XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG PHÒNG BỆNH VÀ ĐẢM BẢO AN TOÀN ...

logo xemtailieu Xemtailieu Tải về XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG PHÒNG BỆNH VÀ ĐẢM BẢO AN TOÀN CHO TRẺ MẦM NON
  • pdf
  • 10 trang
PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO TỊNH BIÊN TRƯỜNG MẦM NON HƯỚNG DƯƠNG SAÙNG KIEÁN KINH NGHIEÄM XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG PHÒNG BỆNH VÀ ĐẢM BẢO AN TOÀN CHO TRẺ MẦM NON [ Ngöôøi vieát: Nguyễn Thị Thiên Vân Chức vụ: hiệu trưởng Naêm hoïc: 2011-2012 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1. Bối cảnh đề tài 2. Lí do chọn đề tài 3. Phạm vi nghiên cứu 4. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu NỘI DUNG I. Cơ sở lí luận. 1. Giải thích các khái niệm. 1.1. Khái niệm về bệnh trẻ em 1.2. Khái niệm về môi trường an toàn cho trẻ. 1.3. Khái niệm về phòng bệnh trẻ em. 2. Tình hình bệnh tật và tử vong ở trẻ em. 2.1.Tình hình mắc bệnh ở trẻ em trong những năm gần đây. 2.1.1. Tình hình mắc bệnh ở trẻ em Việt Nam. 2.1.2. Tình trạng tàn tật ở trẻ em. 2.2. Tình hình tử vong ở trẻ em. II. Thực trạng của vấn đề. III. Các biện pháp xây dựng môi trường an toàn và phòng bệnh cho trẻ mầm non. IV. Hiệu quả của SKKN. KẾT LUẬN. I. Những bài học kinh nghiệm. II. Ý nghĩa của SKKN. III. Khả năng ứng dụng, triển khai. IV. Kiến nghị- đề xuất. Tài liệu tham khảo 3 3 3 4 4 5 5 5 5 6 6 6 6 6 7 7 7 8 19 22 22 23 23 24 25 MỞ ĐẦU 1. BỐI CẢNH CỦA ĐỀ TÀI: Trong công tác giáo dục nói chung và giáo dục mầm non, hiệu quả kinh tế được đo bằng chất lượng giáo dục. Chất lượng giáo dục được thể hiện ở năng lực của thế hệ trẻ. Vấn đề đặt ra là cần phải sử dụng một cách hợp lí những tiềm năng vật chất của địa phương, nhà trường để tạo môi trường an toàn cho trẻ học tập và vui chơi. Đối với trường mầm non Hướng Dương hiện nay trong quá trình nuôi dưỡng trẻ mầm non và việc đảm bảo an toàn, nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe về thể chất và tinh thần đảm bảo chế độ sinh hoạt hợp lí tránh tình trạng xảy ra tai nạn cho trẻ là một trong những yêu cầu quan trọng khi thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mầm non. 2. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trẻ em là nguồn nhân lực mới cho tương lai. Việc chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em ngày càng được toàn cộng đồng đặt biệt quan tâm. Trẻ em bị bệnh không những ảnh hưởng tới tính mạnh, tới sự phát triển thể chất mà còn ảnh hưởng tới sự phát triển tinh thần và trí tuệ của trẻ. Đảm bảo cho trẻ được phát triển toàn diện cả thể chất và tinh thần thì nhiệm vụ cần thiết đối với giáo viên mầm non, các nhà chuyên môn và cả các bậc cha mẹ, phải hiểu biết về các đặc điểm sinh lí, bệnh lí và tâm vận động của các thời kì phát triển cơ thể của trẻ em để ứng dụng vào việc chăm sóc, nuôi dưỡng, bảo vệ sức khỏe cho trẻ. Sức khoẻ là một trạng thái thoải mái, đầy đủ của con người về thể chất, tinh thần và xã hội. Khoẻ về thể chất là liên quan đến bệnh tật, di truyền, dinh dưỡng, luyện tập. Tinh thần thể hiện sự thoải mái trong cuộc sống, sự yêu thương, sự an toàn tâm lý, có niềm