Xét Nghiệm Ure Máu Giúp Hỗ Trợ Chẩn đoán Nhanh Bệnh Lý Gan Thận

1. Ure là gì?

Ure là sản phẩm của quá trình chuyển hóa protein (chất đạm) trong cơ thể. Ure được tổng hợp chính ở gan, vào máu và được đào thải ra ngoài cơ thể qua đường thận (con đường chủ yếu) và một phần nhỏ qua đường tiêu hóa.

Thực phẩm giàu chất đạm như thịt cá, trứng, sữa,... được bổ sung vào cơ thể hàng ngày đều có chứa ure - nó được gọi là các protein ngoại sinh. Những chất đạm này sau khi vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành các acid amin, các acid amin này tiếp tục quá trình chuyển hóa tạo thành NH3 và CO2. Trong cơ thể NH3 là một chất độc cần được thải ra ngoài và gan là nơi thực hiện nhiệm vụ chuyển NH3 thành ure đưa vào máu đến thận, tại thận ure và một số chất khác sẽ được lọc và thải ra ngoài qua nước tiểu. Bình thường, một người trưởng thành mỗi ngày bài tiết khoảng 30g ure qua đường nước tiểu và một lượng nhỏ qua mồ hôi.

Hình 1: Xét nghiệm ure máu

- Để đánh giá chức năng lọc của thận người ta thường làm xét nghiệm ure máu. Giá trị ure trong máu bình thường trong khoảng 2,5 - 7,5 mmol/L. Nếu giá trị này càng cao thì chứng tỏ chức năng thận càng kém, thận đang tổn thương lâu ngày sẽ dẫn tới suy thận. Ngược lại, nếu giá trị này thấp hơn mức bình thường cho thấy đây là dấu hiệu của bệnh lý về gan nặng hoặc suy dinh dưỡng. Cũng gặp giảm ure trong máu trong trường hợp phụ nữ thời kỳ mang thai những tháng cuối.

2. Khi nào nên thực hiện xét nghiệm Ure máu?

Xét nghiệm này được chỉ định trong tất cả các bệnh về thận: hội chứng thận hư, suy thận mạn, tắc mạch máu thận, viêm đài bể thận, nang thận, hội chứng alport, hội chứng gan - thận,... bệnh tiểu đường không phụ thuộc insulin, động kinh, cao huyết áp ác tính. Kiểm tra chức năng thận trước phẫu thuật, kiểm tra sức khỏe định kỳ.

Hình 2: Nên kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện kịp thời tình trạng bệnh.

Khi cơ thể có những biểu hiện bất thường sau bạn nên đi thực hiện xét nghiệm máu:

  • Đi tiểu có máu, nước tiểu đổi màu hoặc có màu nâu, có bọt.

  • Đi tiểu bất thường (thay đổi số lần đi tiểu).

  • Đi tiểu có thấy đau.

  • Sưng ở cổ tay, cổ chân, mắt cá chân, mặt hoặc bụng.

  • Hội chứng “chân không yên”: là tình trạng chân luôn cảm thấy khó chịu khi ngồi hoặc nằm làm người bệnh phải đứng dậy và đi lại xung quanh để giảm cảm giác khó chịu.

  • Đau lưng (vị trí thận).

  • Cơ thể mệt mỏi.

  • Có dấu hiệu tổn thương thận cần kiểm tra đánh giá chức năng thận.

  • Đánh giá hiệu quả phương pháp chạy thận nhân tạo trong điều trị lọc máu.

  • Theo dõi biến chứng của các bệnh khác như: biến chứng trong điều trị viêm gan virus.

3. Những nguyên nhân làm thay đổi nồng độ ure trong máu

- Tăng ure máu gặp trong trường hợp:

  • Bệnh nhân bị bệnh thận cấp tính hoặc mãn tính do chức năng thận bị suy giảm.

  • Người bị vô niệu, thiểu niệu, tắc nghẽn đường niệu.

  • Hấp thu quá nhiều protein.

  • Bị chảy máu tiêu hóa hoặc nhiễm khuẩn nặng.

  • Bị sốc hoặc căng thẳng mệt mỏi, đau tim, bị bỏng mức độ nặng, chảy máu tiêu hóa, tắc nghẽn đường tiểu.

