Xây Dựng đội Nhóm Làm Việc Chất Lượng Cao - MyXteam

Skip to content Xây dựng đội nhóm làm việc chất lượng cao Xây dựng đội nhóm làm việc chất lượng cao Tại sao bạn nên đọc về thói quen làm việc hiệu quả

Bạn có phải là người làm việc hiệu quả với năng suất vô địch. Nếu câu trả lời của bạn là “Không” hoặc “Tôi không chắc …” bạn có muốn làm việc với năng suất tuyệt vời? Ebook này là dành cho bạn.

Trong các trang ebook này bạn sẽ tìm được những chiến lược hữu ích cho cả những người đang là quản lý dự án hoặc những thành viên (member), những người muốn xây dung team của họ với thói quen làm việc hiệu quả, năng suất cao.

Thành thật mà nói, để trở thành một người với năng suất tuyệt vời không phải là quá phức tạp, mọi người chỉ đơn giản là không có chiến lược đúng đắn.

Trong thực tế, nó đơn giản là việc làm việc một cách thông minh mỗi ngày. Nếu bạn hỏi những bí mật của người thành công, thì họ sẽ nói cho bạn biết bí quyết thành công được sinh ra từ những thói quen bên vững hang ngày của chúng ta.

Thói quen làm việc hiệu quả của Nhà Khoa học Nikola Tesla

Nhà Khoa học Nikola Tesla, nhà khoa học nổi tiếng với các phát minh khoa học quan trọng trong lịch sử có lịch làm việc dày đặc mỗi ngày từ 12-14 tiếng, những ông vẫn giữ thói quen chay bộ mỗi ngày 10km. Ông đã viết rằng đi bộ xung quanh cho phép ông ta ấp ủ những ý tưởng và không gian cho đến khi ông sinh ra những khoảnh khắc “eureka”. Nổi tiếng nhất, ý tưởng về dòng điện xoay chiều được nảy ra trong quá trình đi bộ của ông.

Bạn nhìn vào thói quen hang ngày của những người Nikola Tesla, Elon Musk, Bill Gates, Ludwig Van Beethoven, Steve Job thử xem , bạn sẽ nhận ra sự quan trọng của những thói quen hàng ngày đến năng suất của họ.

Theo nghiên cứu thì, có tới 45% những việc mà ta thực hiện là theo thói quen khi không cần suy nghĩ. Bạn thấy đó nó chiếm gần một nửa số công việc mà ta làm việc là theo thói quen rồi. Vì thế tạo dựng một chiến lược thói quen đúng đắn, nhất là trong công việc, là một việc rất nên làm để nâng cao năng suất.

Với ý nghĩ đó, chúng tôi đã cùng nhau đưa ra 5 chiến lược để xây dựng thói quen để nhóm của bạn làm việc hiệu quả, năng suất.

Các chiến lược bạn sẽ đọc dựa trên sự kết hợp giữa tâm lý học, hành vi, sácn và kinh nghiệm của chúng tôi, chúng tôi đã đóng gói chúng qua ebook này để bạn có thể kiểm tra, áp dụng các ý tưởng, chiến lược tại công ty của bạn ngay lập tức.

Ebook này sẽ giúp bạn:

  • Hiểu được thói quen là gì, chúng được hình thành như thế nào, và tại sao chúng ta khó thay đổi khi đã thành lập.
  • 8 thói quen cần thiết giúp đội nhóm làm việc hiệu quả.
  • Khám phá 5 chiến lược tạo ra thói quen hiệu quả giúp nhóm bạn làm việc năng suất.
  • Xem các chiến lược này có thể được sử dụng như thế nào, cách cải thiện việc lập kế hoạch dự án và báo cáo tiến độ.
  •  Xem xét và đánh giá về thói quen của nhóm bạn để quyết định những gì có hiệu quả và những gì không.
    • Let’s get started!
THÓI QUEN LÀ GÌ?

Điều đầu tiên bạn làm khi ngồi vào bàn làm việc vào buổi sáng là gì? Đối với nhiều người trong chúng ta là cắm điện laptop, khởi động nó, sau đó thưởng thức cà phê trong khi check mail. Đó là một ví dụ của một thói quen. Hoặc là cách bạn mặc đồ, chải tóc hàng ngày.

