Viếng Lăng Bác - Lý Thuyết Ngữ Văn 9
Có thể bạn quan tâm
Bài: Viếng lăng Bác
- 1. Tìm hiểu chung bài thơ Viếng lăng Bác
- 2. Đọc - hiểu văn bản Viếng lăng Bác
- 3. Bài tập minh họa bài Viếng lăng Bác
- Đề 1: Phân tích khổ thơ đầu bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương
- Đề 2: Cảm nhận về bài thơ Viếng lăng Bác
- Đề 3: Phân tích "Bài thơ Viếng Lăng Bác" của Viễn Phương
VnDoc xin giới thiệu bài Lý thuyết Ngữ văn 9: Viếng lăng Bác tổng hợp các thông tin cơ bản về bài thơ Viếng Lăng Bác, giúp các bạn học sinh nắm được những kiến thức cơ bản được học trong bài, vận dụng vào làm các đề văn liên quan hiệu quả, từ đó học tốt Ngữ văn lớp 9.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết
1. Tìm hiểu chung bài thơ Viếng lăng Bác
a/ Tác giả
- Viễn Phương (1928 – 2005), tên khai sinh là Phan Thanh Viễn,
- Quê ở tỉnh An Giang.
- Cuộc đời
+ Trong kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, ông hoạt động ở Nam Bộ , là một trong những cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng ở miền Nam thời kì chống Mĩ cứu nước.
+ Thơ ông thường nhỏ nhẹ, giàu tình cảm, giàu chất mộng mơ ngay trong hoàn cảnh khốc liệt của chiến trường.
+ Tác phẩm tiêu biểu: Mắt sáng học trò (1970); Như mây mùa xuân (1978); Phù sa quê mẹ (1991);…
b/ Tác phẩm
- Bài thơ được viết vào tháng 4 năm 1976, một năm sau ngày giải phóng miền Nam,đất nước vừa được thống nhất.
- In trong tập thơ “Như mây mùa xuân” (1978)
c/ Bố cục
Bài thơ được chia làm 4 phần
- Phần 1: Khổ 1: Cảm xúc của nhà thơ khi đến lăng Bác
- Phần 2: Khổ 2: Cảm xúc của nhà thơ khi đứng trước lăng Bác.
- Phần 3: Khổ 3: Cảm xúc của nhà thơ khi vào trong lăng.
- Phần 4: Khổ 4: Tâm trạng lưu luyến của nhà thơ khi rời xa lăng Bác.
2. Đọc - hiểu văn bản Viếng lăng Bác
a/ Cảm xúc của nhà thơ khi đến lăng Bác
- Từ miền Nam thăm lăng Bác: Đất nước thống nhất tác giả từ miền Nam - mảnh đất mấy chục năm chiến đấu gian khổ ra thăm Bác.
- Cách xưng hô: Con - Bác: Gần gũi, thân thiết.
- Hình ảnh cây tre là biểu tượng cho dân tộc Việt Nam. Thể hiện sự kiên cường bất khuất của dân tộc với sức sống bất diệt của dân tộc Việt Nam.
b/ Cảm xúc của nhà thơ khi đứng trước lăng Bác
- "Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng": Mặt trời tự nhiên, là nguồn sáng cho trái đất.
- "Mặt trời trong lăng rất đỏ": hình ảnh ẩn dụ, đây chính là mặt trời soi sáng cho dân tộc Việt Nam sưởi ấm tim người dân Việt Nam.
- Nhà thơ đã đặt mặt trời ẩn dụ với Bác sóng đôi, trường tồn cùng với mặt trời tự nhiên: Tỏa sức sáng sưởi ấm bằng tình yêu thương của Bác.
- Hình ảnh "dòng người": Tạo nhịp thơ chậm, trang nghiêm, điệp từ "ngày ngày" sợi cảm giác về sự lặp đi lặp lại liên tục.
- Hình ảnh ẩn dụ "tràng hoa" thể hiện sự tôn kính thiêng liêng, sự ngưỡng mộ chân thành của nhân dân và của nhà thơ đối với Bác.
* Hình ảnh Bác trong lăng:
"Bác nằm trong giấc ngủ bình yên,
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền".
- Sử dụng nghệ thuật ẩn dụ.