  • Sốt cao, cơ thể suy kiệt.

  • Do nhiễm độc thủy ngân.

  • Dùng các loại thuốc chống trầm cảm, thuốc lợi tiểu, kháng sinh.

- Giảm ure máu gặp trong trường hợp:

  • Phụ nữ mang thai.

  • Cơ thể sản sinh ADH bất thường.

  • Gặp ở những người giảm cân, ăn kiêng.

  • Người mắc phải hội chứng giảm hấp thu.

  • Bệnh nhân mắc các bệnh về gan: suy gan, xơ gan, viêm gan cấp tính hoặc mạn tính làm giảm quá trình chuyển hóa tổng hợp ure.

  • Mắc hội chứng thận hư.

  • Chế độ ăn nghèo đạm.

Hình 3: Xét nghiệm dùng để đánh giá chức năng của thận.

4. Ảnh hưởng của ure trong máu đối với sức khỏe?

Nồng độ ure trong máu tăng hay giảm đều gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người:

  • Mạch đập nhanh nhỏ, tăng huyết áp. Giai đoạn cuối của bệnh suy thận bệnh nhân có thể bị trụy mạch dẫn đến tử vong.

  • Gây hoa mắt chóng mặt đau đầu mất ngủ. Người bệnh không tỉnh táo, nói mê. Bệnh nặng gây co giật hôn mê.

  • Không có cảm giác ngon miệng đầy hơi chướng bụng. Nặng hơn có thể gây dấu hiệu lưỡi đen, viêm loét niêm mạc họng miệng, tiêu chảy, buồn nôn.

  • Xuất hiện mùi amoniac trong hơi thở, rối loạn nhịp thở, hôn mê kèm theo hơi thở chậm yếu.

  • Làm giảm thân nhiệt.

  • Thể tích máu giảm. Suy thận càng nặng thì lượng máu càng giảm.

  • Chảy máu võng mạc, chảy máu dưới da và niêm mạc.

Hình 4: Nồng độ ure máu thay đổi ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe

5. Nguyên nhân gây ảnh hưởng kết quả xét nghiệm

Bệnh phẩm dùng cho xét nghiệm ure máu là huyết thanh hoặc huyết tương tách ra từ máu toàn phần chống đông bằng Heparin do đó trường hợp máu bị vỡ hồng cầu gây tăng ure giả tạo. Một số loại thuốc gây tăng nồng độ ure máu: kháng sinh, thuốc tâm thần, thuốc lợi tiểu, thuốc cản quang, salicylate, thuốc chống viêm không phải steroid,...

6. Nên tới đâu để làm xét nghiệm?

Để biết lượng ure máu tăng hay giảm bạn nên làm xét nghiệm ở những cơ sở y tế uy tín để có kết quả xét nghiệm chính xác nhất giúp xác định tình trạng bệnh và có phương pháp điều trị kịp thời. Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một địa chỉ xét nghiệm tin cậy uy tín mà bạn có thể lựa chọn. Bệnh viện đa khoa với hơn 24 năm kinh nghiệm, đội ngũ giáo sư bác sĩ đầu ngành tâm huyết giàu kinh nghiệm, cơ sở vật chất hiện đại, quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng, áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100% và chi phí khám chữa bệnh hợp lý tất cả sẽ giúp bạn an tâm nhất về kết quả. Để đặt lịch khám và giải đáp thắc mắc xin vui lòng liên hệ tổng đài 1900565656 để được biết thêm thông tin chi tiết.

MEDLATEC tiếp nhận Bảo lãnh viện phí cho các khách hàng có thẻ bảo hiểm của hơn 30 công ty bảo hiểm, có thể kể đến như bảo hiểm Bảo Việt, bảo hiểm Bảo Minh, bảo hiểm nhân thọ Manulife,... Hai cơ sở của MEDLATEC tiếp nhận bảo lãnh viện phí, đó là: Hiện tại MEDLATEC triển khai dịch vụ bảo lãnh viện phí tại 2 cơ sở:

- Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, địa chỉ số 42 - 44 Nghĩa Dũng, Ba Đình, Hà Nội.

- Phòng khám Đa khoa MEDLATEC, địa chỉ số 99 Trích Sài, Tây Hồ, Hà Nội.

Từ khóa » đạm Ure Tiếng Anh Là Gì