1: Thói Quen: Một chuỗi hành động có tính tự động

Hành động thường xuyên lặp lại của chúng ta, và hành động đó biến thành những hành vi ăn sâu. Và quan trọng hơn, chúng hoàn toàn được thực hiện một cách vô thức.

Với những hành động lặp đi lặp lại hằng ngày dựa theo thói quen đó, chúng ta gần như không suy nghĩ nhiều về những quyết định. Hãy tưởng tượng nếu mỗi sáng bạn phải quyết định đi đường nào để đến cơ quan làm việc. Quyết định đó rất có thể đã là một thói quen bởi vì bạn đã lựa chọn nhiều lần. Thói quen làm chúng ta tự động hóa việc, và khong suy nghĩ nhiều việc ta đang làm.

2 Thói quen giúp ta tiết kiệm năng lượng và thời gian cho việc quan trọng

Bởi vì thói quen được thực hiện một cách vô thức, bạn sử dụng sức mạnh của não ít hơn. Bạn không phân tích tại sao chân trái của bạn đi vào quần của bạn đầu tiên, bạn chỉ cần làm điều đó. Và đó là một điều tốt bởi vì điều này cho phép bạn dự trữ năng lượng sáng tạo cho thời điểm cần thiết nhất cho các nhiệm vụ liên quan đến giải quyết vấn đề. Những thứ như: tao lập quy trình mới, lên ý tưởng thiết kế, lập trình; đây là các nhiệm vụ phụ thuộc rất nhiều vào tính sáng tạo và nhận thức về hành động, quyết định của bạn Ngoài ra với việc tự động hóa, những việc theo thói quen thường làm nhanh hơn giúp bạn tiết kiệm thời gian.

3: Thói quen cần thời gian cho việc xây dựng

Thói quen không được tạo ra một sớm một chiều. Bạn sẽ ngạc nhiên về thời gian mà bao nhiêu bộ não của bạn làm việc để biến một

hành động lặp đi lặp lại thành thói quen ăn sâu. Nâng cao trí não của bạn không chỉ là vấn đề ý chí, nó còn bao hàm thời gian và sự lặp lại. Theo các nhà nghiên cứu, có được một thói quen mới để dính vào đòi hỏi trung bình 66 ngày, hoặc khoảng 2 tháng. Và nếu hành vi mới là đặc biệt phức tạp, có thể mất đến 8 tháng.

CHỐNG LẠI SỰ MIỄN CƯỠNG THAY ĐỔI

Lúc này bạn có thể nghĩ, “2 tháng ư?” Tôi không có thời gian như vậy. Tôi cần nhóm của tôi thực hành những thói quen mới “NGAY BÂY GIỜ!”. Thật không may, thói quen cần có thời gian để chuyển từ hành vi sang hành động bởi vì tâm trí con người là tự nhiên chống lại sự thay đổi.

Biểu đồ cho thấy phản ứng tâm lý cổ điển đối với sự thay đổi. Trước tiên mọi người thường phản ứng tiêu cực: di chuyển từ sự phủ nhận (denial), tức giận (angry), nhầm lẫn (confu- sion), trầm cảm (depression), và cuối cùng là khủng hoảng (crisis). Nhưng ngay sau đó thì chấp nhận sự thay đổi, dẫn đến sự tự tin mới và nâng cao niềm tin của cá nhân (seft-esteem).

Người ta chống lại sự thay đổi vì nhiều lý do. Thường thì nó bắt nguồn từ sợ hãi: sợ không biết (tại sao lại thay đổi những việc làm quen thuộc trong nhiều năm?). Hoặc bên cạnh đó, sợ hãi từ việc không đủ năng lực – rằng sự thay đổi sẽ đòi hỏi những kỹ năng mới mà người đó không có.

Có thể có lo ngại rằng kết quả cuối cùng sẽ không tương ứng với giá trị mà người đó đã nỗ lực.

Một nguồn kháng cự khác là do thiếu sự giao tiếp hiệu quả giữa quản lý và thành viên của mình. Nếu ban quản lý không giải thích tại sao cần phải đưa ra một thay đổi và nếu các thành viên trong nhóm không được hỏi ý kiến của họ thì những bức tường gạch sẽ tăng lên và thay đổi sẽ bị dừng lại.

