Vitamin B12 Có Tác Dụng Gì? Hướng Dẫn Cách Sử Dụng Vitamin B12
Có thể bạn quan tâm
Vitamin B12 là vitamin đóng vai trò quan trọng đối với cơ thể của mỗi người, giúp cải thiện và bảo vệ sức khỏe toàn diện. Tuy nhiên, vitamin B12 có tác dụng gì? Bổ sung vitamin B12 thế nào? Cách sử dụng vitamin B12 ra sao? vẫn là những câu hỏi được đặt ra khi có thắc mắc về loại vitamin này. Để tìm thông tin giải đáp, bạn hãy theo dõi bài viết này nhé!
Vitamin B12 là gì?
Vitamin B12 là vitamin tan trong nước, thuộc nhóm vitamin B và có tên gọi khác là cobalamin. B12 đóng vai trò chủ yếu trong việc hình thành tế bào hồng cầu, cần thiết cho sự phát triển thần kinh và não bộ.
Bổ sung vitamin B12 chủ yếu từ thực phẩm như gan, nghêu, cá mòi, thịt bò, cá ngừ, trứng… để cung cấp đầy đủ nhu cầu B12 hàng ngày. Đối với một số trường hợp ăn uống không đủ dinh dưỡng hoặc cơ thể hấp thụ kém B12, bạn có thể bổ sung vitamin B12 bằng viên uống hàng ngày.
Vitamin B12 có tác dụng gì?
Tương tự như những vitamin khác, vitamin B12 có lợi cho cơ thể. Tuy nhiên, nó có những tác dụng nổi bật như:
- Ngăn ngừa thiếu máu: vitamin B12 tham gia tạo hồng cầu khỏe mạnh, giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu máu khiến cơ thể suy nhược.
- Duy trì năng lượng: chúng tham gia vào quá trình trao đổi chất của tế bào, giúp tạo ra năng lượng cần thiết cho các hoạt động.
- Giảm nguy cơ thoái hóa thần kinh, tăng cường trí nhớ: vitamin B12 có vai trò trong truyền tín hiệu thần kinh. Chúng còn giúp phát triển vỏ myelin – là chất bao bọc dây thần kinh để bảo vệ chúng khỏi bị hư hại, giúp giảm nguy cơ giảm trí nhớ và mắc bệnh Alzheimer.
- Bảo vệ sức khỏe tim mạch: vitamin B12 giúp làm giảm mức homocysteine cao – một trong những yếu tố gây ra bệnh tim. Từ đó, giúp ngăn ngừa các bệnh tim như nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ. Bên cạnh đó, B12 có thể giúp kiểm soát cholesterol và tăng huyết áp.
- Cải thiện tâm trạng, giảm triệu chứng trầm cảm: tác dụng của vitamin B12 được nghiên cứu với khả năng giúp điều hòa hệ thần kinh, làm giảm các rối loạn tâm trạng như trầm cảm và lo âu. Chúng được kết hợp với vitamin B6 và folate để làm tăng hiệu quả trong vấn đề này.
- Hỗ trợ tiêu hóa: B12 là thành phần quan trọng trong quá trình sản xuất enzyme tiêu hóa và giúp nuôi dưỡng các vi khuẩn tốt trong môi trường đường ruột.
- Giúp da, tóc, móng khỏe đẹp: đóng vai trò quan trọng trong việc tái tạo tế bào vì thế rất cần để nuôi dưỡng da, tóc, móng khỏe mạnh. Hạn chế tình trạng khô da, mụn trứng cá, tóc gãy rụng cũng như móng dễ gãy.
Liều dùng vitamin B12 thích hợp
Theo khuyến nghị của Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (U.S. CDC) lượng vitamin B12 đáp ứng mỗi người tùy thuộc vào độ tuổi, giới tính. Bổ sung vitamin B12 đầy đủ theo liều lượng khuyến cáo như sau:
Tuổi | Nam | Nữ |
0-6 tháng | 0.4 mcg | 0.4 mcg |
7-12 tháng | 0.5 mcg | 0.5 mcg |
1-3 tuổi | 0.9 mcg | 0.9 mcg |
4-8 tuổi | 1.2 mcg | 1.2 mcg |
9-13 tuổi | 1.8 mcg | 1.8 mcg |
Trên 14 tuổi | 2.4 mcg | 2.4 mcg 2.6 mcg phụ nữ mang thai 2.8 mcg phụ nữ cho con bú |
Đối với những người có tình trạng thiếu vitamin B12 hoặc dùng B12 để điều trị, liều lượng sẽ được thay đổi cho phù hợp với người bệnh. Mọi chỉ đỉnh đều được thông qua bác sĩ có chuyên môn điều trị trực tiếp.