→ Cuộc đời của Bác như mặt trời, giấc ngủ của Bác như vầng trăng. Bác trở nên bất tử, hòa nhập với trời xanh. Tác giả sử dụng những hình ảnh kỹ vĩ: Vầng trăng, trời xanh nối tiếp nhau làm nổi bật sự cao cả, vĩ đại của Người.
- Với sự đối lập: Trời xanh...mãi mãi...nghe nhói: Thấy sự mâu thuẫn giữa tình cảm lý trí, đó chính là nỗi tiếc thương vô hạn, lời thơ nghẹn ngào diễn tả sự mất mát, sự nhớ thương không gì bù đắp được trong lòng tác giả.
c/ Tâm trạng lưu luyến của nhà thơ khi rời xa lăng Bác
- Mai về miền Nam thương trào nước mắt: sự lưu luyến bịn rịn khi phải rời xa Người. Đó là tình cảm chân thành, xúc động của tác giả.
- Mong ước làm con chim, làm cây tre, làm đóa hoa để hót quanh lăng Bắc, để trung hiếu và để tỏa hương thơm.
- Sử dụng điệp ngữ, khẳng định sự gắn bó của đồng bào Miền Nam đối với Bác. Hình ảnh cây tre được lặp lại ở cuối khổ thơ, sự mong muốn trong tâm tưởng luôn được ở bên Bác.
* Tổng kết
Nội dung: Bài thơ thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ và của mọi người đối với Bác Hồ khi vào lăng viếng bác.
Nghệ thuật
- Sử dụng hình ảnh kỳ vĩ, lớn lao.
- Nghệ thuật nhân hóa, ẩn dụ, tượng trưng thể hiện tình cảm mến thương đối với Bác Hồ.
- Âm hưởng khỏe khoắn, hào hùng, lạc quan.
3. Bài tập minh họa bài Viếng lăng Bác
Đề 1: Phân tích khổ thơ đầu bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương
1. Mở bài
Giới thiệu về bài thơ Viếng lăng Bác và khái quát nội dung, cảm xúc chủ đạo của khổ 1 bài thơ.
2. Thân bài
- Hoàn cảnh sáng tác bài thơ: Sáng tác năm 1976 khi lăng Bác vừa được khánh thành, tác giả lần đầu được ra thăm Bác.
- Lời thông báo mộc mạc nhưng chứa đựng bao yêu thương, xúc động của người con miền Nam.
+ Sử dụng từ “thăm” để giảm nhẹ nỗi đau thương mất mát, đồng thời cũng gợi sự gần gũi, gắn bó.
+ Trong trái tim, khối óc của hàng triệu con người Việt Nam Bác vẫn sống mãi.
- Hình ảnh hàng tre bát ngát bên lăng Bác mang ý nghĩa biểu tượng sâu sắc:
+ Ẩn dụ "hàng tre xanh xanh Việt Nam" để chỉ con người, dân tộc Việt Nam
+ Thành ngữ "bão táp mưa sa" và nghệ thuật nhân hóa "đứng thẳng hàng" gợi ra vẻ đẹp thanh cao, ý chí bất khuất kiên cường của con người Việt Nam.
+ Hàng tre ấy còn như một đội quân anh dũng đứng canh bảo vệ giấc ngủ của Bác.
3. Kết bàiCảm nhận chung
Đề 2: Cảm nhận về bài thơ Viếng lăng Bác
1. Mở bài
Giới thiệu tác giả Viễn Phương và bài thơ Viếng lăng Bác.
2. Thân bài
a. Khổ thơ 1
Tác giả ở tận miền Nam mãi sau ngày độc lập dân tộc mới được ra thăm vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc. Hai từ “miền Nam” như nhấn mạnh hơn sự xa xôi trong khoảng cách địa lý giữa hai đầu Tổ quốc.
Nhìn hàng tre quanh lăng Bác, nhà thơ chợt cảm thấy rằng những cây tre kia như ý chí con người Việt Nam qua bao năm tháng luôn luôn bất khuất, kiên cường, hiên ngang. Dù có trải qua “bão táp mưa sa” nhưng vẫn đoàn kết một lòng cùng nhau đứng lên.
