Vốn Cố định Là Gì? Tổng Quan Về Vốn Cố định Của Doanh Nghiệp

Vốn là một thành phần quan trọng trong bất kỳ doanh nghiệp nào. Không có vốn thì không thể kinh doanh được và không có doanh nghiệp nào có thể tồn tại được. Vốn có thể được phân loại dưới hai dạng - vốn cố định và vốn lưu động. Ở bài viết trước, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu khái niệm vốn lưu động (Working Capital) là gì. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu tiếp loại vốn còn lại - Vốn cố định là gì nhé!

Vốn cố định là gì?

Khái niệm vốn cố định là gì?

Về nguồn gốc, thuật ngữ vốn cố định (Tiếng Anh: Fixed Capital) lần đầu tiên được đưa ra vào thế kỷ XVIII bởi nhà kinh tế học người Anh David Ricardo. Kể từ đó thuật ngữ này đã được chấp nhận rộng rãi trong kinh doanh và kế toán.

Trên thế giới, có nhiều định nghĩa về vốn cố định đã được đưa ra. Tuy nhiên, hiểu theo quy định hiện hành của Việt Nam hiện nay thì vốn cố định được định nghĩa là toàn bộ giá trị mà doanh nghiệp bỏ ra đề đầu tư vào tài sản cố định nhằm phục vụ hoạt động kinh doanh của mình. Hay nói cách khác, vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của tài sản cố định.

Trong nền kinh tế thị trường, một trong những yếu tố của quá trình kinh doanh là mua sắm và xây dựng tài sản cố định (tìm hiểu thêm về tài sản cố định là gì tại: https://luanvan99.com/tai-san-dai-han-la-gi-bid97.html) đòi hỏi các doanh nghiệp phải có sẵn một số tiền ứng trước. Số tiền được ứng trước để mua sắm tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình được gọi là vốn cố định. Do vậy, đặc điểm vận động của tài sản cố định sẽ quyết định sự vận động tuần hoàn của vốn cố định.

von_co_dinh_la_gi_luanvan99Khái niệm vốn cố định là gì

Ví dụ về vốn cố định

Một ví dụ về vốn cố định là nếu một doanh nghiệp đầu tư vào một nhà xưởng nơi mà quá trình sản xuất sẽ diễn ra, nó sẽ được gọi là vốn cố định. Bởi vì:

  • Thứ nhất, nhà xưởng sẽ không được tiêu thụ trực tiếp bởi quá trình sản xuất. Nhưng nếu doanh nghiệp không có nhà xưởng, hoạt động sản xuất của doanh nghiệp đó sẽ không thể diễn ra.
  • Thứ hai, đầu tư vào nhà xưởng là một nguồn vốn cố định vì nhà xưởng này sẽ phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời gian dài và nó có thể được coi là tài sản dài hạn.
  • Thứ ba, nếu doanh nghiệp nghĩ rằng sẽ bán hết nhà xưởng trong tương lai, doanh nghiệp vẫn sẽ thu được giá trị còn lại ngay cả khi giá trị hữu ích kinh tế của nó đã cạn kiệt.

Vốn cố định có đặc điểm là gì?

  • Vốn cố định là vốn đầu tư vào tài sản cố định. Nói cách khác, nó là vốn dùng để mua tài sản cố định.
  • Vốn cố định được sử dụng để đáp ứng các nhu cầu dài hạn của doanh nghiệp
  • Vốn cố định có tính thanh khoản thấp do vốn cố định được sử dụng để mua tài sản cố định. Những tài sản này có tính thanh khoản thấp do không dễ bán được.
  • Vốn cố định tồn tại lâu dài. Nó không thể được rút khỏi doanh nghiệp và chỉ được rút khỏi doanh nghiệp khi doanh nghiệp đóng cửa hoặc ngừng hoạt động (tức là thanh lý).
  • Các nguồn vốn cố định chủ yếu là cổ phiếu, trái phiếu không bảo đảm và các khoản vay dài hạn.
  • Lượng vốn cố định phụ thuộc vào các yếu tố bản chất của việc kinh doanh, quy mô, vị trí của doanh nghiệp, cơ sở hạ tầng liên quan đến kinh doanh và phương thức sản xuất.
  • Vốn cố định là một nguồn của cải của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nó cũng là một nguồn rủi ro. Các rủi ro từ vốn cố định có thể xuất phát từ khấu hao tài sản cố định, chi phí lãi vay, sửa chữa và bảo dưỡng định kỳ…

dac_diem_cua_von_co_dinh_la_gi_luanvan99Đặc điểm của vốn cố định là gì

Nguồn hình thành vốn cố định của doanh nghiệp là gì?