tin. Chúng ta cần coi trọng sức khoẻ, vì mọi người có sức khoẻ thì công tác sẽ tốt, trẻ có khoẻ thì học hành mới tốt, bố mẹ mới yên tâm gởi các cháu để công tác và làm việc. Trường học cần có một môi trường an toàn để trẻ sống, vui chơi mà không có các nguy cơ xảy ra tai nạn, nơi đó trẻ khoẻ mạnh, có sức đề kháng cao giúp trẻ phòng tránh được mọi bệnh tật, vui chơi học tập một cách thoải mái. Hiện nay trong điều kiện cuộc sống hiện đại , môi trường ô nhiễm vì khói bụi, hoá chất, con người phải đối mặt với nhiều bệnh tật,với vi khuẩn, vi rút biến dị…Đặc biệt là các đợt dịch bệnh: tay chân miệng, cúm AH5N1, H1N1, Tả, sốt xuất huyết. Tình hình bệnh dịch diễn biến rất phức tạp, lây lan trong cả cộng đồng. Trong các trường học mầm non thường gặp: tay chân miệng, Sởi, quai bị, thuỷ đậu, sốt xuất huyết, sốt virut,cúm…Do đó vấn đề phòng chống dịch bệnh và tạo môi trường an toàn cho trẻ học tập và vui chơi trong cộng đồng nói chung và trong trường học mầm non nói riêng là rất quan trọng. Nó ảnh hưởng rất nhiều đến uy tín của nhà trường và sức khoẻ của mọi người. Xuất phát từ những lý do trên tôi quyết định chọn đề tài “xây dựng môi trường phòng bệnh và đảm bảo an toàn cho trẻ mầm non”. 3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU : Trẻ học trong trường mầm non Hướng Dương. 4. ĐIỂM MỚI TRONG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: Nội dung SKKN nhằm cung cấp một số kiến thức cơ bản, những kĩ năng cần thiết về công tác đề phòng một số bệnh thường gặp và tạo môi trường đảm bảo an toàn cho trẻ mầm non để áp dụng vào công tác tổ chức phòng bệnh, đảm bảo an toàn tốt cho trẻ ở lứa tuổi mầm non nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình chăm sóc giáo dục mầm non và tạo được uy tín với các bậc phụ huynh học sinh. NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN: Môi trường cho trẻ hoạt động là nơi có các nguồn thông tin phong phú, khuyến khích tính độc lập và hoạt động tích cực của trẻ. Môi trường cho trẻ hoạt động hiểu theo nghĩa hẹp, chủ yếu là hoàn cảnh cụ thể của lớp và xung quanh lớp, những yếu tố tạo điều kiện cho trẻ tìm hiểu và khám phá. Để đảm bảo cho trẻ được phát triển toàn diện cả về thể chất và tinh thần thì nhiệm vụ cần thiết đối với giáo viên mầm non, các nhà chuyên môn và cả các bậc cha mẹ là phải hiểu biết về các đặt điểm sinh lí, bệnh lí và tâm vận động của các thời kì phát triển cơ thể của trẻ em, ứng dụng vào việc chăm sóc, nuôi dưỡng, bảo vệ sức khỏe cho trẻ. Các giáo viên mầm non cần được trang bị những kiến thức, kĩ năng cơ bản về bệnh của trẻ, đảm bảo an toàn cho trẻ để từ đó có thể áp dụng vào công tác tổ chức phòng bệnh, đảm bảo an toàn, phòng tránh tai nạn, biết phát hiện sớm, xử lí bước đầu và chăm sóc khi trẻ ốm, bị tai nạn. Ngoài ra, SKKN còn cung cấp kiến thức và kĩ năng về giáo dục phòng bệnh, đảm bảo an toàn cho trẻ mầm non, đáp ứng với việc đổi mới chương trình chăm sóc và giáo dục mầm non vì vậy việc xây dựng môi trường phòng bệnh và an toàn cho trẻ là một yêu cầu cần thiết trong ngành học mầm non. 1/ Giải thích các khái niệm: 1.1. Khái niệm về bệnh trẻ em: Cơ thể trẻ em là một cơ thể đang lớn và phát triển. Đó là hai quá trình sinh học cơ bản của trẻ. Khái niệm lớn lên chỉ sự tăng lên về kích thước, số lượng. Khái niệm phát triển chỉ sự hoàn thiện về chức năng, thay đổi về chất lượng. Yêu cầu cơ bản về sức khỏe của trẻ là được lớn lên và phát triển tới mức tối đa. Khi trẻ bị bệnh tức là sự lớn lên và phát triển của cơ thể trẻ có sự rối loại, quá trình sinh học của trẻ không được bình thường. 