Viêm Mũi Dị ứng: Nguyên Nhân, Biến Chứng, Phòng Ngừa Và điều Trị
Nội dung bài viết
- Viêm mũi dị ứng là gì?
- Bệnh viêm mũi dị ứng có triệu chứng bệnh như thế nào?
- Phân loại viêm mũi dị ứng?
- Khi bị viêm mũi dị ứng thì cần điều trị ra sao?
- Biến chứng của bệnh khi không điều trị đúng cách
- Có cách nào để phòng bệnh hay không?
Liên tục hắt hơi, sụt sịt mũi khi lại gần thú cưng, tiếp xúc với bụi, phấn hoa, mùi đồ nướng hoặc không khí lạnh… là tình trạng thường gặp của nhiều người. Tình trạng viêm mũi dị ứng có thể xảy ra ở bất cứ độ tuổi nào. Nếu không điều trị dứt điểm thì có thể gây các biến chứng nguy hiểm. Hiểu về bệnh viêm mũi dị ứng và chủ động phòng tránh bệnh là một cách tự bảo vệ bản thân khỏi những phiền toái mà căn bệnh này mang lại.
Viêm mũi dị ứng là gì?
Cơ thể chúng ta được bảo vệ bởi nhiều hệ thống, trong đó có hệ miễn dịch. Nó có nhiệm vụ chống lại các tác nhân từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể. Quá trình này đồng thời phóng thích các chất gây viêm. Chúng gây ra các triệu chứng bất thường báo hiệu cho cơ thể biết có tác nhân lạ xâm nhập.
Nếu các tác nhân tiếp xúc với cơ thể bằng đường hít thở sẽ làm kích ứng mũi gây viêm.Không phải ai cũng mắc bệnh viêm mũi dị ứng mà còn tùy theo cơ địa và đường tiếp xúc. Bệnh thường xuất hiện ở những người có cơ địa dị ứng với các nguyên nhân thường gặp như: khói bụi, nấm mốc, phấn hoa, lông thú nuôi hay thức ăn,… Nguy cơ bị viêm mũi dị ứng cao hơn ở những người bị hen phế quản, eczema và những người có tiền sử gia đình bị hen hay viêm mũi dị ứng.
Bệnh viêm mũi dị ứng có triệu chứng bệnh như thế nào?
Sau khi tiếp xúc với dị nguyên, triệu chứng đầu tiên là hắt hơi. Bệnh nhân sẽ đột ngột hắt hơi liên tục và không dừng lại được. Tiếp theo sẽ xuất hiện các triệu chứng như ngứa ở mũi, chảy nước mũi, nghẹt mũi, mất khướu giác, đau đầu,… Ngoài ra còn có các biểu hiện ở họng, tai.
Phân loại viêm mũi dị ứng?
Có ba loại viêm mũi dị ứng là viêm mũi dị ứng quanh năm, viêm mũi dị ứng theo mùa và viêm mũi dị ứng nghề nghiệp.
- Viêm quanh năm thường do dị ứng mạt bụi, bọ chét gia sút hoặc bào tử nấm mốc những dị nguyên thường ở trong không khí. Tần suất hắt hơi sẽ giảm dần, chủ yếu là ngạt mũi, niêm nhạt và phù nề.
- Viêm theo mùa thường xảy ra vào mùa xuân mùa hoa nở, có nhiều phấn hoa. Bệnh xuất hiện cùng một thời điểm vào các năm tiếp theo. Các dị nguyên thường là phấn hoa, nấm mốc. Ban đầu bệnh nhân sẽ cảm thấy khô họng, ngứa mũi, mắt và ống tai. Sau đó bắt đầu hắt hơi, ngạt mũi, chảy nước mắt, nước mũi,… Một đợt dị ứng thường kéo dài khoảng 5 đến 15 ngày.
- Viêm mũi nghề nghiệp: do người bệnh tiếp xúc với các dị nguyên trong môi trường làm việc như hóa chất, khói bụi,…
Viêm mũi dị ứng nếu không điều trị đúng cách mà để kéo dài có thể gặp các biến chứng như viêm tai giữa, viêm xoang, ho mạn tính, đau đầu,…
Khi bị viêm mũi dị ứng thì cần điều trị ra sao?
Điều đầu tiên cần thực hiện là biết mình dị ứng với tác nhân gì? Và cần tránh tiếp xúc với tác nhân đó càng ít càng tốt. Tiếp theo nếu đang trong đợt viêm mũi dị ứng thì có thể sử dụng các thuốc điều trị như nhóm thuốc kháng histamin như clorpheniramin, cetirizin, fexofenadin, loratadin… Lưu ý rằng một số thuốc kháng histamin có thể gây buồn ngủ.