  • Một cách ngắn gọn: nếu bạn muốn thay đổi thói quen giúp nhóm bạn năng suất hơn, bạn hãy truyền đạt lý do của sự thay đổi, dập tắt nỗi sợ hãi của thành viên và giữ nó ít nhất trong hai tháng. Kiên nhẫn di chuyển nhóm của bạn qua khỏi sự phủ nhận và tức giận cho đến khi họ thay đổi thói quen và tạo được sự tự tin mới. Phải mất thời gian, nhưng nó sẽ có giá trị nó.

Mẹo Nhanh: Tập Trung vào thói quen mới. Đừng cố gắng để phân tích và sửa chữa những thói quen xấu cũ. Thay vào đó, tập trung vào việc tạo ra các thói quen mới. Điều này sẽ giảm thiểu mâu thuẫn và tiêu cực trong toàn bộ quá trình.

8 THÓI QUEN LÀM VIỆC HIỆU QUẢ TRONG ĐỘI NHÓM

Kỹ năng, thói quen làm việc nhóm nghĩa là những cách thức khiến nhiều người cùng thực hiện tốt một nhiệm vụ và hướng đến mục tiêu chung. Cách làm việc này sẽ giúp các cá nhân bổ sung những thiếu sót cho nhau và hoàn thiện bản thân mình. Tuy nhiên, khi làm việc nhóm sẽ không tránh khỏi những ý kiến trái chiều, những mâu thuẫn khiến nhóm dễ tan vỡ. Vì vậy mỗi thành viên cần phải luyện cho mình những kỹ năng, thói quen làm việc nhóm cần thiết để xây dựng nhóm hoàn thiện, gắn kết hơn trong bất kỳ hoàn cảnh nào.

1. Lắng nghe người khác

Khi đã là một đội bạn biết tôn trọng và lắng nghe ý kiến của người khác, bởi trong chúng ta không ai hoàn hảo cả. Những ý kiến có hay tới đâu cũng sẽ có những thiếu sót, chúng ta là những người lắng nghe phải phát hiện ra thiếu sót đó để góp ý giúp cho ý tưởng được hoàn thiện hơn.

Lắng nghe còn giúp các thành viên trong nhóm hiểu nhau hơn, biết được điểm yếu của nhau để cùng góp ý sửa chữa. Do vậy, khi tham gia làm việc nhóm bạn hãy luyện cho mình kỹ năng lắng nghe nhé.

2. Kỹ năng tổ chức công việc

Kỹ năng tổ chức công việc là nhiệm vụ của trưởng nhóm, người trưởng nhóm phải có khả năng giao việc và giải quyết các vấn đề phát sinh trong nhóm, đảm bảo sự đồng đều giữa các thành viên với nhau để công việc không bị giám đoạn vì bất kỳ lý do gì. Ngoài ra kỹ năng làm việc nhóm là phải biết cách tổ chức công việc. Đây cũng là nhiệm vụ của các thành viên trong nhóm, khi được giao việc các thành viên phải biết cách tiến hành công việc thế nào cho khoa học, không để tiến trình công việc quá chậm so với những thành viên khác, đảm bảo công việc được hoàn thành đúng tiến độ và thời gian.

3. Trợ giúp và tôn trọng lẫn nhau

Trong cùng một nhóm các thành viên phải biết trợ giúp lẫn nhau trong công việc, nếu đồng đội của mình gặp khó khăn hãy sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ họ. Việc làm này sẽ tạo nên sự gắn kết giữa các thành viên trong nhóm lại với nhau.

Bên cạnh đó các thành viên cần tôn trọng lẫn nhau, không nên nghĩ rằng mình giỏi hơn người khác, tự đề cao mình và xem thường các thành viên khác. Việc giúp đỡ và tôn trọng lẫn nhau giữa các thành viên trong nhóm chính là động lực lớn nhất để cùng làm việc và hướng tới mục đích chung cuối cùng.