1.2. Khái niệm về môi trường an toàn cho trẻ: Môi trường sinh hoạt cùa trẻ an toàn phải đảm bảo an toàn về thân thể và tâm lí: + Đáp ứng nhu cầu vệ sinh tối thiểu, thực phẩm dinh dưỡng an toàn, nước sạch, không khí trong sạch. + Tạo cho trẻ cảm giác an tâm, an toàn, không có những nguy hiểm đe dọa (kể cả nguồn gây ô nhiễm và bạo lực). + Trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phải được bảo dưỡng thường xuyên để đảm bảo sự an toàn, thẩm mĩ và sạch sẽ. + Tranh thiết bị ngoài trời phải đảm bảo an toàn và có tác dụng khích thích trẻ phát triển về các vận động khác nhau. 1.3. Khái niệm về phòng bệnh trẻ em: Bảo vệ sức khỏe gổm 4 khâu: tăng cường sức khỏe, phòng ngừa, chữa bệnh và phục hồi chức năng. Ngành giáo dục mầm non có trách nhiệm trực tiếp chăm sóc sức khỏe trẻ em, trong đó việc tăng cường sức khỏe và phòng ngừa bệnh tật là quan trọng. Phòng ngừa bệnh là tổ chức và thực hiện các biện pháp dự phòng cho trẻ không mắc bệnh như: nuôi dưỡng đầy đủ, tiêm chủng, luyện tập sức khỏe, vệ sinh môi trường. Muốn vậy, cần cung cấp kiến thức cho các bậc cha mẹ, cách chăm sóc giáo dục sức khỏe cơ bản cho trẻ. Đó là theo dõi sự phát triển của trẻ, phát hiện bệnh sớm, cải thiện cuộc sống, tổ chức sinh hoạt tinh thần thoải mái, hạn chế trẻ hư hỏng, những trẻ tật nguyền hội nhập được với xã hội. Không ngừng nâng cao kĩ thuật, chất lượng dịch vụ y tế chăm sóc, xử lí cấp cứu tại các trường mầm non để giảm bớt tỉ lệ tử vong và di chứng, đem lại hạnh phúc cho trẻ em, gia đình và xã hội. 2/ Tình hình bệnh tật và tử vong ở trẻ em: 2.1. Tình hình mắc bệnh ở trẻ em trong những năm gần đây: 2.1.1. Tình hình mắc bệnh ở trẻ em Việt Nam: Việt Nam nằm trong khối các nước đang phát triển, nền kinh tế của ta còn nghèo nàn, quá trình phát triển kinh tế- xã hội còn gặp nhiều khó khăn cho nên trẻ em Việt Nam thường mắc một số bệnh như: bệnh suy dinh dưỡng, các bệnh lây truyền như các dịch bệnh “tay chân miệng, sốt xuất huyết, bệnh tiêu chảy…”. Bên cạnh đó, lại gia tăng tình trạng thừa cân, béo phì, bệnh tiểu đường, tim mạch, ung thư, tai nạn… 2.1.2. Tình trạng tàn tật ở trẻ em: Nghiên cứu của Viện bảo vệ sức khỏe trẻ em (1993) ước tính có 1,2 triệu trẻ em dưới 16 tuổi bị tàn tật. Có nhiều loại tàn tật: trí óc chậm phát triển, tật vận động và các loại khác. