Vị Trí Tương đối Trong Không Gian: Mặt Cầu - Blog Toán Phổ Thông
Có thể bạn quan tâm
Trong bài trước ta đã tìm hiểu về vị trí tương đối giữa mặt phẳng, đường thẳng, trong bài này ta sẽ tìm hiểu vị trí tương đối của mặt cầu so với mặt phẳng và đường thẳng.
Vị trí tương đối giữa mặt cầu và mặt phẳng
Cho mặt cầu $S\left( {I,R} \right)$ và mặt phẳng $(P)$. Ký hiệu $d$ là khoảng cách từ $I$ đến $(P)$. Ta có:
Trường hợp 1: Nếu $d > R$ thì mặt phẳng $(P)$ và mặt cầu $(S)$ không có điểm chung.
Trường hợp 2: Nếu $d = R$ thì mặt phẳng $(P)$ tiếp xúc với mặt cầu $(S)$. Ta gọi đây là điều kiện tiếp xúc.
Trường hợp 3: Nếu $d < R$ thì mặt phẳng $(P)$ cắt mặt cầu $(S)$ theo giao tuyến là đường tròn có bán kính là $r = \sqrt {{R^2} – {d^2}} $.
Ví dụ 1: Cho mặt phẳng $(\alpha ):2x – y + 2z – 7 = 0$ và mặt cầu $\left( S \right):{\left( {x – 1} \right)^2} + {y^2} + {\left( {z + 2} \right)^2} = 9$. Viết phương trình mặt phẳng $(P)$ song song với $(\alpha )$ và tiếp xúc với $(S )$.
Giải
Mặt cầu (S) có tâm $I\left( {1;0; – 2} \right)$, bán kính $R = 3$.
Vì $(P)//(\alpha )$ nên phương trình mặt phẳng (P) có dạng: $2x – y + 2z + m = 0,\,\,m \ne – 7$.
Vì $(P)$ tiếp xúc với mặt phẳng $(\alpha )$ nên áp dụng điều kiện tiếp xúc ta có:
$d\left( {I,(P)} \right) = R \Leftrightarrow \dfrac{{\left| {2 – 4 + m} \right|}}{3} = 3 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} m = 11\\ m = – 7 (loại) \end{array} \right.$
Vậy phương trình mặt phẳng (P) là: $2x – y + 2z + 11 = 0$
Ví dụ 2: Cho mặt phẳng $(\alpha ): x -2 y + z + 1 = 0$ và điểm $I\left( {2; – 1;1} \right)$. Viết phương trình mặt cầu (S) có tâm $I$ cắt mặt phẳng $\left( \alpha \right)$ theo giao tuyến là đường tròn có diện tích bằng $4\pi $.
Giải
Gọi $r$ là bán kính đường tròn giao tuyến. Ta có: $\pi {r^2} = 4\pi \Rightarrow r = 2$.
Gọi $d$ là khoảng cách từ $I$ đến mặt phẳng $\left( \alpha \right)$. Dễ dàng tính được $d = \sqrt 6 $.
Gọi $R$ là bán kính mặt cầu (S). Ta có: $R = \sqrt {{r^2} + {d^2}} = \sqrt {10} $.
Vậy phương trình mặt cầu (S) là: ${\left( {x – 2} \right)^2} + {\left( {y + 1} \right)^2} + {\left( {z – 1} \right)^2} = 10$.
Vị trí tương đối giữa mặt cầu và đường thẳng
Cho mặt cầu $S\left( {I,R} \right)$ và đường thẳng $\Delta $. Ký hiệu $d$ là khoảng cách từ $I$ đến $\Delta $. Ta có:
Trường hợp 1: Nếu $d > R$ thì đường thẳng $\Delta $ và mặt cầu $(S)$ không có điểm chung.
Trường hợp 2: Nếu $d = R$ thì đường thẳng $\Delta $ tiếp xúc với mặt cầu $(S)$. Ta gọi đây là điều kiện tiếp xúc.