4. Có trách nhiệm với công việc được giao

Làm việc một mình hay nhóm bạn cũng cần luyện cho mình kỹ năng có trách nhiệm với công việc. Khi làm việc một mình, kết quả không tốt thì chỉ bạn là người chịu trách nhiệm, nhưng làm việc nhóm thì khác. Nếu bạn ỷ lại hoặc không hoàn thành nhiệm vụ được giao nghĩa là bạn đang làm ảnh hưởng đến cả tập thể. Khi đó công lao của những người cố gắng làm tốt cũng bị phủ nhận tất cả, bởi kết quả cuối cùng mới là thước đo kết quả công việc chứ không phải chỉ một phần công việc được hoàn thành.

5. Gắn kết

Hãy biết cách gắn kết lại với các thành viên khác trong nhóm nếu không bạn sẽ thấy lẻ loi, đôi khi cảm thấy mình không được trọng dụng trong nhóm, nhưng đó chỉ là do bạn tưởng tượng mà thôi. Hãy học cách sát lại với mọi người, chỉ có sự gắn kết mới cho các bạn một nhóm hoàn hảo nhất. Bởi khi đó các thành viên sẽ cởi mở hơn trong việc chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau trong công việc cũng như cuộc sống.

6. Tạo sự đồng thuận

Nếu không có kỹ năng làm việc nhóm rất dễ gây ra mâu thuẫn do có những ý kiến trái chiều giữa các thành viên trong nhóm. Lúc này việc tạo được sự đồng thuận là rất quan trọng để nhóm cùng hướng đến lợi ích chung. Đây không phải là kỹ năng dễ, bởi để có được sự đồng thuận các thành viên ngoài việc nêu ý kiến phải biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác, biết cách phân tích đúng, sai và thuyết phục được đồng đội của mình.

7. Vô tư – ngay thẳng

Khi làm việc nhóm bạn hãy bỏ qua hết sự ích kỷ cá nhân, không chấp nhất những chuyện nhỏ, tỵ nạnh với đồng đội của mình, trách va chạm, mâu thuẫn… với thành viên khác. Nếu gặp tình huống thấy không hợp lý hãy thẳng thắn góp ý ngay. Nếu làm được việc này chắc chắn bạn sẽ được các thành viên trong nhóm tin tưởng và nể trọng, đồng thời góp phần xây dựng sự đoàn kết trong nhóm, tạo động lực để cả nhóm cùng tiến lên.

Khi nhiều người đồng lòng cùng làm một việc chắc chắn kết quả mang lại sẽ cao hơn một người làm rất nhiều. Hãy luôn là thành viên tích cực, có trách nhiệm để nhóm của bạn được vững mạnh, hoàn thiện nhất. Đừng chấp nhất những điều nhỏ nhặt vì như vậy sẽ khiến bạn và các thành viên trong nhóm xa rời nhau. Luôn nhớ rằng “một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”. Đoàn kết, biết san sẻ với nhau là kỹ năng làm việc nhóm quan trọng nhất bạn nên nắm rõ. Phần 2: 8 Thói quen làm việc hiệu quả trong đội nhóm 13

8. Khuyến khích và phát triển cá nhân

Đây là kỹ năng dành cho người trưởng nhóm, một thủ lĩnh có bản lĩnh và năng lực là một thủ lĩnh biết cách khuyến khích, tạo động lực , điều kiện cho các thành viên trong nhóm phát triển cá nhân ngay trong nhóm của mình. Khi một cá nhân được khuyến khích và tạo điều kiện để phát triển chính là động lực để thành viên đó cố gắng hơn trong công việc và thấy giá trị của bản thân được nâng cao hơn.

5 CHIẾN LƯỢC THAY ĐỔI XÂY DỰNG THÓI QUEN CHO ĐỘI NHÓM HIỆU QUẢ VÀ NĂNG SUẤT CAO

Chiến lược 1: Lãnh đạo bằng thực tế thông qua ví dụ bản thân

Cách dễ nhất và nhanh nhất để tạo một thói quen cho một đội nhóm hiệu quả là thông qua những ví dụ thực tế của chính người người lãnh đạo. Người lãnh đạo không phải là người nói “Hãy làm những điều tôi nói” mà là “Hãy làm những điều tôi làm”. Người Lãnh đạo trước tiên phải làm gương cho nhân viên thông qua hành động chính mình để tạo sự lan tỏa và nhận thức trong các thành viên.