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng tàn tật ở trẻ em. Tuy nhiên, có thể xếp vào 2 nhóm lớn “là nhóm nguyên nhân bẩm sinh di truyền và nhóm nguyên nhân mắc phải”. Các tật bẩm sinh di truyền thường xảy ra ngay thời kì bào thai. Ngoài ra, nguyên nhân do chiến tranh cũng làm cho nhiều bà mẹ và trẻ em bị thương tổn, tàn phế, gây thiếu ăn và thiếu cách chăm sóc y tế cơ bản. 2.2. Tình hình tử vong ở trẻ em: Hằng năm, có khoảng hơn 12 triệu trẻ em dưới 5 tuổi ở các nước đang phát triển bị chết, trong đó tử vong ở giai đoạn sơ sinh khoảng 4 triệu, từ 111 tháng là 4110000 và từ 1-5 tuổi là 4110000. Như vậy, 2/3 số tử vong trẻ dưới 5 tuổi xảy ra trong năm đầu. Nguyên nhân tử vong chủ yếu là suy dinh dưỡng và các bệnh nhiễm khuẩn trong đó đứng hàng đầu là nhiễm khuẩn hô hấp cấp (25%), tiêu chảy (23%) và hiện nay dịch bệnh tay chân miệng là đáng lo ngại nhất. II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ:  Về phía giáo viên: Tất cả giáo viên trong trường đều chăm sóc giáo dục trẻ theo kế hoạch của ban giám hiệu nhà trường đưa ra và lồng gép vệ sinh trẻ trong các giờ hoạt động học tập cũng như trong các hoạt động vui chơi giáo viên chỉ chú trọng vào cách dạy trẻ chưa có những biện pháp cụ thể để tạo môi trường phòng tránh các bệnh. Trong các giờ hoạt động ngoài trời các cô chỉ đứng quan sát tránh tình trạng trẻ bị tai nạn còn những kiến thức tuyên truyền đến phụ huynh về cách chăm sóc nuôi dưỡng và phòng bệnh cho trẻ chưa đạt hiệu quả cao và chưa có hướng khắc phục nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện giữa chơi và học một cách hài hòa.  Về phía y tế học đường: Y tế học đường trong trường mầm non chưa được phân công đầy đủ ở các trường mầm non, tủ thuốc của trẻ còn quá sơ sài, các tài liệu về phòng chống và chữa bệnh cho trẻ chưa được đầy đủ.  Về phía trẻ mầm non: Ở trẻ mầm non, trẻ tích cực tham gia về nhiều hoạt động vui chơi, học tập, lao động… Trong đó hoạt động vui chơi là chủ đạo trẻ vừa học vừa chơi thông qua các hoạt động trẻ nắm được các cách phòng bệnh cơ bản mà giáo viên đã truyền thụ cũng từ đó trẻ có được những kĩ năng sống đầu đời giúp trẻ tự tin như vậy giáo viên có thể phát triển thêm sự hiểu biết của trẻ.  Nguyên nhân: - Do cơ sở vật chất cũng như trang thiết bị của nhà trường và đồ dùng dạy học cho cô và trẻ, đồ chơi còn nhiều thiếu thốn, tủ thuốc và sách cách phòng bệnh cho trẻ chưa được trang bị. Ở trường không có kinh phí để đáp ứng nhu cầu đầy đủ cho cô và trẻ như các trường trọng điểm hoặc các trường ở thành phố mà chủ yếu là đồ dùng làm bằng phế liệu tự tạo của địa phương mà giáo viên cố gắng sáng tạo. - Giáo viên chưa phát huy hết tính tích cực. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên ở trường có đạt chuẩn so với yêu cầu đề ra nhưng không có điều kiện đi học hỏi kinh nghiệm của trường bạn và chưa được cung cấp các kiến thức tuyên truyền về cách phòng bệnh và đảm bảo an toàn cho trẻ. III. CÁC BIỆN PHÁP XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG AN TOÀN VÀ PHÒNG BỆNH CHO TRẺ MẦM NON: Được Sự quan tâm chỉ đạo của sở giáo dục&đào tạo và phòng giáo dục&đào tạo Tịnh Biên. Ban Giám Hiệu của trường đã nhận thức đúng đắn và đánh giá việc chăm sóc sức khoẻ, dinh dưỡng trẻ mầm non là rất quan trọng. Xác định được sự nguy hại của dịch bệnh, theo kinh nghiệm là: “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Ngay từ đầu đã có kế hoạch chỉ đạo toàn trường thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khoẻ, dinh dưỡng tạo môi trường an toàn cho trẻ và phòng chống bệnh dịch. Trường