Bạn hãy hỏi dược sĩ trước khi sử dụng nếu không muốn rơi vào trạng thái lơ mơ trong những ngày làm việc. Các trường hợp nặng có thể kèm theo hen phế quản thì nên sử dụng thêm nhóm thuốc kháng leucotrien hoặc corticoid. Cần tham khảo ý kiến các bác sĩ để tránh các tác dụng phụ không mong muốn đặc biệt là của thuốc corticoid (prednisolon, methylprednisolon…).
Người bệnh cũng không được tự ý ra nhà thuốc mua kháng sinh khi chưa được bác sĩ chỉ định. Vì với các loại viêm mũi do dị ứng thì kháng sinh là không cần thiết, còn có thể gây lờn thuốc/kháng thuốc về sau. Trừ phi tình trạng viêm mũi có nhiễm khuẩn thì mới sử dụng kháng sinh và phải theo chỉ định của bác sĩ.
Biến chứng của bệnh khi không điều trị đúng cách
Viêm mũi dị ứng có thể dẫn tới viêm xoang cấp và mạn do làm ứ dịch tạo viêm, tắc ở các xoang. Viêm nên cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây viêm họng, viêm thanh quản hay viêm tai giữa. Ngạt mũi thường xuyên làm ảnh hưởng đến chất lượng sống khiến người bệnh khó ngủ, mệt mỏi, ảnh hưởng sinh hoạt và lao động.
Bạn cần đến bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để có những chỉ định điều trị thích hợp.
Có cách nào để phòng bệnh hay không?
- Cách phòng bệnh tốt nhất và hiệu quả nhất là biết được mình dị ứng với gì. Từ đó có biện pháp hạn chế tiếp xúc với nó. Nhưng việc loại bỏ hoàn toàn tác nhân dị ứng khỏi môi trường là chuyện rất khó.
- Vệ sinh môi trường sống và làm việc.
- Hạn chế nuôi thú nuôi. Nếu có nuôi thì nên vệ sinh sạch sẽ, hạn chế lông rơi rụng khắp nhà.
- Tránh ăn những loại thực phẩm có thể gây dị ứng như nhộng tằm,cá ngừ, tôm, cua ghẹ.
- Không hút thuốc lá.
- Hạn chế uống rượu bia.
- Giữ ấm cơ thể khi trời lạnh.
Viêm mũi là một bệnh dai dẳng và khó điều trị dứt điểm hoàn toàn. Vì không thể loại bỏ hết dị nguyên ra khỏi môi trường sống. Điều trị tích cực và thực hiện tốt các biện pháp hạn chế bệnh sẽ giúp ngăn ngừa biến chứng nặng hơn của bệnh. Bạn không nên tự ý mua thuốc mà nên đến cơ sở y tế để được khám, chẩn đoán, đánh giá điều trị phù hợp.
Từ khóa » Sụt Sịt Chảy Nước Mũi
-
Chảy Nước Mũi Kéo Dài Báo Hiệu Bệnh Gì? - Thông Xoang Tán
-
7 Cách Trị Sổ Mũi Tại Nhà Nhanh Chóng, Hiệu Quả Bất Ngờ, Bạn đã Biết ...
-
Chảy Nước Mũi Liên Tục Sụt Sịt Thường Xuyên: 12 Lý Do đáng Ngạc Nhiên
-
Ngạt Mũi Và Chảy Mũi - Rối Loạn Về Tai Mũi Họng - Cẩm Nang MSD
-
Chảy Nước Mắt Mũi: Phẫu Thuật Và Các Phương Pháp điều Trị Khác
-
Thường Chảy Nước Mũi, Nghẹt Mũi Có Nguy Cơ Mắc Covid Không?
-
Chảy Nước Mũi - Nguyên Nhân Và Mẹo Chữa Hiệu Quả
-
Khi Trẻ Bị Chảy Nước Mũi, Bố Mẹ Cần Xử Lý Như Thế Nào? | Medlatec
-
Sổ Mũi Uống Thuốc Gì Nhanh Khỏi, Giảm Nhanh Các Triệu Chứng Khó ...
-
Làm Sao để Ngưng Chảy Nước Mũi - Nguyên Nhân Và Cách điều Trị
-
Cảm Lạnh Và Cảm Cúm - Khi Nào Cần Gặp Bác Sĩ - Panadol
-
[PDF] Đó Là COVID-19 Hay Cảm Cúm?
-
Bé 4 Tháng Tuổi Bị Sổ Mũi, Mách Mẹ Bài Thuốc “siêu” Hiệu Quả “một ...
-
Nghẹt Mũi Khó Thở Là Triệu Chứng Của Bệnh Gì?