất phát khi giận dữ, hạn chế chửi bậy, chửi thề.

Bản thân khi giận dữ hãy luôn tự nhủ nổi giận đùng đùng sẽ không bao giờ giải quyết được vấn đề. Hãy suy nghĩ lại tình huống, có thể thông cảm hay hiểu một cách tích cực hơn hay không. Điều này không chỉ giúp bạn kiểm soát tốt cảm xúc tiêu cực mà nó giúp bạn cải thiện hơn trong việc giải quyết vấn đề như trong công việc hoặc xã hội

5.3. Né tránh và lựa chọn thời điểm thích hợp để nói chuyện

Giả sử như bạn đang trong một cuộc xung đột với đồng nghiệp hoặc bạn thân hay như người yêu. Hãy tạm thời né tránh và gác lại. Né tránh tất nhiên không phải là điều tốt. Nhưng khi tình huống càng trở nên tồi tệ hơn thì phải có một bên nên tạm ngưng lại nếu không muốn mối quan hệ trở nên xấu hơn.

Tạm thời né tránh để tìm thời điểm giải quyết thích hợp

Tạm thời né tránh để tìm thời điểm giải quyết thích hợp

Hai bên hãy dành cho một khoảng thời gian đủ để dịu lại trạng thái cảm xúc, cùng suy nghĩ lại, hãy cũng dành thời gian để đứng trên lập trường của người đối diện. Từ đó, tìm thời điểm thích hợp nhất để 2 bên cùng nhau thẳng thẳng nói chuyện lại về hành động và quan điểm của mình.

Tất nhiên không phải ai cũng quản lý tốt trạng thái cảm xúc của mình. Có thể sẽ có người mạnh mẽ, luôn suy nghĩ tích cực nhưng chưa chắc họ sẽ là người sẽ quản lý tốt về mặt cảm xúc giận dữ. Và không phải ai cũng có thể tự kiểm soát được trạng thái của mình. Mặc dù qua bài viết này bạn cũng có thể hiểu được vì sao có cảm xúc giận dữ, cảm xúc giận dữ của họ bắt nguồn từ đâu. Nhưng nếu vẫn không thể soát chúng, lúc này các bạn cần tìm đến sự hỗ trợ, giúp đỡ từ người thân, bạn bè, hoặc các bác sĩ tư vấn tâm lý có chuyên môn.

Từ khóa » Dễ Nóng Giận Là Bị Gì