mầm non Hướng Dương hiện đang chăm sóc, nuôi dạy 299 cháu từ 24 tháng đến 5 tuổi, có 09 nhóm lớp trong đó 1 nhóm lớn, 2 lớp 3 tuổi, 3 lớp 4 tuổi, 3 lớp 5 tuổi. Có y tế học đường chăm sóc sức khoẻ và hỗ trợ cân đo, làm sổ sách theo quy định chung của ngành. Trường đã thực hiện một số biện pháp có hiệu quả tốt trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ mầm non và phòng chống bệnh dịch tạo môi trường an toàn cho trẻ mầm non như sau: Bồi dưỡng kiến thức chăm sóc sức khoẻ, dinh dưỡng và phòng chống dịch bệnh cho giáo viên, nhân viên toàn trường : Mời giáo viên về trường giảng theo định kỳ hàng năm, nhất là những đợt dịch. Cập nhật kịp thời và tìm hiểu kiến thức trong sách, báo, tạp chí, trên mạng Internet… Thực hiện tốt công tác phối kết hợp giữa các bộ phận trong nhà trường và với các cơ quan hữu quan : Sở y tế, trung tâm y tế thị trấn… * Tuyên truyền : - Việc bảo đảm cho các cháu được an toàn, khỏe mạnh là rất quan trọng. Đồng thời chế độ dinh dưỡng đủ năng lượng, cân đối các chất, đủ vitamin và khoáng chất ( đặc biệt là canxi ,B1) cũng rất cần thiết để trẻ phát triển toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần. Do đó phải hướng dẫn cho các lớp lồng ghép vào chương trình giáo dục trẻ và tuyên truyền với phụ huynh học sinh nội dung việc chăm sóc sức khoẻ, dinh dưỡng.Tư vấn cho phụ huynh về cách lựa chọn thực phẩm, lên thực đơn phù hợp với trẻ - đảm bảo cân đối, đủ chất, đủ lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP). Ví dụ: lồng gép các nội dung về chế độ dinh dưỡng cho trẻ giáo viên cần hỏi hôm nay con ăn ngón gì? Ăn các loại rau củ nào? Các loại thực phẩm này có những lợi ích gì?.... không những thế giáo viên và ban giám hiệu cần treo những hình ảnh tuyên truyền ở các góc phụ huynh nhóm lớp và ở bảng thông báo của trường nhằm giúp cho phụ huynh theo dõi các chế độ ăn và chế độ sinh hoạt hằng ngày của trẻ để phụ huynh phối hợp với nhà trường chăm sóc nuôi dưỡng trẻ theo một thể thống nhất - Bệnh dịch có ảnh hưởng lớn đến tính mạng con người và cả cộng đồng, đặc biệt là trẻ em sức đề kháng còn rất yếu nên dễ mắc. Trong trường học số người tập trung đông, nhiều thành phần phức tạp do đó việc tuyên truyền giáo dục ý thức phòng bệnh là cần thiết. Đặc biệt là với phụ huynh học sinh: Có các bảng tuyên truyền ở lớp, ở những nơi mọi người hay qua lại trong trường, hoặc trao đổi trực tiếp với phụ huynh. 1. Ban Giám Hiệu đã kịp thời chỉ đạo, đầu tư cơ sở vật chất : mua sắm trang thiết bị, đồ dùng cho bếp và cho các lớp đảm bảo an toàn ,có lợi cho sức khoẻ. Mua sắm đầy đủ trang thiết bị y tế, thuốc thiết yếu, thuốc sát trùng, thuốc xịt muỗi và xà phòng rửa tay phục vụ cho việc phòng chống bệnh dịch trong toàn trường. Ví dụ: hằng ngày nhà trường kiểm tra thống kê số liệu các đồ dùng ngoài trời cũng như trong các lớp đồ dùng nào hư hại ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ cần phải tư sửa kịp thời (đu quay, bập bênh…) nhằm tránh tình trạnh xảy ra thương tích cho trẻ. Luôm trang bị tủ thuốc ở trường đầy đủ trong khả năng của mình như bông gòn, thuốc sát rùng, băng keo cá nhân, các loại thuốc thông thường…. và luôn kiểm tra các loại thuốc quá hạn sử dụng thì mang đi hủy có vào sổ kiểm tra cập nhập. 2. Xây dựng môi trường thân thiện: An toàn mọi lúc mọi nơi cho trẻ, thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng đồ dùng đồ chơi, vệ sinh sạch đẹp, thông thoáng, nhiều cây xanh. Tạo môi trường phù hợp, gần gũi với trẻ từ ở lớp học, nhà vệ sinh, bếp, đến môi trường xung quanh: đồ dùng, đồ chơi tự tạo, trang trí lớp và các góc sắp xếp theo từng chủ đề . 