Trường hợp 3: Nếu $d < R$ thì đường thẳng $\Delta $ và mặt cầu $(S)$ cắt nhau tại hai điểm M, N với $MN = 2\sqrt {{R^2} – {d^2}} $.
Ví dụ 3: Cho đường thẳng $d:\dfrac{x-1}{4}=\dfrac{y+1}{-3}=\dfrac{z-1}{1}.$ Viết phương trình mặt cầu $\left( S \right),$ biết $\left( S \right)$ có tâm $I\left( 1;2;-3 \right)$ và cắt đường thẳng d tại hai điểm A, B sao cho $AB=\sqrt{26}.$
A. $\left( S \right):{{\left( x+1 \right)}^{2}}+{{\left( y+2 \right)}^{2}}+{{\left( z-3 \right)}^{2}}=5.$
B. $\left( S \right):{{\left( x-1 \right)}^{2}}+{{\left( y-2 \right)}^{2}}+{{\left( z+3 \right)}^{2}}=5.$
C. $\left( S \right):{{\left( x+1 \right)}^{2}}+{{\left( y+2 \right)}^{2}}+{{\left( z-3 \right)}^{2}}=25.$
D. $\left( S \right):{{\left( x-1 \right)}^{2}}+{{\left( y-2 \right)}^{2}}+{{\left( z+3 \right)}^{2}}=25.$
Giải
Gọi $d$ là khoảng cách từ $I$ đến $\Delta $, dễ dàng tính được $d=\dfrac{\sqrt{74}}{2}$.
Gọi $R$ là bán kính mặt cầu $\left( S \right)$ thì $R=\sqrt{{{d}^{2}}+{{\left( \dfrac{AB}{2} \right)}^{2}}}=5$
Vậy phương trình mặt cầu $\left( S \right)$ là: $\left( S \right):{{\left( x-1 \right)}^{2}}+{{\left( y-2 \right)}^{2}}+{{\left( z+3 \right)}^{2}}=25.$
Ta chọn đáp án D.
Quý thầy cô và bạn đọc muốn đóng góp tài liệu hoặc bài viết cho website TOANPT, vui lòng gửi về:
1. Fanpage: Toán phổ thông
2. Email: admin@toanpt.com
Chúng tôi trận trọng mọi đóng góp của quý thầy cô và các bạn. Xin cảm ơn!
Share this:
- More
Like this:
Loading...Từ khóa » Xét Vị Trí Tương đối Của 2 Mặt Cầu
-
Vị Trí Tương đối Của Hai Mặt Cầu: X^2 + Y^2 + Z^2 + 2x - 2y - 2z - 7 = 0 Và
-
Vị Trí Tương đối Của đường Thẳng Và Mặt Phẳng Với Mặt Cầu Trong ...
-
[PDF] CHUYÊN ĐỀ. VỊ TRÍ TƯƠNG ĐỐI
-
CHỦ ĐỀ 11: VỊ TRÍ TƯƠNG ĐỐI CỦA HAI MẶT CẦU - Tài Liệu Text
-
Vị Trí Tương đối Của Hai Mặt Cầu (S) Có Tâm I(1;1;1), Bán Kính R = 1 Và
-
Xét Vị Trí Tương đối Giữa Mặt Cầu Và Mặt Phẳng
-
Vị Trí Tương đối Của Hai Mặt Cầu (S) Có Tâm I(1 - Trắc Nghiệm Online
-
Vị Trí Tương đối Giữa điểm, Mặt Phẳng, đường Thẳng, Mặt Cầu
-
Bài 2: Mặt Cầu - Hoc24
-
Top 10 Cách Xác định Vị Trí Tương đối Của 2 Mặt Cầu Mới Nhất Năm ...
-
Bài 21: Bài Toán Về Vị Trí Tương đối Giữa Mặt Cầu Và Mặt Phẳng
-
Xác định Vị Trí Tương đối Của 2 Mặt Phẳng Trong Không Gian – Bài Tập ...
-
Top 26 Vị Trí Tương đối Của 2 Mặt Cầu 2022