Có hai nguồn hình thành vốn cố định chính trong doanh nghiệp, bao gồm:

Nguồn vốn bên trong doanh nghiệp

Bao gồm các nguồn thuộc sở hữu của doanh nghiệp hay nói cách khác là các nguồn xuất phát từ bản thân doanh nghiệp. Cụ thể:

  • Vốn do Ngân sách Nhà nước cấp: Đây là nguồn vốn của Nhà nước cung cấp cho các tổ chức, doanh nghiệp thuộc Nhà nước. Loại ngân sách này thông thường chỉ được cấp khi các doanh nghiệp Nhà nước bắt đầu hoạt động. Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp phải đảm bảo bảo toàn nguồn vốn của doanh nghiệp. Bên cạnh các doanh nghiệp Nhà nước, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế cũng có thể nhận được nguồn vốn tài trợ từ Ngân sách Nhà nước trong một số trường hợp cần thiết, tuy nhiên nguồn vốn này thường không có giá trị lớn. Hình thức trợ cấp vốn từ Ngân sách Nhà nước có thể được diễn ra dưới các hình thức như cấp vốn bằng tiền, bằng tài sản, miễn giảm thuế…
  • Vốn tự có của doanh nghiệp: Đối với các doanh nghiệp mới bắt đầu tham gia vào thị trường, vốn tự có của doanh nghiệp được xác định là các khoản vốn mà chủ doanh nghiệp, chủ đầu tư bỏ ra để đầu tư và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Còn đối với các doanh nghiệp đã hoạt động một thời gian, bên cạnh các khoản vốn như các doanh nghiệp mới hình thành, vốn tự có còn được hình thành từ một phần lợi nhuận bổ sung. Thông thường, mục đích của việc tái đầu tư từ số lợi nhuận nhằm mục đích tự đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng tăng của hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp.

nguon_hinh_thanh_von_co_dinh_trong_doanh_nghiep_luanvan99_1Nguồn vốn bên trong hình thành vốn cố định của doanh nghiệp

  • Vốn cổ phần: Nguồn vốn này được hình thành từ hoạt động phát hành và bán cổ phần trên thị trường của những người sáng lập công ty cổ phần thực hiện. Mục đích của hoạt động này nhằm tăng thực lực của doanh nghiệp, thu về một lượng tiền nhàn rỗi phục vụ cho mục tiêu kinh doanh. Trong hoạt động của doanh nghiệp, vốn cổ phần đóng một vai trò rất quan trọng, nó là nguồn tài trợ chính cho các dự án đầu tư dài hạn bởi nó có thể kêu gọi một khối lượng lớn vốn đầu tư. Đồng thời vốn cổ phần cũng khá linh hoạt trong việc trao đổi trên thị trường vốn.

Nguồn vốn bên ngoài của doanh nghiệp

Vốn cố định từ nguồn vốn bên ngoài doanh nghiệp đề cập đến các nguồn mà doanh nghiệp huy động vốn từ bên ngoài để tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Các nguồn vốn bên ngoài chủ yếu là vốn vay, thuê vốn, vốn liên doanh… Cụ thể:

