Xây Dựng Thương Hiệu Thời Trang: Phương Pháp Và Chiến Lược

Thời trang là một lĩnh vực giàu tiềm năng vì nhu cầu trên thị trường luôn ổn định. Vì thế, việc kinh doanh thời trang thường được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, để đạt được thành công nhất định trong ngành này bạn cần trang bị nhiều kiến thức. Và trong đó không thể thiếu cách xây dựng thương hiệu thời trang. Vậy làm thế nào để xây dựng thương hiệu trong lĩnh vực cạnh tranh gay gắt này? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Mục lục

  • Xây dựng thương hiệu thời trang cần lưu ý điều gì?
    • Xu hướng O2O (Online to Offline)
    • Tối ưu hóa thiết kế không gian
  • Xây dựng thương hiệu thời trang trực tuyến
    • Các kênh bán hàng trực tuyến
    • Trưng bày sản phẩm trên các kênh bán hàng trực tuyến
  • Cách xây dựng thương hiệu thời trang
    • Bước 1: Xác định đối tượng khách hàng
    • Bước 2: Xác định kênh bán hàng
    • Bước 3: Dự toán tài chính
    • Bước 4: Xây dựng thương hiệu thời trang hợp xu hướng
    • Bước 5: Thiết kế nhận diện thương hiệu
    • Bước 6: Sản xuất sản phẩm

Xây dựng thương hiệu thời trang cần lưu ý điều gì?

Việc lựa chọn quần áo sẽ góp phần xây dựng hình ảnh cá nhân cho người mặc. Do đó, khách hàng thường chỉ tin vào những thương hiệu uy tín với những sản phẩm bền, chất lượng và hợp xu hướng. Vì thế, việc xây dựng thương hiệu doanh nghiệp là vô cùng cần thiết trong ngành thời trang.

Xây dựng thương hiệu thời trang cần lưu ý điều gì?

Ngành bán lẻ nói chung và thời trang nói riêng là một ngành đặc biệt. Lý do là các nhãn hàng phải liên lục thay đổi mẫu mã theo xu hướng và nhu cầu thị trường nhưng vẫn phải giữ được nét đặc trưng của nhãn hiệu. Đây là một thách thức rất lớn và cũng là đặc trưng khi xây dựng thương hiệu thời trang. Do đó, khi lập kế hoạch xây dựng thương hiệu thời trang bạn cần lưu ý những điều sau đây.

Xu hướng O2O (Online to Offline)

O2O là một chiến lược kinh doanh sử dụng các kênh truyền thông trực tuyến (Online) để thúc đẩy khách đến các cửa hàng thực (Offline). Người tiêu dùng thường thích tìm hiểu sản phẩm qua mạng nhưng vẫn có thói quen mua hàng trực tiếp, nhất là với những sản phẩm thuộc ngành thời trang. Mặc dù hoạt động truyền thông Online luôn được diễn ra sôi nổi nhưng những khách hàng kỹ tính vẫn muốn đến cửa hàng thử xem độ vừa vặn, chất liệu, kiểu dáng, màu sắc thực. Do đó O2O vẫn là xu hướng chiếm ưu thế mà doanh nghiệp không nên bỏ qua khi xây dựng thương hiệu thời trang.

Tối ưu hóa thiết kế không gian

Trong ngành hàng thời trang, việc bố trí không gian trưng bày, tối ưu thiết kế tại cửa hàng là điều quan trọng. Việc sử dụng những đường cong trong thiết kế đang được ưa chuộng tại các cửa hàng thời trang vì chúng tạo cảm giác trải nghiệm thoải mái, nhẹ nhàng và liền mạch. Ngoài ra, việc bố trí sản phẩm cũng vô cùng quan trọng. Sau đây là một vài gợi ý để bạn sắp xếp của hàng thật bắt mắt.

Trưng bày đa dạng sản phẩm

Khách thường thích những cửa hàng có thật nhiều sản phẩm để họ lựa chọn.

Xu hướng O2O (Online to Offline)

Vì thế, hãy trưng bày càng nhiều sản phẩm càng tốt, miễn là trông cửa hàng của bạn vẫn gọn gàng, ngăn nắp. Điều này cho khách hàng thấy rằng bạn hoàn toàn có thể đáp ứng được nhu cầu của họ.