Từ láy “xanh xanh” diễn tả con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam sẽ luôn luôn “xanh” màu xanh bất diệt.
b. Khổ thơ 2
“Ngày ngày” là sự liên tục của thời gian, sự lặp lại tuần hoàn của thiên nhiên cũng như lý tưởng, ý chí của Người sẽ luôn luôn sáng tỏ như mặt trời kia vậy. Biện pháp nghệ thuật hoán dụ: nếu mặt trời soi sáng cho nhân loại thì Bác Hồ là mặt trời của cả dân tộc Việt Nam, mang đến ánh sáng độc lập, tự do cho dân tộc.
Lần thứ hai, “ngày ngày” được lặp lại khi diễn tả dòng người đang lặng lẽ vào lăng thăm Người. Hàng người đi trong sự trang nghiêm và tĩnh lặng, trong nỗi tiếc thương, đau xót vô vàn.
Người đọc như cảm thấy được sự tĩnh lặng, sự trải dài miên man vô tận của hàng người vào viếng Bác. Cả đoàn người ấy cứ lặng lẽ “đi trong thương nhớ”, thương nhớ vị lãnh tụ vĩ đại vô vàn kính yêu của dân tộc.
Viễn Phương hòa cùng dòng người đem tấm lòng yêu kính chân thành của mình dâng lên Bác, dâng lên “bảy mươi chín mùa xuân” của Người. Cả cuộc đời Người, với bảy mươi chín mùa xuân, tất cả đều cống hiến cho dân tộc, không một phút giây nào ngơi nghỉ dành cho bản thân mình.
c. Khổ thơ 3
Bác đang nằm ở đó, nhẹ nhàng thanh thản như đang chìm trong một giấc ngủ ngon. Cả cuộc đời Người chỉ có một niềm mong ước, đó là đất nước được hòa bình. Vậy nên khi đất nước được hòa bình, độc lập Người đã được nghỉ ngơi trong giấc ngủ yên bình.
Bầu trời bao năm tháng vẫn xanh một màu trường tồn vĩnh cửu, vậy mà vị Cha già của dân tộc đã phải ra đi. Vẫn biết quy luật sinh tử của tạo hóa nhưng vẫn thấy xót xa, đau đớn vô cùng. Dù lý trí luôn tỏ tường rằng quy luật của thiên nhiên là bất biến, nhưng vẫn “nghe nhói ở trong tim”.
d. Khổ thơ cuối
Bao nhiêu nỗi đau xót, nghẹn ngào cứ thế tuôn theo dòng lệ trào.
Điệp từ “muốn” lặp lại ba lần như khẳng định lại ước muốn của nhà thơ. Đó là một ước muốn mãnh liệt, niềm khao khát cháy bỏng được ở lại bên cạnh Người chỉ để làm “một con chim hót”, “một đóa hoa”, “một cây tre trung hiếu”.
→ Cả khổ thơ đã thể hiện niềm mong ước cháy bỏng của tác giả, cũng chính là mong ước của mỗi người dân Việt Nam. Đó là luôn luôn được ở cạnh Người, ở cạnh vị lãnh tụ muôn vàn kính yêu của dân tộc.
3. Kết bài
Khái quát lại giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.
Đề 3: Phân tích "Bài thơ Viếng Lăng Bác" của Viễn Phương
1/ Mở bài
- Nhân dân Miền Nam tha thiết chờ mong ngày Nam Bắc thống nhất để đón Bác.
- Bác đã ra đi để lại nỗi tiếc thương vô hạn. Sau ngày thống nhất, nhà thơ ra Hà Nội thăm lăng Bác cảm xúc dâng trào tác giả đã sáng tác bài thơ Viếng Lăng Bác.
2/ Thân bài
a/ Khổ 1
- Cách xưng hô: con - bác: thân mật, tôn kính.
- Hình ảnh hàng tre xanh: hình ảnh đức tính cần cù, chịu khó, kiên cường bất khuất của dân tộc.
- Cây tre Việt Nam: biểu trưng của sức sống bền bỉ, kiên cường của người dân Việt nam dù bão táp mưa xa vẫn đứng thẳng hàng.
b/ Khổ 2
- Điệp từ "ngày ngày": lặp đi lặp lại nhiều lần như dòng chảy.