  • Thuê vốn: Còn được gọi là tài trợ bằng thuê đề cập đến nguồn vốn cố định có được từ việc sử dụng thiết bị bằng cách thuê mướn. Thuê mướn có nhiều hình thức nhưng phổ biến nhất là 3 dạng: bán rồi thu lại, thuê dịch vụ, thuê tài chính.
  • Vốn liên doanh: Nguồn vốn liên doanh xuất phát từ việc một doanh nghiệp trong nước góp vốn với một doanh nghiệp nước ngoài để thành lập một doanh nghiệp mới. Mức độ góp vốn tùy thuộc vào thỏa thuận của các bên tham gia góp vốn liên doanh.
  • Vốn vay: Các đối tượng cho vay vốn của doanh nghiệp có thể là Nhà nước, ngân hàng, tổ chức kinh tế, cá nhân… tùy theo quy định của pháp luật. Các hình thức vay vốn cũng rất đa dạng như tín dụng ngân hàng, tín dụng thương mại, phát hành chứng khoán, vốn chiếm dụng… Hiệu quả của huy động vốn vay phụ thuộc nhiều vào các yếu tố như hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, khả năng trả nợ, lãi suất vay…

nguon_hinh_thanh_von_co_dinh_trong_doanh_nghiep_luanvan99Nguồn vốn bên ngoài hình thành vốn cố định của doanh nghiệp

Bạn đang tìm kiếm tài liệu phục vụ cho bài luận văn về vốn lưu động? Bạn gặp khó khăn trong quá trình thực hiện đề tài hay không có thời gian viết luận văn? Hãy tham khảo ngay dịch vụ thuê viết luận văn thạc sĩ TẠI ĐÂY

Vai trò, tầm quan trọng của vốn cố định đối với doanh nghiệp là gì?

Vai trò chính hoặc tầm quan trọng của vốn cố định được liệt kê ở tám điểm sau:

Vốn cố định trong thành lập doanh nghiệp

Vốn cố định có vai trò sống còn đối với việc thành lập doanh nghiệp kinh doanh. Vốn cố định cần thiết để có được tài sản cố định (hữu hình và vô hình), là yêu cầu sơ bộ để thành lập doanh nghiệp. Mọi công ty đều cần vốn cố định để bắt đầu các hoạt động kinh doanh của mình . Không một công ty lớn hay nhỏ nào có thể được thành lập mà không đầu tư dưới hình thức vốn cố định.

Số vốn cố định tối đa được yêu cầu trong giai đoạn thành lập của một doanh nghiệp. Ở giai đoạn này, vốn cố định chủ yếu được sử dụng để đáp ứng các chi phí sơ bộ của một công ty. Ngoài ra, vốn cố định còn là nguồn vốn cần thiết để mua tài sản cố định cần thiết cho hoạt động trơn tru của công ty trong thời gian dài chẳng hạn như: đất đai và xây dựng, nhà máy và máy móc, trang thiết bị và đồ đạc…

Vốn cố định giúp hiện đại hóa doanh nghiệp

Hiện đại hóa là một cách tiếp cận sáng tạo được sử dụng để nâng cao chức năng truyền thống (hiện có) của bất kỳ hệ thống hoặc quy trình nào. Hiện đại hóa là cần thiết để nâng cao hiệu quả và tăng năng suất của doanh nghiệp. Nó sẽ được thực hiện khi và khi nghiên cứu và phát triển mới diễn ra. Để hiện đại hóa, công ty phải tiếp thu máy móc và công nghệ mới. Hoạt động này cần có nguồn vốn cố định để mua máy móc hiện đại và áp dụng công nghệ mới nhất.

Ngoài ra, nguồn vốn cố định trong doanh nghiệp còn được sử dụng vào việc thay thế các tài sản cũ, lạc hậu và lỗi thời như nhà xưởng, máy móc, thiết bị, đồ đạc… Tương tự như hiện đại hóa, việc thay thế tài sản cố định như vậy là cần thiết để tăng hiệu quả và năng suất hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

vai_tro_cua_von_co_dinh_la_gi_luanvan99Vốn cố định giúp hiện đại hóa doanh nghiệp

Mở rộng và đa dạng hóa doanh nghiệp

Ý nghĩa của việc mở rộng và đa dạng hóa doanh nghiệp là:

  • Mở rộng có nghĩa là tăng trưởng các hoạt động kinh doanh trong cùng một lĩnh vực của nền kinh tế.
  • Đa dạng hóa có nghĩa là tăng trưởng các hoạt động kinh doanh trong nhiều lĩnh vực của nền kinh tế.