Đặt sản phẩm bán chạy ở vị trí dễ nhìn nhất

Hãy đặt những sản phẩm được bán chạy, những sản phẩm xu hướng hay được nhiều khách quan tâm trên các kênh truyền thông tại vị trí dễ nhìn thấy nhất trong cửa hàng. Phần lớn khách tìm đến cửa hàng của bạn là vì những sản phẩm này. Do đó, việc bạn cần làm là khiến khách hàng có thể nhìn thấy chúng ngay khi họ bước vào cửa hàng.

Trưng bày quần áo theo phân loại

Tại những vị trí khác, hãy phân loại quần áo theo đặc điểm, chất lượng hoặc mẫu mã. Ví dụ như áo thun, áo khoác, áo sơ mi, chân váy, quần jeans,… sẽ được xếp riêng từng khu vực. Mẫu giống nhau nhưng khác size sẽ được xếp chung một chỗ. Điều này khiến khách hàng dễ tìm kiếm sản phẩm, tạo tâm lý thoải mái cho người mua.

Bố trí khu vực hàng giảm giá ở phía cuối cửa hàng

Bạn có thể chạy những chiến dịch khuyến mãi trên các kênh truyền thông hoặc để bảng giảm giá trước cửa hàng để thu hút sự chú ý của khách. Tuy nhiên, những mẫu quần áo đang giảm giá thì bạn nên đặt phía trong để đảm bảo khách đã lướt qua hàng loạt các sản phẩm bắt mắt khác trước đến khu vực này. Điều này nằm kích thích khách mua những món hàng giá trị hơn, giúp bạn thu được nhiều lợi nhuận hơn.

Xây dựng thương hiệu thời trang trực tuyến

Hiện nay, kinh doanh trực tuyến đang trở thành xu hướng vì thói quen mua hàng đang có sự dịch chuyển đáng kể từ Offline sang Online. Vì thế, nếu bạn muốn xây dựng thương hiệu thời trang thì tuyệt đối đừng bỏ qua xu hướng này.

Các kênh bán hàng trực tuyến

Một số kênh phổ biến mà bạn nên tận dụng để xây dựng cửa hàng Online có thể kể đến như:

Sàn thương mại điện tử

Đây là những kênh chuyên biệt dành cho việc mua bán hàng hóa Online như Shopee, Lazada, Sendo, Tiki,… Khối lượng người mua truy cập vào các sàn thương mại này hàng này rất lớn, tạo điều kiện tốt cho bạn tiếp cận các khách hàng tiềm năng. Sau khi tạo tài khoản bán hàng, bạn sẽ được hệ thống hướng dẫn để đăng tải hình ảnh và thông tin của sản phẩm. Khi có khách đặt hàng, bạn sẽ chuẩn bị đóng gói và giao cho đơn vị vận chuyển. Họ sẽ thu hộ tiền hàng và chuyển lại cho bạn. Các sàn thương mại điện tử này không hoàn toàn miễn phí. Hiện nay Shopee đã tính phí theo phần trăm dựa trên giá bán sản phẩm. Do đó, bạn cần cân nhắc giá bán phù hợp để vừa đảm bảo sự cạnh tranh vừa thu được lợi nhuận.

Mạng xã hội

Các mạng xã hội như Facebook, Instagram, Tiktok cũng là kênh lý tưởng để xây dựng thương hiệu thời trang. Trên những nền tảng này, bạn có thể đăng tải những hình ảnh, video sinh động và dễ dàng tương tác với khách hàng. Bạn cũng có thể áp dụng các chương trình quảng cáo để tăng độ phủ của thương hiệu. Tuy nhiên, bạn cần cân nhắc thật kỹ về ngân sách và hiệu quả mà bạn mong muốn đạt được trước khi thực hiện.

Website bán hàng

Website không chỉ đơn thuần là nơi trưng bày các sản phẩm bạn đang bán mà hơn nữa, bạn có thể tích hợp các tính năng hỗ trợ việc bán hàng trực tuyến ngay trên Website. Từ việc nhắn tin trao đổi, tư vấn khách hàng, đến việc lựa chọn sản phẩm và thanh toán trực tuyến đều có thể đồng bộ trên nền tảng này. Bạn có thể dễ dàng thực hiện điều này với phần mềm Magento 2 – phần mềm chuyên dụng xây dựng Website thương mại điện tử, giúp bạn dễ dàng quản lý các hoạt động bán hàng.

