Vùng Biển Khơi Tăm Tối – Wikipedia Tiếng Việt

Bước tới nội dung

Nội dung

chuyển sang thanh bên ẩn
  • Đầu
  • 1 Điều kiện
  • 2 Khám phá
  • 3 Xem thêm
  • 4 Tham khảo
  • 5 Liên kết ngoài
  • Bài viết
  • Thảo luận
Tiếng Việt
  • Đọc
  • Sửa đổi
  • Sửa mã nguồn
  • Xem lịch sử
Công cụ Công cụ chuyển sang thanh bên ẩn Tác vụ
  • Đọc
  • Sửa đổi
  • Sửa mã nguồn
  • Xem lịch sử
Chung
  • Các liên kết đến đây
  • Thay đổi liên quan
  • Trang đặc biệt
  • Thông tin trang
  • Trích dẫn trang này
  • Lấy URL ngắn gọn
  • Tải mã QR
In và xuất
  • Tạo một quyển sách
  • Tải dưới dạng PDF
  • Bản để in ra
Tại dự án khác
  • Khoản mục Wikidata
Giao diện chuyển sang thanh bên ẩn Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Các tầng đại dương
Vùng biển khơi
   Vùng chiếu sáng
      Vùng biển khơi mặt
   Vùng thiếu sáng
      Vùng biển khơi trung
      Vùng biển khơi sâu
      Vùng biển khơi sâu thẳm
      Vùng biển khơi tăm tối
Vùng đáy chìm
Vùng đáy biển
Hệ sinh thái thủy sinh

Vùng biển khơi tăm tối (tên tiếng Anh là hadal zone, được đặt theo tên của Hades, một vị thần cai quản địa ngục trong thần thoại Hy Lạp), còn được gọi là vùng hadopelagic hay vùng rãnh, là tên gọi của những vùng rãnh sâu nhất của đại dương. Vùng này bao gồm những khu vực có độ sâu từ 6.000 mét (20.000 ft) cho tới đáy của đại dương. Vùng biến khơi tăm tối là nơi có mật độ và sự đa dạng sống của các loài sinh vật biển vào mức thấp nhất.

Điều kiện

[sửa | sửa mã nguồn]
Vùng biến khơi tăm tối (hadopelagic) là phần sâu nhất của môi trường biển

Người ta cho rằng hầu hết sự sống ở độ sâu này đều được duy trì bởi tuyết biển hoặc các phản ứng hóa học xung quanh các miệng phun thủy nhiệt. Mật độ dinh dưỡng thấp, áp lực nước cực mạnh cùng với việc không có ánh sáng chiếu tới đã tạo nên điều kiện sống bất lợi làm cho nơi đây có rất ít các loài sinh vật có khả năng tồn tại. Vì ánh sáng mặt trời không chạm được đến tầng nước này, các giống loài vùng biển sâu đã thích ứng, giảm bớt thị lực, chỉ sử dụng những con mắt rất lớn để nhận biết ánh sáng từ các phát quang sinh học.

Những sinh vật sống thường thấy ở khu vực này là sứa, cá rắn Viper, giun ống và hải sâm.[1] Vùng biến khơi tăm tối có thể mở rộng xuống dưới 6.000 mét (20.000 ft) sâu; vùng sâu nhất con người biết đến lên tới 10,911 mét (35,80 ft).[2] Tại những độ sâu như thế (ví dụ như tại độ sâu 11,000 mét dưới mực nước biển) áp lực nước của vùng biến khơi tăm tối lên tới 1.100 atmôtphe chuẩn (110 MPa; 16.000 psi).

Khám phá

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1960, Jacques Piccard và Don Walsh đã tới được đáy của Rãnh Mariana, rãnh đại dương sâu nhất của Trái đất, để quan sát sự sống tại đây.[3] James Cameron cũng tới được đáy rãnh này vào năm 2012 nhờ tàu lặn Deepsea Challenger.[4]

Xem thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Đồng bằng biển thẳm
  • Rãnh Mariana

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Meeresboden - down under. ngày 1 tháng 2 năm 2007. (tiếng Đức)
  2. ^ “NOAA Ocean Explorer: History: Quotations: Soundings, Sea-Bottom, and Geophysics”. NOAA, Office of Ocean Exploration and Research. Truy cập ngày 23 tháng 3 năm 2010.
  3. ^ ThinkQuest Lưu trữ 2007-01-28 tại Wayback Machine. ngày 1 tháng 2 năm 2007.
  4. ^ Than, Ker (ngày 25 tháng 3 năm 2012). “James Cameron Completes Record-Breaking Mariana Trench Dive”. National Geographic Society.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Cuộc hành trình quay phim các loài sinh vật ở độ sâu hơn 7000 mét (tiếng Đức)
Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Vùng_biển_khơi_tăm_tối&oldid=67843713” Thể loại:
  • Thủy văn học
  • Thuật ngữ hải dương học
Thể loại ẩn:
  • Bản mẫu webarchive dùng liên kết wayback

Từ khóa » đáy Biển Tiếng Anh