Nói chung, trong quá tham gia vào thị trường hầu hết các doanh nghiệp đều trải qua quá trình mở rộng và đa dạng hóa. Để mở rộng và đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh của mình, một doanh nghiệp cần có nguồn tài chính dưới dạng vốn cố định.

Vốn cố định giúp tự động hóa doanh nghiệp

Tự động hóa là một quá trình giảm bớt sự phụ thuộc vào lao động thủ công và (hoặc) giảm thiểu sự can thiệp thường xuyên của con người bằng cách lắp đặt các máy móc tự vận hành (được lập trình hoặc tự động). Nếu một doanh nghiệp hiện đang sử dụng nhiều lao động quyết định chuyển sang tự động hóa các hoạt động sản xuất thông thường của mình, thì trước tiên doanh nghiệp đó phải đầu tư rất nhiều vốn cố định để mua và lắp đặt máy móc tự vận hành.

Mở rộng phạm vi hoạt động

Nói chung, trọng tâm chính của hầu hết các doanh nghiệp là hoạt động sản xuất và kinh doanh của mình. Trong đó, các doanh nghiệp cũng cần quan tâm đúng mức đến mạng lưới phân phối để tăng cường bán hàng hoá và dịch vụ của mình. Và để thực hiện hoạt động mở rộng phạm vi hoạt động của mình, doanh nghiệp sẽ cần nhiều vốn cố định hơn.

Phân biệt vốn cố định và vốn lưu động

Điểm khác biệt cơ bản giữa vốn cố định và vốn lưu động là vốn cố định là vốn do doanh nghiệp đầu tư để mua sắm các tài sản cố định cần thiết cho hoạt động kinh doanh trong khi vốn lưu động là vốn được sử dụng cho mục đích tài trợ cho hoạt động kinh doanh, đáp ứng yêu cầu của hoạt động sản xuất hàng ngày.

Doanh nghiệp cần có vốn cố định trước khi bắt đầu kinh doanh. Vốn lưu động được yêu cầu sau khi bắt đầu kinh doanh. Nếu không có vốn cố định thì không thể khởi nghiệp được. Và sau khi bắt đầu kinh doanh, không có vốn lưu động thì không thể kinh doanh được.

Ngoài ra vốn cố định và vốn lưu động còn có những điểm khác nhau khác, cùng theo dõi bảng so sánh dưới đây để tìm hiểu rõ hơn sự khác biệt giữa hai loại vốn này nhé:

Cơ sở so sánh

Vốn cố định

Vôn lưu động

Định nghĩa

Vốn cố định là các khoản đầu tư mà doanh nghiệp thực hiện để tích lũy lợi ích lâu dài.

Vốn lưu động là nhu cầu hàng ngày được bơm vào doanh nghiệp.

Chức năng

Vốn cố định được sử dụng để mua các tài sản dài hạn của doanh nghiệp.

Vốn lưu động được sử dụng để tạo ra tài sản lưu động của doanh nghiệp.

Khả năng thanh khoản

Vốn cố định không thể thanh khoản thành tiền mặt ngay lập tức

Vốn lưu động có thể được thanh lý thành tiền mặt ngay lập tức.

Kỳ hạn

Vốn cố định phục vụ doanh nghiệp trong một thời gian dài.

Vốn lưu động phục vụ công việc kinh doanh trong một thời gian ngắn

Kỳ kế toán

Mang lại lợi ích cho nhiều kỳ kế toán.

Mang lại lợi ích cho ít hơn một kỳ kế toán.

Mục tiêu

Định hướng chiến lược.

Hoạt động.

Tiêu dùng

Không được tiêu thụ trực tiếp bởi doanh nghiệp mà phục vụ doanh nghiệp một cách gián tiếp.

Doanh nghiệp cần vốn lưu động để hoạt động.

Trên đây, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu khái niệm vốn cố định là gì? Những vấn đề xoay quanh khái niệm cũng như sự khác nhau giữa vốn cố định và vốn lưu động trong doanh nghiệp. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn đọc những kiến thức hữu ích phục vụ cho quá trình học tập và công việc. Đừng quên liên hệ với chúng tôi nếu bạn có thắc mắc cần giải đáp hoặc vấn đề cần sự hỗ trợ nhé!

Từ khóa » Ví Dụ Vốn Cố định