Trưng bày sản phẩm trên các kênh bán hàng trực tuyến

Tương tự như việc trưng bày sản phẩm tại cửa hàng Offline, bạn phải phân loại sản phẩm thành từng danh mục riêng biệt để khách hàng dễ dàng tìm kiếm. Những hàng mới, được nhiều khách quan tâm bạn cần để lên đầu tiên, nằm trong top những sản phẩm bán chạy. Điều này sẽ dễ dàng thu hút khách hàng ngay từ cái nhìn đầu tiên. Nếu bạn bán hàng trên Fanpage của Facebook thì có thể phân loại các mặc hàng thành từng Album hình ảnh riêng biệt. Còn đối với Website thì bạn nên tích hợp một bộ lọc chuẩn xác giúp khách dễ dàng tìm kiếm và lựa chọn sản phẩm. Và điều quan trọng là đối với những sản phẩm tạm hết hàng hoặc không còn kinh doanh, bạn nên ẩn đi, tránh tình trạng khách muốn đặt mua nhưng lại không có hàng thì sẽ tạo nên một trải nghiệm không tốt cho khách.

Cách xây dựng thương hiệu thời trang

Thông thường doanh nghiệp thời trang sẽ nghĩ những điều giúp họ chinh phục khách hàng là chất lượng, mẫu mã, giá thành. Điều này đúng nhưng chưa đủ. Bạn phải khiến khách hàng ấn tượng với thương hiệu của bạn trước khi họ xem xét những vấn đề xa hơn như chất lượng, mẫu mã, giá thành,… Và để làm được điều này, bạn cần xây dựng thương hiệu thời trang theo 6 bước cơ bản sau đây.

Bước 1: Xác định đối tượng khách hàng

Xác định được phân khúc bán hàng và đối tượng hướng đến sẽ giúp bạn có định hướng rõ ràng trong việc xây dựng thương hiệu thời trang. Bạn cần khắc họa chân dung khách hàng thật rõ nét thông qua các yếu tố như: giới tính, độ tuổi, thu nhập, công việc,… Điều này ảnh hưởng đến mọi quyết định trong việc xây dựng thương hiệu.

Ví dụ đối tượng khách hàng mà bạn hướng đến là những người làm văn phòng thì bạn cần xây dựng phong cách thương hiệu chuyên nghiệp, lịch lãm. Hoặc bạn bán quần áo trẻ em, bạn cần xây dựng phong cách trẻ trung, thoải mái, nhiều màu sắc. Nếu bạn hướng đến những người có thu nhập cao thì thiết kế Logo cũng phải được trau chuốt, sang trọng. Và cũng tùy theo đối tượng mục tiêu mà bạn sẽ chọn giọng văn, thông điệp truyền thông phù hợp.

Bước 2: Xác định kênh bán hàng

Bạn sẽ bán hàng trên những kênh nào? Bạn có mở cửa hàng để thực hiện theo chiến dịch O2O hay không? Đây là điều mà bạn cần cân nhắc. Nếu bạn kinh doanh đồ trẻ em hay quần áo dành cho giới trẻ với mức giá trung bình thì có thể đầu tư vào các kênh bán hàng Online nhiều hơn. Vì đồ trẻ em thì không nhất thiết phải thử và nếu giá sản phẩm không quá đắt thì khách cũng dễ dàng mua và thanh toán trực tuyến hơn. Đây là thói quen mua hàng của giới trẻ.

Tuy nhiên, nếu sản phẩm hướng đến độ tuổi trung niên trở lên hoặc thuộc dòng sản phẩm cao cấp, đắt tiền thì bạn cần phải có cửa hàng. Vì những đối tượng này ít tiếp xúc với công nghệ. Ngoài ra, với những sản phẩm có giá trị cao, khách thường muốn được thử độ vừa vặn, xem xét chất liệu, màu sắc thực tế trước khi quyết định mua.

Bước 3: Dự toán tài chính

Thời gian đầu khi xây dựng thương hiệu thời trang, sẽ rất khó để bạn tiếp cận được khách hàng, khiến họ tin tưởng và lựa chọn bạn ngay lập tức. Do đó, nguồn vốn bạn chuẩn bị càng nhiều càng tốt. Không chỉ có vốn để mua hàng mà bạn còn cần chuẩn bị ngân sách cho các hoạt động truyền thông để tiếp cận khách hàng. Bạn cũng cần dự trù chi phí khi quần áo không còn theo kịp xu hướng, bạn buộc phải bán giảm giá, hoặc thậm chí là bán lỗ để thu hồi lại một phần vốn.