3. Một số nguyên tắc : Theo yêu cầu của sở giáo dục- đào tạo và sở y tế về công tác y tế học đường. Thực hiện quy chế nuôi dạy trẻ mầm non, để làm tốt công tác chăm sóc sức khoẻ, dinh dưỡng và phòng chống dịch bệnh. Chúng tôi đã thực hiện một số nguyên tắc sau: I. Công tác chăm sóc sức khoẻ của trẻ : 1. Hàng ngày theo dõi sức khoẻ của trẻ từ khi trẻ đến lớp đến khi trả trẻ. Khi chuyển mùa, khí hậu thay đổi phải chú ý để có biện pháp phòng ngừa và cấp cứu kịp thời. Ghi sổ nhật ký sức khoẻ hàng ngày, có diễn biến gì đặc biệt không. Ví dụ: khi những trẻ có diễn biến đặt biệt giáo viên đưa trẻ đến nhà và trao đổi phụ huynh về tình học tập cũng như tình hình sức khỏe của trẻ để có những xử lí kịp thời. 2. Kiểm tra sổ nhật ký hàng ngày theo dõi sức khoẻ của trẻ ở các lớp, tủ thuốc của lớp để ngoài tầm với của trẻ chưa và chỉ có các thuốc phụ huynh gửi ghi các loại thuốc phụ huynh gửi cho con uống: tên thuốc, giờ uống, liều lượng, hạn sử dụng, chữ ký của phụ huynh .Chú ý theo dõi các cháu vừa khỏi ốm đi học. Kiểm tra sĩ số học sinh hàng ngày, tỉ lệ chuyên cần hàng tháng. Kiểm tra, đôn đốc công tác vệ sinh các lớp, các bộ phận và môi trường xung quanh trường. 3. Trang bị cấp cứu - Tủ thuốc của trường gồm có : Dụng cụ cấp cứu và thuốc thiết yếu. Định kỳ kiểm tra và mua bổ xung cơ sở vật chất, phương tiện, dụng cụ, thuốc men cho phòng y tế. Mua tài liệu về chăm sóc sức khoẻ và tham gia các lớp tập huấn học tập về chăm sóc sức khoẻ của trẻ do sở tổ chức. 4. Đầu năm và cuối năm đều tổ chức khám sức khoẻ cho trẻ, qua đó nắm được các cháu mắc bệnh mãn tính : sau khi khám sức khoẻ, nếu cháu nào mắc bệnh thì phải nhắc nhở, hướng dẫn phụ huynh cho trẻ đi điều trị sớm. ( Bệnh tự kỷ, bệnh động kinh, bệnh hen…). Ví dụ: Nếu trẻ suy dinh dưỡng thì nhà trường và gia đình phải phối hợp có chế độ ăn bổ xung cho trẻ : uống thêm sữa, tăng thêm bữa. Trẻ béo phì phải hạn chế đồ ngọt, chất bột đường, tăng cường vận động. 5. Theo quy định chung của sở sổ sách y tế gồm có: . Sổ nhật ký sức khoẻ toàn trường : ghi rõ từng ngày, nếu có gì đặc biệt phải ghi ngày, giờ, tên trẻ, lớp, diễn biến, chẩn đoán, xử trí, đến khi trả trẻ về và kết quả. . Sổ sức khoẻ của từng cháu : Biểu đồ sức khoẻ theo dõi cân nặng và chiều cao định kỳ (tháng 8,12,4).Lên lịch cân đo cho từng nhóm lớp, nếu cháu nào nghỉ học sẽ cân bù vào ngày sau khi cháu đi học, theo dõi sự cân đo của từng nhóm lớp. . Sổ theo dõi sức khoẻ của trẻ toàn trường : số cháu kênh bình thường, tỉ lệ suy dinh dưỡng, béo phì , tỉ lệ bệnh tật và tăng, giảm cân. . Sổ theo dõi trẻ suy dinh dưỡng , béo phì và mắc các bệnh mãn :tim, Tải về bản full

Từ khóa » Môn Phòng Bệnh Và đảm Bảo An Toàn Cho Trẻ