Tìm hiểu thêm: Thuốc bổ máu và những lưu ý khi sử dụng
Những lưu ý khi bổ sung vitamin B12
1. Cách bổ sung vitamin B12
Thuốc bổ máu B12 là vấn đề cần thiết, đặc biệt là những người có chế độ ăn kém dinh dưỡng, cơ thể suy nhược, phụ nữ mang thai và cho con bú, người hấp thụ vitamin B12 kém, người thiếu vitamin B12…
Vì vitamin B12 tan trong nước, nên lượng dư thừa không hấp thụ sẽ được đào thải ra ngoài. Nên bạn có thể dùng liều cao hơn trong trường hợp thiếu vitamin B12. Mọi vấn đề về dùng liều cao hơn hơn khuyến nghị, bạn nên thông qua bác sĩ chuyên môn.
Việc uống vitamin B12 quá liều sẽ có những tác dụng phụ như: đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn, tức ngực, phát ban… Trong trường hợp khẩn cấp, bạn nên đến ngay trung tâm y tế gần nhất.
2. Tương tác thuốc
Một lưu ý khác khi sử dụng thuốc bổ sung vitamin B12 là vấn đề tương tác với thuốc. Khi sử dụng vitamin B12 chung với một số loại thuốc như chloramphenicol, acid aminosalicylic, colchicine, metformin có thể làm giảm khả năng hấp thụ vitamin.
Bạn nên trao đổi với bác sĩ về những loại thuốc bạn đang uống và những tiểu sử bệnh trước đây, để nhận được tư vấn phù hợp.
Tìm hiểu: Biểu hiện thiếu vitamin a
3. Bảo quản vitamin B12
Nên bảo quản thuốc ở nơi thoáng mát, tránh nơi ẩm ướt như nhà tắm, bếp và ánh sáng trực tiếp. Bạn có thể xem trên bao bì sản phẩm cách bảo quản thuốc hợp lý, vì đôi khi sẽ có cách bảo quản thuốc khác nhau.
Khi thuốc hết hạn sử dụng hoặc không thấy ngày sử dụng thuốc trên bao bì, bạn nên bỏ chúng theo quy định phân loại rác. Không nên bỏ vào bồn vệ sinh hoặc ống nước.
Với những thông tin được chia sẻ từ Iron Woman, hy vọng giải đáp những câu hỏi “Vitamin B12 có tác dụng gì? Bổ sung vitamin B12 như thế nào? Liều lượng sử dụng vitamin B12?” của bạn.
Xem ngay: Acid folic (vitamin B9) nên uống trước khi mang thaiNguồn tham khảo:
Vitamin B12 – https://ods.od.nih.gov/factsheets/VitaminB12-HealthProfessional/
Vitamin B12 – https://www.webmd.com/vitamins/ai/ingredientmono-926/vitamin-b12
Từ khóa » Tác Dụng Thuốc B12
-
Vitamin B12 (cobalamin): Công Dụng, Liều Dùng, Tác Dụng Phụ
-
9 Lợi ích Sức Khỏe Của Vitamin B12, Dựa Trên Bằng Chứng Khoa Học
-
Vitamin B12 Có Tác Dụng Gì? Điều Thú Vị Có Thể Bạn Chưa Biết - YouMed
-
Vitamin B12 (Cyanocobalamin) Là Thuốc Gì? Công Dụng & Liều Dùng ...
-
Thiếu Vitamin B12, Bổ Sung Thế Nào Cho đúng?
-
Tác Dụng Của Vitamin B12 đối Với Sức Khỏe
-
Khi Nào Cần Bổ Sung Vitamin B12 Và Liều Lượng Khuyến Cáo
-
Vitamin B12 Có Tác Dụng Gì? Nên Uống Lúc Nào? - Fitobimbi
-
Vitamin B12 Có Tác Dụng Gì? Có Nhiều Trong Thực Phẩm Nào?
-
Vitamin B12 Là Gì? Tác Dụng, Cách Dùng, Thực Phẩm Giàu Vitamin B12
-
Thuốc Tiêm Vitamin B12 Là Gì? Có Nên Dùng Thuốc Tiêm Vitamin B12
-
Vitamin B12 - HDPharma - Health Việt Nam
-
Vai Trò Của Vitamin B12 đối Với Cơ Thể
-
Vitamin Vista B12: Công Dụng, Chỉ định, Lưu ý Khi Dùng