Bằng cách tích cực chứng minh bằng hành động là bạn đang muốn mọi thứ được cải thiện được thay đổi, mang thông thiệp đến các thành viên trong nhóm, bạn sẽ đẩy nhanh quá thích ứng và thay đổi thói quen của thành viên trong team. Thật sự thì bất cứ ai trong đội với hành vi mới hay thực hiện quy trình mới cũng có thể ảnh hưởng đến những người trong team để tạo sự thay đổi.

Để giúp nhóm làm việc với năng suất cao trên MyXTeam, chúng tôi có một văn hóa đó là hãy hành động đi, đừng nói suông.

Tạo ra những kế hoạch, những công việc, theo tuần theo tháng của mỗi người, tạo thói quen lên

kế hoach, hành động cho chính nhóm của bạn. Với người lãnh đạo bạn cần cho thành viên thấy rõ kế hoạch hành động cụ thể, và kì vọng của bạn đối với mỗi công việc của họ thông qua những đánh giá. Tạo thói quen hành động, lên kế hoạch hành động sẽ giúp team làm việc năng suất.

Nếu bạn liên tục làm và cho mọi người thấy những thói quen hiệu quả của bạn, thì sớm thôi họ sẽ làm theo và hoc hỏi những thói quen đó, hãy cho họ thấy những thứ tự ưu tiên công việc, và bức tranh rõ ràng trong dự án mà họ đóng góp.

Steve Job: Nhà lãnh đạo bằng hành động và cảm hứng

“A leader leads by example, whether he intends to or not.” – Steve Jobs

Kết hợp các giá trị, niềm tin cá nhân của mình vào từng hành động, từng quyết định kinh doanh, Steve đã thúc đẩy, truyền cảm hứng cho đội nhóm của mình hãy hành động như ông đã làm: “sống với đam mê và làm đến cùng”.

Chiến lược hành động: Tạo kế hoạch theo ngày, tuần, theo tháng.

Với MyXTeam, với mỗi nhóm kế hoạch giúp bạn lên công hành động một cách cụ thể rõ ràng theo từng tuần, từng tháng, và thành viên có thể dễ dàng quan sát công việc của bạn. Bạn chủ động đưa ra công việc hành động cụ thể mỗi dự án. Mỗi dự án có nhiều kế hoạch, bạn chia ra ngày cụ thể cho từng công việc kế hoach, lên kế hoạch trước cho từng công việc trong myXteam

Chiến lược 2: Chia sẻ để thay đổi

Nếu như lãnh đạo bằng những hành đông cụ thể là bước khởi đầu, nhưng điều đó là vẫn chưa đủ nếu bạn muốn động viên team của mình. Team bạn cần phải chia sẻ với nhau. Chìa khóa của việc này là tim trong nhóm, công ty bạn của ban những cá nhân, nhóm làm việc với thói quen làm việc tốt, và động viên họ chia sẻ thói quen tốt đó với những người còn lại, lúc này bạn sẽ tạo ra môi trường chia sẻ, thúc đẩy mọi người học hỏi nhau.

Dưới đây là ba mẹo có thể hữu ích trong việc tìm kiếm nhóm người dùng quyền lực cốt lõi của bạn:

1. Xác định những thành viên trong nhóm: năng suất nhiều hơn những người khác, nhiệt tình về các công cụ xã hội, và thoải mái với công nghệ mới.

2. Yêu cầu họ chia sẻ những thói quen hàng đầu về năng suất của họ. Tìm các phương pháp phổ biến và ghi lại chúng.

3. Cung cấp cho họ những công cụ và kênh phù hợp để truyền bá Những kênh này sẽ giúp thực hiện tốt nhất thông qua toàn bộ tổ chức của bạn.

Chiến Lược hành động: Tạo kế hoạch đào tạo và chia sẻ trong MyXTeam.

Chiến Lược 3: Chia nhỏ thói quen, công việc lớn bằng những việc nhỏ.

Thông thường, Bạn phổ biến những thói quen mới bằng những cách sau :

Bạn có thể truyền bá những thói quen mới bằng một trong hai cách:

1. Đưa thông điệp thói quen cho một nhóm người có năng suất tốt, làm việc hiệu quả, những người này sau đó đi ra ngoài và truyền bá những thói quen mới cho đồng nghiệp của họ (chiến lược).