- Với niềm xúc động chân thành, Viễn Phương đã bày tỏ lòng yêu kính, biết ơn sâu sắc đối với Bác
- Hình ảnh tiêu biểu, sinh động “dòng người đi trong thương nhớ” gợi lên trước mắt người đọc cảnh nhân dân từ mọi miền đất nước về thủ đô Hà Nội để viếng thăm lăng Bác
- Trong tình cảm nhớ thương, biết ơn Bác vô hạn, họ kết thành những “tràng hoa” đời tuyệt đẹp thành kính dâng lên Bác. Những tràng hoa tươi thắm ấy tượng trưng cho muôn triệu cuộc đời nở hoa dưới ánh sáng mặt trời rực rỡ của Bác. Cả dân tộc đời đời tưởng nhớ và ghi khắc trong lòng công ơn to lớn của Bác.
c/ Khổ 3
- Hình ảnh của Bác vừa vĩ đại, vừa bình dị và gần gũi.
- Hình ảnh vầng trăng vĩnh hằng của trời đất, tượng trưng cho sự bất tử của Bác. Vị cha già kính yêu của dân tộc còn sống mãi cùng non sông, đất nước, sống mãi trong tâm trí mỗi người dân đất Việt.
- Trong tình cảm của dân tộc thì Bác vẫn còn sống mãi nhưng trong thực tế, Bác đã vĩnh biệt chúng ta. Vì vậy, nhà thơ vô cùng đau đớn thương tiếc Bác
- Khi tạm biệt Bác để trở về miền Nam, trong lòng nhà thơ dâng trào một nỗi buồn thương da diết.
d/ Khổ 4
- Với tất cả tấm lòng thành kính, biết ơn Bác, người con miền Nam đã bày tỏ ước nguyện tha thiết của mình.
- Điệp ngữ “muốn làm” được đặt ở đầu 3 câu thơ liên tiếp nhau gắn liền với hình ảnh “con chim hót”, “đóa hoa tỏa hương” và “cây tre trung hiếu” thể hiện ước nguyện giản dị, chân thành và sâu sắc của nhà thơ.
- Hình ảnh nhân hóa sinh động giàu sức biểu cảm “cây tre trung hiếu” gợi lên hình ảnh những người con trung kiên, hiếu nghĩa, một lòng vì nước vì dân. Tác giả nguyện sống xứng đáng là người con trung hiếu của dân tộc.
3/ Kết bài
- Âm hưởng bài thơ tha thiết sâu lắng cùng với nghệ thuật ẩn dụ làm tăng hiệu quả biểu cảm.
- Bài thơ thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ và của nhân dân đối với Bác khi vào viếng lăng Bác.
---------------------------------------
Ngoài Lý thuyết Ngữ văn 9: Viếng lăng Bác, các bạn có thể xem thêm chuyên mục dưới đây như: Soạn văn 9, Tác giả - Tác phẩm Ngữ văn 9, Giải VBT Ngữ văn 9 được cập nhật liên tục trên VnDoc để học tốt Văn 9 hơn.
Từ khóa » Tìm Hiểu Về Bài Viếng Lăng Bác
-
Văn Bản: Viếng Lăng Bác - Viễn Phương | Ngữ Văn 9
-
Viếng Lăng Bác - Viễn Phương - Ngữ Văn 9 - HOC247
-
Viếng Lăng Bác - Tác Giả, Nội Dung, Bố Cục, Tóm Tắt, Dàn ý - Haylamdo
-
Viếng Lăng Bác - Viễn Phương
-
Cảm Nhận Viếng Lăng Bác Siêu Hay (21 Mẫu) - Văn 9
-
Bài Thơ Viếng Lăng Bác - Tác Giả Tác Phẩm (mới 2022) | Ngữ Văn Lớp 9
-
Tìm Hiểu Bài Thơ "Viếng Lăng Bác" Của Viễn Phương | Học Văn 9
-
Viếng Lăng Bác
-
Viếng Lăng Bác - Viễn Phương | Tác Giả - Tác Phẩm Văn 9
-
Khái Quát Viếng Lăng Bác
-
Phân Tích Bài Thơ Viếng Lăng Bác Của Viễn Phương
-
Nghị Luận Về Bài Thơ Viếng Lăng Bác - Thủ Thuật
-
Dàn ý Phân Tích Bài Thơ Viếng Lăng Bác - Thủ Thuật
-
Tìm Hiểu Về Phân Tích Bài Thơ Viếng Lăng Bác - Sen Tây Hồ