Xếp Lương Theo Chức Danh Nghề Nghiệp - Luật Minh Gia
Có thể bạn quan tâm
Trường hợp anh Nguyễn Văn A là hợp đồng nhân viên bảo vệ, năm 2011 anh A có bằng đại học và đến năm 2016 được thi tuyển vào làm viên chức giáo viên của Nhà trường. Trước khi trúng tuyển anh A đang hưởng hệ số lương là 2,55. Sau khi trúng tuyển anh A được xếp hệ số lương là 3,00.
Trường hơp chị Nguyễn Thị H là hợp đồng nhân viên kỹ thuật, năm 2010 chị H có bằng đại học và đến năm 2016 mới được thi vào làm viên chức giáo viên. Trước khi trúng tuyển chj H đang hưởng hệ số lương là 2,19. Sau khi trúng tuyển chj H được xếp hệ số lương là 3,00.
Trường hợp anh Lê Văn N là giáo viên hợp đồng của Trường khác năm 2016 Trường em tổ chức thi tuyển viên chức, anh N tham gia thi và trúng tuyển. Khi trúng tuyển anh N được xếp hệ số lương là 2,67.
Em xin hỏi cả bốn trường hợp trên được áp dụng theo van bản nào của Nhà nước để tính xếp lương khi trúng tuyển và tính như bốn trường hợp trên đã đúng với văn bản hướng dẫn của Nhà nước chưa ? Em xin cảm ơn./.
Trả lời:
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của bạn chúng tôi đã tư vấn như sau:
Hiện nay, xếp lương cho viên chức và người lao động theo hợp đồng 68/2000/NĐ-CP chịu sự điều chỉnh của nghị định 204/2004/NĐ-CP quy định về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. Riêng đối với giáo viên, tùy vào giáo viên mầm non, giáo viên tiểu hoc hay giáo viên trung học còn chịu sự điều chỉnh của các thông tư liên tịch của Bộ giáo dục và Bộ nội vụ.
+ Thông tư liên tịch số 20/2015/TTLT-BGDĐT-BNV: Với giáo viên mầm non.
+ Thông tư liên tịch số 21/2015/TTLT-BGDĐT-BNV: Giáo viên tiểu học.
+ Thông tư liên tịch số 22/2015/TTLT-BGDĐT-BNV: Với giáo viên trung học cơ sở.
Tư vấn quy định về xếp lương chức danh nghề nghiệp, gọi: 1900.6169
Cách xếp lương với viên chức có thời gian làm việc ở những công việc chuyên môn nghiệp vụ phù hợp chịu sự điều chỉnh theo thông tư 15/2012/TT-BNV. Cụ thể "Thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người được tuyển dụng đã làm những công việc chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm được tuyển dụng (nếu có) tính vào thời gian xét nâng lương lần sau khi bổ nhiệm và xếp lương vào chức danh nghề nghiệp.
Như vậy, nếu xét về nguyên tắc xếp lương khi đươc bổ nhiệm vào ngạch, chức danh nào thì xếp lương theo ngạch chức danh đó. Những người trước khi được bổ nhiệm vào ngạch có thời gian làm việc có đóng bảo hiểm ở những công việc có trình độ chuyên môn phù hợp với vị trí tuyển dụng thì thời gian trước đó đươc tính vào thời gian nâng lương và xếp lương vào chức danh nghề nghiệp. Bạn tham khảo các văn bản để đối chiếu các trường hợp cụ thể.
Đánh giá chung thì cách xếp lương các trường hợp của đơn vị bạn chưa hợp lý. Những người làm công việc hợp đồng lao động không cùng chuyên môn nghiệp vụ với giáo viên thì thời gian trước đó không được tính để xếp lương và nâng bậc lương.
Bạn tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình! Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hộ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư trực tuyến của chúng tôi để được giải đáp.
Từ khóa » Cách Xếp Lương Theo Chức Danh Nghề Nghiệp
-
Bảng Lương Giáo Viên Theo Hạng Chức Danh Nghề Nghiệp Mới Nhất
-
Hướng Dẫn Chuyển Hạng Và Xếp Lương Giáo Viên Tiểu Học Theo ...
-
Chuyển Chức Danh Nghề Nghiệp, Xếp Lương Thế Nào?
-
Xếp Lương Giáo Viên Các Cấp Theo Chức Danh Nghề Nghiệp
-
Cách Tính Lương Giáo Viên Khi Chuyển Hạng Từ 20/3/2021
-
Thông Tư 04/2021/TT-BGDĐT Tiêu Chuẩn, Xếp Lương Giáo Viên THPT ...
-
Hướng Dẫn Chuyển Xếp Lương Với Giáo Viên Bổ Nhiệm Lại Hạng Mới
-
Nguyên Tắc Xếp Lương Chức Danh Nghề Nghiệp đối Với ... - Sở Tư Pháp
-
Bảng Lương Giáo Viên Mầm Non, Tiểu Học, THCS, THPT 2022
-
Nguyên Tắc Bổ Nhiệm Và Cách Xếp Lương Mới Với Giáo Viên Tiểu Học
-
Chi Tiết Cách Xếp Lương đối Với Viên Chức Giảng Dạy Trong Cơ Sở ...
-
Mã Số, Tiêu Chuẩn Và Cách Xếp Lương Chức Danh Nghề Nghiệp
-
Bổ Sung Hướng Dẫn Về Bổ Nhiệm Và Xếp Lương Viên Chức Theo ...