2. Chia thói quen thành các bước nhỏ, từng bước nhỏ tiến đến những bước nhảy vọt lớn – được gọi là chiến thắng nhỏ. Vì chia nhỏ mục tiêu lớn, công việc lớn thành những Task nhỏ cụ thể hơn cho phép bạn đạt được nó nhanh hơn. Nó giúp tạo đà tâm lý để giúp bạn hoàn thành công việc, thói quen lớn… Vì vậy, có những hoàn thành công việc nhỏ, mục tiêu nhỏ có thể thực sự thúc đẩy con người của bạn để tiếp tục đi cho đến khi đạt được mục tiêu lớn hơn. Ví dụ như bạn muốn thay đổi thói quen dậy sớm, bạn có thể chia từng bước một, mỗi ngày bạn dậy sớm hơn 2-3 phút, và cứ thế bạn có thể đạt được mục tiêu dậy sớm hơn 30p-40p mỗi ngày… Nhiều thành viên hay có thói

quen trì hoãn công việc, để khắc phục điều này bạn hãy chia nhỏ công việc, dự án ra thành những muc tiêu nhỏ chi tiết, làm những mục tiêu nhỏ tạo sự hành động hưng phấn, giúp hoàn thành mục tiêu lớn giúp cho việc thay đổi thói quen trì hoãn.

Chiến Lược Hành động: Với những công việc lớn, tạo những công việc con trên MyXTeam để chia nhỏ công việc, tạo đà trong công việc dần dần bạn sẽ tránh được những thói quen xấu như không cụ thể, trì hoãn.

Chiến Lược 4: Động Viên

Nếu bạn muốn thay đổi một thói quen làm việc, bạn cần tác động đến cả lý trí và cảm xúc trong mỗi người. Khi muốn thay đổi thói quen của nhóm bạn. Bạn có thể tiếp cận ở khía cạnh lý trí thông qua những con số về năng suất công việc, số giờ trong mỗi dự án; nhưng nếu bạn không tác động đến cảm xúc của những thành viên trong nhóm thì rất có thể họ sẽ không có động lực để thay đổi thói quen đó. Lý trí sẽ giúp bạn con đường đi đến mục tiêu, nhưng chính cảm xúc mới là điều giúp bạn có động lực để hoàn thành nó.

Động viên cho nhóm của bạn đó chính là tạo những động lực cho nhóm của bạn luyện tập, thực hiện những thói quen hiệu quả mới ngày qua ngày. Hãy tạo ra những giải thưởng hay món quà khich lệ giúp cho nhóm bạn có động lực.

Biến chuyển sự thay đổi: Giống như điều khiển những chú voi.

Trong cuốn sách nổi tiếng: Switch: How to Change Things When Change is Hard, tác giả đã chỉ ra 3 điều mà lãnh đạo cần ghi nhớ khi muốn động viên thay đổi thói quen cho nhóm:

(1) Lý trí (2) Cảm Xúc (Thúc đẩy chú voi) (3) Môi trường bên ngoài (Con đường địa hình voi đi).

Chiến lược hành động: Đánh giá và khen thưởng nhân viên thông qua hệ thống đánh giá tiến độ của MyXTeam.

MyXTeam có thể đánh giá được công việc của nhân viên về những công việc hoàn thành hay chưa hoàn thành, công việc có trễ hay không. Với những nhân viên làm kế hoach hoành thành nhanh đúng thời hạn, một hình thức khen thưởng tạo động lực cho nhân viên là cần thiết, giúp nhân viên duy trì thói quen làm việc tốt. Với những nhân viên trễ hạn, chưa hoàn thành công việc, thì MyX- Team nhắc nhỏ, tạo sự hối thúc, giúp thay đổi thói quen trì hoãn.

Chiến Lược 5: Pha trộn những cái mới và cái cũ.

Chiến lược thứ Năm và cuối cùng sử dụng câu châm ngôn cũ: Nếu nó không bị phá vỡ, đừng sửa nó.

Nếu có một thói quen hiện tại trong đội của bạn đang làm việc mà mọi người đang quen với nó, tạm thời hãy giữ nó! Hoặc thậm chí tốt hơn, tận dụng nó khi áp dụng các thói quen mới.