Bước 4: Xây dựng thương hiệu thời trang hợp xu hướng

Bạn phải thường xuyên cập nhật xu hướng thời trang trên thị trường để chọn ra những mẫu mã đang được khách hàng tiềm năng của bạn quan tâm nhiều nhất. Để làm được điều này, hãy quay lại chân dung khách hàng mà bạn đã phân tích, khách hàng của bạn có thói quen lựa chọn trang phục như thế nào?

Xây dựng thương hiệu thời trang hợp xu hướng

Ví dụ những người trẻ, họ thường chọn trang phục theo thần tượng hoặc những mẫu quần áo mới lạ, được lan truyền rộng rãi trên các trang mạng xã hội. Hoặc những người đã đi làm, có thu nhập cao thì họ sẽ lựa chọn trang phục theo xu hướng thời trang thế giới, được nhắc đến trong những tạp chí thời trang nổi tiếng. Bạn hãy theo dõi hành vi của khách để biết được nhu cầu và lựa chọn mẫu mã phù hợp.

Bước 5: Thiết kế nhận diện thương hiệu

Đây là điều không thể thiếu trong quá trình xây dựng thương hiệu thời trang. Những yếu tố giúp nhận diện thương hiệu có thể kể đến như Logo, bảng màu, phông chữ, phong cách thiết kế hình ảnh, giọng văn truyền tải thông điệp. Tất cả những yếu tố này ngoài việc phù hợp với khách hàng mục tiêu thì còn phải đồng nhất trên mọi điểm nhận diện thương hiệu. Những điểm này có thể kể đến như Website, Fanpage, trang Instagram, các shop Online, cửa hàng, bao bì sản phẩm,… Tất cả những yếu tố nhận diện thương hiệu cần phải được đầu tư chu đáo và mang tính chất lâu dài vì đây là bộ mặt của doanh nghiệp.

Bước 6: Sản xuất sản phẩm

Trong tất cả các lĩnh vực kinh doanh, nguồn hàng luôn là yếu tố quan trọng. Trong giai đoạn đầu khi xây dựng thương hiệu thời trang, bạn có thể nhập hàng từ các chợ đầu mối hoặc những nhà bán sỉ. Vì lúc này bạn chưa bán được nhiều nên đây sẽ là cách an toàn cho bạn.

Tuy nhiên, khi đã có một lượng khách hàng ổn định, bạn nên cân nhắc đến việc tìm một xưởng sản xuất và đặt may để chủ động về nguồn hàng. Việc của bạn là tìm những mẫu mà khách hàng yêu thích, hoặc tự thiết kế nếu được và sau đó là đặt may số lượng lớn tại xưởng. Điều này sẽ giúp bạn cắt giảm chi phí và gia tăng lợi nhuận do không phải nhập hàng qua trung gian. Hơn nữa, điều này cũng giúp bạn dễ dàng xây dựng thương hiệu thời trang vì có thể tự thiết kế những mẫu mã phù hợp với nhu cầu của khách nhưng vẫn mang phong cách riêng của bạn. Bạn cũng có thể thêu hoặc đính tag Logo của bạn lên quần áo để tăng độ nhận diện thương hiệu.

Lời kết

Có thể thấy việc xây dựng thương hiệu thời trang là yếu tố sống còn nếu bạn muốn kinh doanh trong lĩnh vực này. Thương hiệu của bạn sẽ trở nên vững mạnh nếu bạn xác định đúng khách hàng tiềm năng và đảm bảo được sự đồng bộ, nhất quán của các yếu tố nhận diện thương hiệu. Tất nhiên là những yếu tố khác như chất lượng sản phẩm, giá cả, chính sách chăm sóc khách hàng cũng cần được quan tâm. Đây là một quá trình bền bỉ để được khách hàng nhìn nhận và tin tưởng.

Doanh nghiệp muốn cập nhật những tin tức mới nhất về thị trường cũng như muốn tìm hiểu thêm về quá trình xây dựng thời trang, hãy đăng ký theo dõi Magenest ngay nhé!

Đăng ký theo dõi Xem chi tiếtThu gọn

Từ khóa » Các Bước Xây Dựng Thương Hiệu Thời Trang