Bạn có thể kết hợp các thực hành mới và cũ trong nhóm của bạn để làm cho việc áp dụng các thói quen mới nhanh hơn và vẫn còn cảm thấy quen thuộc với mọi người.

Thay thế thói quen cũ bằng một cái mới đòi hỏi rất nhiều ý chí và quyết tâm. Bạn sẽ không tránh khỏi phải đối mặt với một trận chiến nội bộ, lý tưởng là thói quen mới sẽ tiếp nhận và được tự động, sử dụng thói quen cũ như một bàn đạp và thay đổi từ từ.

Chiến lược hành động: Sử dụng nền tảng quản lý công việc dần thay thế cho Email.

Doanh nghiệp thường sử dụng Email để giao tiếp giữa các phòng ban để trao đổi tài liệu công việc, và thường đây là thói quen cũ quen thuộc và mọi người đều thành thục.

Nhưng với nền tảng quản lý công việc chung như MyXTeam sẽ giúp nhóm bạn rèn luyện nhiều thói quen mới như lên kế hoạch, theo dõi công việc, kiểm soát tài liệu, nội dung công việc xuyên suốt, không phải mất thời gian tìm kiếm, tạo sự đồng thuận, có trách nhiệm với công việc đã giao thông qua việc đánh giá nhân viên.

Có thể giữ thói quen dùng Email khi một số thành viên trong team bạn không phải ai cũng quen với nền tảng mới, hãy kết hợp cả Email và MyXTeam trong thời gian đầu để đạt hiệu quả cao nhất và thiết lập dần công việc, và thói quen mới trên MyXTeam.

CHÌA KHÓA THÀNH CÔNG

Bởi vì tất cả chúng ta đều muốn các đội nhóm chúng ta thành công và làm việc hiệu quả, chúng ta phải có khả năng giới thiệu các thói quen mới để giúp nhóm bạn làm hiệu quả hơn. Và nếu bạn thực sự muốn những thói quen mới được áp dụng, bạn phải quyết tâm thay đổi.

Những điểm mấu chốt – mà tôi muốn bạn thực hiện vào ngày hôm nay – là năm chiến lược xây dựng thói quen mới mà chúng tôi vừa đề cập:

1. Người Lãnh đạo dẫn dắt bằng ví dụ thực tế của chính mình trong việc thực hành những thói quen mới.

2. Xác định những cá nhân trong nhóm của bạn có những thói quen hiệu quả. Sau đó giúp những cá nhân đó chia sẽ cho những đồng nghiệp tao ra môi trường chia sẻ.

3. Thay đổi những thói quen lớn bằng những mục tiêu, thói quen nhỏ, chi tiết cụ thể. Chia mục tiêu lớn thành mục tiêu nhỏ và thực hiện từng bước.

4. Khuyến khích, tạo động lực toàn bộ tổ nhóm của bạn để có những thói quen mới.

5. Đưa ra những thói quen cũ khi giới thiệu những cái mới để giữ cho mọi thứ trở nên quen thuộc.

Brian Tracy về thành công và thói quen

“Những người thành công chỉ đơn giản là những người có thói quen thành công” – Brian Tracy, tác giả và diễn giả tạo động lực.

Chúng tôi đều mong muốn được nghe câu chuyện thành công của bạn trong tương lai!

Công cụ Chat với MyXteam sẽ giúp nhà quản lý tại Công ty dễ dàng trao đổi công việc, làm việc nhóm đôn đốc và tương tác với nhân sự tạo dựng mối quan hệ làm việc nhóm, công việc dễ dàng hơn.

Chúc quý công ty ứng dụng MyXteam hiệu quả tạo nên kết quả tích cực cho hoạt động quản lý.

Chúc các bạn thành công trong việc xây dựng nhóm thành công.

Quản lý doanh nghiệp Ebook liên quan xay dung doi nhom Xây dựng đội nhóm làm việc chất lượng cao Quản lý doanh nghiệp ebook 2 Ứng dụng PDCA trong quản lý phát triển doanh nghiệp​ Quản lý doanh nghiệp ebook mau Phương pháp quản lý dự án hiệu quả Quản lý doanh nghiệp Close Menu

Từ khóa » Cách Xây Dựng Quy Trình Làm Việc Nhóm